banner 728x90

Tết Thanh minh của người Dao

30/03/2025 Lượt xem: 2441

Tết Thanh minh không chỉ là dịp để tưởng nhớ tổ tiên mà còn là một nét văn hóa đặc sắc của nhiều dân tộc thiểu số, trong đó có người Dao Quần Chẹt ở các tỉnh Tuyên Quang, Hòa Bình, Vĩnh Phúc. Đây là dịp để con cháu sum vầy, thể hiện lòng thành kính với bậc tiền nhân, đồng thời lưu giữ những phong tục truyền thống.

Mùng 3 tháng 3 âm lịch hằng năm là thời điểm đồng bào dân tộc Dao tổ chức Tết thanh minh. Đây là một trong những Tết quan trọng của bà con cùng với Tết Nguyên đán và ngày Rằm tháng bảy (Âm lịch).

Dù Tết thanh minh của mỗi nhánh dân tộc Dao có những nét khác nhau, nhưng đều thể hiện việc con cháu tạ ơn, báo hiếu với tổ tiên và bậc sinh thành đã khuất, thông qua việc sửa sang các phần mộ và cúng cầu tổ tiên che chở, phù hộ cho con cháu có một cuộc sống an lành, mùa vụ bội thu.

Để chuẩn bị Tết thanh minh, các gia đình dòng họ người Dao Quần Chẹt (chủ yếu sinh sống ở các tỉnh Tuyên Quang, Hòa Bình, Vĩnh Phúc) tề tựu về nhà thờ Tổ. Trước ngày thanh minh, người đứng đầu dòng họ phải xem ngày tốt, tránh phạm phải những ngày kỵ của dòng họ đó, để tổ chức Tết. Sau khi chọn được ngày thì bắt buộc mời hai thầy cúng khác họ để cúng lên tổ tiên.

Mâm lễ cúng tổ tiên của đồng bào dân tộc Dao trong Tết Thanh minh

Từng gia đình cũng chuẩn bị các lễ vật  đa dạng như rượu, thịt lợn, gà, bánh dày... để cúng dâng tổ tiên. Trên bàn cúng của người Dao Quần Chẹt không thể thiếu hai loại tiền giấy, một là bản giấy trắng tượng trưng cho tiền bạc để chi tiêu, loại thứ hai là tiền giấy màu vàng tượng trưng cho kim loại quý là vàng. Người Dao Quần Chẹt cho rằng các phần mộ tổ cách đây hàng nghìn năm có thể đã thất lạc nhưng vẫn phải thờ, phải tri ân. Do con cháu không còn biết phần mộ ở đâu để đến tảo mộ, nên khi cúng, thầy cúng sẽ cho lượng tiền giấy các phần mộ nhiều hơn so với các lễ cúng khác, để tổ tiên có điều kiện thuê âm binh sửa sang phần mộ.

Ngoài tiền giấy, mỗi phần mộ có một giấy bản to cỡ 3 ngón tay, dài 50-60 cm, tượng trưng cho giấy đóng ngựa (giấy có hình con ngựa để cúng, tiếng dao gọi là “mầu tải tzấy”). Mỗi mộ phần sẽ được hưởng riêng giấy đó và chỉ cúng trong nhà.

Đồng bào Dao sử dụng giấy bản (giấy dó) để làm vàng mã cúng trong lễ Thanh minh

Theo phong tục của người Dao Quần Chẹt, cúng thanh minh là cúng cho toàn bộ những người đã khuất vậy nên cá, tôm trong lễ cúng càng nhiều càng ý nghĩa.

Đối với người Dao Khâu ở huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu, ngay từ những ngày đầu tháng ba âm lịch, các gia đình tất bật lo xây, đắp, sửa sang phần mộ cho những người đã khuất. Những người đàn ông Dao thì lo làm giấy cúng, mua những tờ giấy ngũ sắc cắt thành những lá cờ rồi đến ngày tảo mộ, con cháu buộc lên những cành cây, cắm lên trên mộ.Những người phụ nữ Dao thì ủ rượu, đồ xôi, giã bánh dày.

Khi các gia đình đã định ngày đi tảo mộ, thường thì vào đầu tháng ba âm lịch đến hết ngày 22 âm, họ mang theo cuốc, xẻng, dao liềm để cắt cỏ, sửa sang lại các ngôi mộ của tổ tiên thật sạch sẽ, gọn gàng. Sau đó, gia chủ bày các lễ vật cùng bánh lên phần mộ tổ tiên. Tảo mộ xong, họ đi thẳng về nhà, không tạt vào nhà người khác, những mong tổ tiên sẽ luôn phù trợ cho gia đình một năm mọi điều may mắn, sung túc, hạnh phúc.

Theo phong tục của người Dao Khâu, con gái vẫn được thờ cúng bố mẹ đẻ nhưng chỉ thờ một kiếp, còn người con trai thì thờ cúng tổ tiên mãi mãi. Vậy nên cứ vào dịp tết thanh minh, dù ai đi đâu, ở đâu nhưng đến tháng ba âm lịch hằng năm cũng gắng về với gia đình, cùng đi tảo mộ.

Trong khi đó, với đồng bảo Dao Tiền khăn trắng, theo truyền thuyết do họ chuyển cư xa nhất nên khi cha mất, họ không kịp về để chịu tang, vì thế người phụ nữ Dao Tiền suốt đời đội trên đầu khăn trắng để chịu tang cha. Đó cũng là lý do người dao Tiền khăn trắng không ra mộ tảo mộ như một số người Dao khác trong ngày thanh minh.

