banner 728x90

Ngôi đình cổ gần 300 năm tuổi ở Bắc Ninh trở thành Di tích quốc gia đặc biệt

15/04/2025 Lượt xem: 2575

Nằm ở làng Đình Bảng, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh, đình Đình Bảng là một trong những ngôi đình cổ có công trình kiến trúc đẹp nhất Việt Nam còn tồn tại đến nay.

Đình Đình Bảng, TP Từ Sơn, Bắc Ninh

Ngôi đình này được khởi công vào năm 1700 và hoàn thiện năm 1736, ngôi đình này ra đời nhờ sự đóng góp của quan Nguyễn Thạc Lượng cùng phu nhân Nguyễn Thị Nguyên, người đã hiến tặng gỗ lim quý để xây dựng nên công trình đặc biệt này.

 

Di tích Đình Đình Bảng đã được Nhà nước xếp hạng Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt

 

Tòa đại Đình mang hình chữ nhật với bảy gian và hai chái, được dựng trên nền đá xanh cao ráo, mang kiến trúc nhà sàn với sàn gỗ bề thế cao 0,7m so với mặt nền, sau hàng cột ngang và mười hàng cột dọc bằng gỗ lim có đường kính từ 0,55m (với cột con) đến 0,65m (với cột mẹ) được kê trên các tảng đá xanh. Thiết kế này không chỉ toát lên vẻ uy nghi mà còn ẩn chứa nhiều giá trị nghệ thuật và tâm linh. Công trình sử dụng hơn 60 cột lim lớn nhỏ, khẳng định quy mô hoành tráng và vẻ đẹp bền vững của ngôi đình.

Đây là công trình kiến trúc tuyệt xảo, độc đáo và giữ được hình ảnh toàn vẹn kiểu thức nhà sàn dân tộc được áp dụng cho kiến trúc đình làng. Vẻ độc đáo của ngôi đình thể hiện ở không gian mái đình tỏa rộng, nét đồ sộ của những đầu đao, quy thức thích nghi với khí hậu gió mùa, và trang trí điêu khắc dày đặc. Đặc biệt là nghệ thuật điêu khắc, trang trí trên các bộ phận kiến trúc với hàng trăm đồ án hoa văn phong phú, trở thành những tác phẩm điêu khắc trang trí kiến trúc tiêu biểu của dân tộc thế kỷ 18.

Bức võng của đình phủ kín một diện rộng, kéo dài từ thượng lương xuống hạ xà và mở ngang hết một gian. Cửa võng được chạm lọng kết hợp chạm nổi tinh xảo trên cả 7 lớp, 9 ô các đề tài tứ linh, tứ qúy.... phía trên bức cửa võng là bức trần gỗ che kín mái gian giữa với hình trang trí là một con chim Phượng xoè rộng cánh tới các vầng vân mây quanh đó, biểu trưng cho sự phồn vinh và quyền lực.

Đình là nơi thờ ba vị thần nông nghiệp: Cao Sơn đại vương, Thủy Bá đại vương và Bạch Lệ đại vương, những vị thần được dân làng kính trọng, cầu mong mùa màng năng suất và thời tiết thuận hòa. Ngoài ra, đình còn là nơi tưởng nhớ tám vị vua nhà Lý, những người có công lớn với đất nước, sau khi đền Lý Bát Đế bị phá hủy vào năm 1948.

Di tích Đình Đình Bảng đã được Nhà nước xếp hạng Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt. Qua bao thăng trầm của lịch sử, nhân dân Đình Bảng đã bảo tồn và liên tục tu bổ ngôi đình, đáp ứng nhu cầu tâm linh và văn hóa của cộng đồng, đồng thời phục vụ nhu cầu tham quan nghiên cứu một di sản kiến trúc điêu khắc tiêu biểu của quê hương Bắc Ninh-Kinh Bắc.

