banner 728x90

Đình Thượng – Điểm du lịch văn hóa tâm linh đặc sắc

29/06/2024 Lượt xem: 2473

Tọa lạc ở địa thế sơn thủy hữu tình, Đình Thượng tựa lưng vào núi, trước mặt là hồ nước rộng, có dòng suối bao quanh.

Miền đất sơn thủy hữu tình xã Yên Trị (huyện Yên Thủy, tỉnh Hòa Bình) có một di tích lịch sử, địa điểm văn hóa du lịch tâm linh không thể bỏ qua, đó là đình Thượng. 

Tọa lạc tại xã Yên Trị (huyện Yên Thủy, tỉnh Hòa Bình), đình Thượng là một di tích đã được công nhận là Di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh vào năm 2003. Đình Thượng thờ đức thánh Tam Giang - tức anh em ngài Trương Hống, Trương Hát là những danh tướng của Triệu Quang Phục có công đánh giặc Lương vào thế kỷ 6.

Với những công lao to lớn trong sự nghiệp hộ dân bảo quốc, sau khi mất, ngài Trương Hống được nhân dân địa phương phong Thành hoàng làng và thờ tự. Nhân dân tôn vinh ngài "sinh vi tướng, hóa vi thần" (sinh thời làm tướng, mất đi hóa thánh) tiếp tục phù hộ cho quốc thái dân an.

Hàng năm, mỗi độ xuân sang, vào 15 và 16 tháng 2 âm lịch chính quyền và nhân dân xã Yên Trị lại tưng bừng tổ chức lễ hội đình Thượng. Lễ hội thể hiện lòng biết ơn, sự tri ân sâu sắc của người dân Yên Trị tới tướng Trương Hống. Thông qua việc tổ chức lễ hội, chính quyền xã Yên Trị muốn giáo dục tinh thần yêu nước, đạo lý uống nước nhớ nguồn cho thế hệ trẻ trong xã.

Phần lễ gồm nghi thức dâng hương, dâng hoa làm lễ cúng tướng Trương Hống để cầu quốc thái dân an, mong mưa thuận, gió hòa, mùa màng tươi tốt. Phần hội được diễn ra trong không khí vui tươi, phấn khởi với những tiết mục văn nghệ đặc sắc và giao lưu các môn thể thao.

Cùng ngắm chùm ảnh quanh cảnh đình Thượng:

Đình Thượng được xây lại khang trang đẹp đẽ.

Nhìn từ cửa đình ra khoảng sân rộng, có hồ nước trong xanh bát ngát trước mặt

Ban thờ chính đình Thượng.

Bao quanh đình là hồ nước rộng quanh năm trong mát, phía sau là dòng suối chảy từ núi ra

Không gian bốn bề quanh năm xanh mướt.

Đến chiêm bái đình Thượng, ngoài cầu sức khỏe bình an, du khách còn có thể chụp cho mình những tấm ảnh lưu niệm tuyệt đẹp ở nơi linh thiêng phong thủy tuyệt vời với cảnh sắc non xanh nước biếc, sơn thủy hữu tình:

Theo Báo pháp luật

 

 

Tags:

Bài viết khác

Lẫm An Nghiệp (Phú Yên) - công trình kiến trúc cổ trên 100 năm

Tọa lạc tại khu phố Định Thắng 1, thị trấn Phú Hòa (huyện Phú Hòa), lẫm An Nghiệp từ lâu được biết đến là một công trình kiến trúc cổ có niên đại trên 100 năm, đến nay vẫn giữ được nét cổ kính của một di tích văn hóa lâu đời, trải qua bao thăng trầm của thời cuộc.

Ngôi cổ tự gần 400 năm tuổi sở hữu 2 bảo vật quốc gia, diện tích lên đến 58.000m2, là một trong 10 công trình kiến trúc cổ tiêu biểu của Việt Nam

Đây là một trong những ngôi chùa cổ có lịch sử lâu đời ở Việt Nam. Chùa Keo còn biết đến với tên gọi khác đó là chùa Thần Quang Tự. Ngôi chùa được xây dựng quy mô lớn nằm tại xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình. Từ lâu, dựa theo dòng chảy của sông nhiều người vẫn gọi chùa là Keo trên nhằm phân biệt với ngôi chùa Keo dưới của Nam Định.

Bí ẩn về cách xây dựng kim tự tháp cuối cùng đã được giải đáp?

Chính xác thì các kim tự tháp vĩ đại của Ai Cập được xây dựng như thế nào bởi các kỹ sư đầu tiên của thế giới văn minh? Đây là chủ đề gây tranh cãi trong nhiều thế kỷ qua.

10 nguyên tắc cốt lõi trong việc trùng tu di tích

Để trùng tu di tích, một công trình kiến trúc lịch sử cần tuân thủ 10 nguyên tắc cốt lõi sau: Hãy cố gắng hết sức để sử dụng tòa nhà (công trình kiến trúc) cho mục đích ban đầu của nó, khi có thể....

Vẻ đẹp thanh tịnh của di tích quốc gia kiến trúc cổ ở Thái Bình

Có vị trí ngay gần quốc lộ 10, di tích quốc gia ở Thái Bình mang vẻ đẹp thanh tịnh cùng nhiều hạng mục kiến trúc cổ kính.

Bài 12: Phú Mỹ ngày nay đã trở thành đô thị cảng biển, công nghiệp hiện đại

Thị xã Phú Mỹ là cửa ngõ quan trọng của tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Nơi có tuyến đường quốc lộ 51 và con sông Thị Vải chạy dọc, nối thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Đồng Nai với thành phố Bà Rịa và thành phố Vũng Tàu.

Bài 11: Phú Mỹ xưa và nay

Trong buổi đầu kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, đồng bào dân tộc ít người trên địa bàn Phú Mỹ đã có nhiều đóng góp quan trọng về sức người, sức của, trực tiếp tham gia chiến đấu và che chở nghĩa quân kháng chiến. Điều đó phần nào nói lên sự đoàn kết chiến đấu ngoan cường, quyết không cho kẻ thù xâm lược tấc đất cha ông của quân dân Bà Rịa-Vũng Tàu.

Bài 10: Phú Mỹ xưa và nay

Vùng đất Phú Mỹ trước đây vốn là địa bàn cư trú của một số đồng bào dân tộc ít người mà chủ yếu là dân tộc Châu Ro. Trong quá trình khai hoang mở đất về phương Nam của người Việt trong các thế kỷ 17, 18, một bộ phận người Việt có thể đã sinh sống tại Phú Mỹ, nhưng chắc chắn không nhiều bằng các địa bàn khác ở Bà rịa –Vũng tàu.
Top