Chính vì câu chuyện chịu tang cha cả đời, và câu chuyện không về chịu tang được, nên người Dao Tiền không tảo mộ mà chỉ thờ cúng thanh minh ở nhà. Trong cúng thanh minh thì đều có xôi đỏ đen,có bánh dày là những lễ vật chuyên chở các niềm tin của con người gửi gắm vào thế giới tâm linh cho những người đã khuất. Tết thanh minh còn là câu chuyện lịch tiết, bắt đầu sau thanh minh là trời trong sáng, bắt đầu mưa thuận gió hòa chuẩn bị cho mùa vụ mới bội thu.

Tết thanh minh mang nhiều ý nghĩa như vậy nên đã trở thành một truyền thống tốt đẹp của cộng đồng người Dao. Dù sinh sống ở đâu, phong tục này luôn được duy trì từ đời này sang đời khác, nhắc nhở con cháu phải luôn tưởng nhớ tới cội nguồn, gắn kết tình thân trong gia đình, làng bản.

Theo vovworld.vn

Tags:

Bài viết khác

Cần giữ gìn nét đẹp Lễ cúng sức khỏe của người Ê Đê

Đồng bào dân tộc Ê Đê ở tỉnh Đắk Lắk có nền văn hóa truyền thống đa dạng, phong phú với những lễ hội, phong tục, tập quán độc đáo. Trong đó, Lễ cúng sức khỏe là một nghi thức quan trọng, thể hiện sự tôn kính và hiếu thảo của con cháu đối với ông bà, cha mẹ. Lễ cúng sức khỏe không chỉ là dịp để người Ê Đê bày tỏ lòng thành kính với tổ tiên mà còn là cơ hội để các thành viên trong gia đình, cộng đồng tụ họp, thăm hỏi, chia sẻ niềm vui và cầu chúc cho nhau sức khỏe, hạnh phúc.

Lễ cúng bản của đồng bào Khơ Mú

Lễ cúng bản là một trong những nghi lễ truyền thống quan trọng của dân tộc Khơ Mú ở xã Huổi Một, huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La. Lễ cúng bản thường được tổ chức vào đầu năm hoặc sau mỗi mùa vụ để cầu mong bình an, mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu và bản làng yên ổn. Đây không chỉ là một nghi lễ tâm linh mà còn là dịp để cộng đồng gắn kết, thể hiện lòng biết ơn với thần linh và tổ tiên.

Một số nét văn hóa tiêu biểu của dân tộc Kinh

Dân tộc Kinh có những nét văn hòa đa dạng, phong phú, vô cùng đặc sắc và có nền ẩm thực độc đáo, chứa đựng mọi tinh hoa của dân tộc.

Rượu gạo – Nét đẹp văn hóa truyền thống của người Việt Nam

Rượu gạo Việt Nam hay còn gọi là rượu trắng, là một nét đặc trưng của văn hóa và ẩm thực đất nước, được chưng cất từ nguồn gạo phong phú mà đất đai này ban tặng. Rượu thường được sản xuất tại các xưởng gia đình, rượu gạo không chỉ mang lại hương vị đặc trưng mà còn là biểu tượng của sự gắn kết và chia sẻ trong cộng đồng.

Nét độc đáo trong trang phục truyền thống của người Khmer

Việt Nam có 54 dân tộc cùng sinh sống và mỗi dẫn tộc đều có trang phục truyền thống riêng. Tuy nhiên trang phục dân tộc Khmer có lẽ được xem là nổi bật và cầu kỳ nhất, đặc biệt trang phục truyền thống của phụ nữ Khmer Nam bộ mang nét duyên, nét độc đáo không thể lẫn lộn với bất kỳ một trang phục nào khác.

Độc đáo tục rước dâu của người Dao Thanh Y ở Bình Liêu (Quảng Ninh)

Lễ cưới của người Dao Thanh Y ở Bình Liêu (Quảng Ninh) không chỉ là một nghi thức quan trọng trong đời sống hôn nhân, mà còn mang đậm dấu ấn văn hóa truyền thống với nhiều phong tục đặc sắc hiếm thấy ở các dân tộc khác. Trong đó, Lễ rước dâu là phần đặc biệt nhất, thể hiện sự giao thoa giữa tín ngưỡng, phong tục và tinh thần cộng đồng.

Nét văn hóa trong trang phục dân tộc H’mông

Nằm trong một quốc gia đa dân tộc, dân tộc H’mông được coi là một thành viên quan trọng trong cộng đồng các dân tộc thiểu số ở Việt Nam. Cùng với tiếng nói, chữ viết, trang phục cũng là một trong những chi tiết quan trọng đầu tiên để nhận biết và phân biệt dân tộc này với dân tộc khác. Trang phục truyền thống không chỉ mang đậm bản sắc văn hóa, mà còn chứa đựng những giá trị nghệ thuật, giá trị lịch sử của từng tộc người.

Những tấm dệt đan sắc núi rừng

Giữa sắc thẫm của đại ngàn Trường Sơn, đây đó nổi lên màu trắng của những dải mây vành khăn ở lưng chừng núi, màu đỏ của hoa gạo, hoa chuối, màu xanh của cây cỏ, màu vàng của lá úa rơi rụng, hay màu tím của hoàng hôn, màu của những tia nắng tán sắc cuối chân trời khi chiều muộn… Tất cả đã vẽ nên một bức tranh thiên nhiên mà người Tà Ôi ở không gian sống của chính tộc người mình
Top