Hiện nay, Đình Đình Bảng trở thành điểm đến hấp dẫn du khách và là niềm tự hào của người dân địa phương cũng như cả nước. Việc được công nhận là di tích quốc gia đặc biệt nhấn mạnh tầm quan trọng của việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản, đồng thời khuyến khích giáo dục thế hệ trẻ về truyền thống lịch sử và văn hóa dân tộc.

Ban Nghiên cứu VHTN phía Nam

 

 

 

Tags:

Bài viết khác

Nhà thờ Cái Bè – Di sản kiến trúc độc đáo và tráng lệ của miền Tây Nam Bộ

Miền Tây Nam Bộ nổi tiếng với những dòng sông hiền hòa, cảnh vật yên bình và nền văn hóa đặc sắc. Trong bức tranh sông nước đó, những công trình kiến trúc cổ kính như nhà thờ Cái Bè không chỉ là điểm nhấn về mặt thẩm mỹ mà còn mang trong mình giá trị lịch sử, văn hóa sâu sắc.

Chùa Mèo và sự tích ‘miêu thần' cứu thủ lĩnh nghĩa quân Lam Sơn

Chùa Mèo ở huyện Lang Chánh (tỉnh Thanh Hóa) có lịch sử lâu đời với sự tích “miêu thần cứu chúa” đầy ý nghĩa.

Dinh Cô Long Hải (Bà Rịa Vũng Tàu) – Dấu ấn kiến trúc và tín ngưỡng dân gian vùng biển

Nằm nép mình dưới chân núi Thùy Vân, hướng mặt ra biển khơi, Dinh Cô không chỉ là một địa điểm tâm linh linh thiêng của ngư dân Long Hải (Bà Rịa – Vũng Tàu) mà còn là công trình kiến trúc tiêu biểu mang đậm bản sắc văn hóa tín ngưỡng dân gian Nam Bộ.

Linh Sơn Cổ Tự – Trầm mặc lịch sử và tinh thần Phật giáo giữa lòng Vũng Tàu

Linh Sơn Cổ Tự, tọa lạc tại số 104 Hoàng Hoa Thám, phường 2, thành phố Vũng Tàu, không chỉ là ngôi chùa cổ nhất của vùng đất này mà còn là biểu tượng văn hóa – tâm linh mang đậm dấu ấn lịch sử lâu đời. Với gần một thế kỷ hình thành và phát triển, Linh Sơn Cổ Tự ghi dấu ấn sâu sắc trong lòng người dân và du khách bởi sự kết tinh tinh thần Phật pháp cùng kiến trúc truyền thống độc đáo.

Những ngôi chùa đặc biệt ở Trường Sa

Trên các đảo Song Tử Tây, Nam Yết, Sơn Ca, Sinh Tồn, Sinh Tồn Đông, Đá Tây A, Phan Vinh, Trường Sa Đông, Trường Sa của quần đảo Trường Sa đều có màu ngói đỏ của ngôi chùa Việt thấp thoáng trong những tán cây xanh.

Hành trình tâm linh qua ba ngôi chùa cổ trăm tuổi tại Cần Thơ

Cần Thơ không chỉ nổi tiếng với cảnh sắc sông nước hữu tình mà còn lưu giữ những giá trị văn hóa, lịch sử sâu sắc qua các ngôi chùa cổ.

Truyền thuyết ly kỳ ở ngôi chùa cổ có mái xanh nổi bật TP.Hồ Chí Minh

Không chỉ là một trong những ngôi chùa cổ nhất TP.Hồ Chí Minh, chùa Huê Nghiêm còn lưu truyền truyền thuyết ly kỳ về người phụ nữ giàu có, sau khi chết tái sinh thành công chúa.

Ngôi chùa hơn 300 tuổi ở Bình Định

Thập Tháp Di Đà là ngôi chùa cổ nhất thuộc phái Lâm Tế, được trùng tu bốn lần nhưng vẫn giữ được tổng thể hài hòa, tôn nghiêm và cổ kính.
Top