banner 728x90

Chùa Viên Giác: Ngôi chùa có tháp bằng gốm cao nhất Việt Nam

20/11/2024 Lượt xem: 2379

Chùa Viên Giác ở Sài Gòn có tuổi đời hơn 60 năm, nổi bật với ngôi tháp thờ Xá lợi Phật được làm hoàn toàn bằng gốm sứ.

Chùa Viên Giác (đường Bùi Thị Xuân, quận Tân Bình, TP HCM) được xây dựng năm 1955. Ban đầu, chùa chỉ là một amnhỏ, đến năm 2001 mới được xây dựng thêm các công trình quy mô lớn như hiện tại.

Nổi bật trong khuôn viên chùa là ngôi tháp Đẳng Quang được xây dựng năm 1996 và hoàn thành sau ba năm. Tháp cao 22 m, được Trung tâm sách kỷ lục công nhận là chùa có tháp gốm cao nhất Việt Nam.

Tháp gốm gồm ba tầng với bảy mái được lợp ngói lưu ly. Mái làm theo hình cá chép hóa rồng. Bên trong tháp thờ Xá lợi Phật, tầng hầm có tro cốt và vật lưu niệm của các vị trụ trì trước đây.

Tầng nền có họa tiết hoa sen cách điệu trên nền men trắng. Bốn cửa xung quanh chạm 8 vị thần Kim Cang trên nền gỗ. Lối vào tháp luôn đóng cửa, hạn chế cả du khách, tăng ni phật tử đi lên.

Những viên gạch ốp bên ngoài tháp đều bằng gốm, khắc họa hình thập bát la hán.

Chánh điện chùa khá rộng, dù được xây mới nhưng vẫn mang nét kiến trúc truyền thống với hệ thống kèo cột, rui mè đỡ mái giống như kiểu nhà rường Việt Nam.

Phía trong cùng của chánh điện là hình ảnh Đức Phật A Di Đà được tôn trí uy nghiêm trên đài sen, hai bên là hình ảnh các vị la hán, mỗi người một tư thế.

Quanh hành lang chùa trang trí những con nghê màu trắng, điêu khắc tinh xảo theo một hàng thẳng.

Phía dưới chánh điện là phòng giảng kinh thuyết pháp; đối xứng hai bên là Ðông đường và Tây đường, nơi tiếp khách, nghỉ ngơi của các tăng ni.

Quỳnh Trần (VNE)

 

 

Tags:

Bài viết khác

Kiến trúc độc đáo của Chùa Phước Thành trên đất Cù Lao Giêng

Cù Lao Giêng không chỉ đẹp bởi phong cảnh sông nước hữu tình, mà còn có nhiều công trình tín ngưỡng tâm linh đặc sắc. Một trong số đó phải kể đến chùa Phước Thành, ẩn chứa câu chuyện truyền miệng về đôi chim hồng hạc từng về trú ngụ.

Phụng Sơn Tự - ngôi chùa cổ đậm nét kiến trúc Nam bộ

Phụng Sơn Tự là một chùa cổ lâu đời ở TP.Hồ Chí Minh, độc đáo với tượng ông Chằn hay tượng con gà trống theo truyền thuyết Khmer, tượng thần tối cao Brahma thuộc Hindu giáo...

Ngôi chùa được phong sắc tứ duy nhất tại Gia Lai

Gia Lai hiện có hàng trăm ngôi chùa, trong đó có nhiều chùa đã qua trăm năm lịch sử. Nhưng chỉ duy nhất chùa Tân An (đường Nguyễn Thiếp, phường Tây Sơn, thị xã An Khê) được sự công nhận và ban tặng của hoàng gia nhà Nguyễn, gọi là sắc tứ.

Tháp Hòa Lai - Công trình kiến trúc lâu đời bậc nhất của người Chăm

Tháp Hòa Lai tọa lạc ngay trên đường quốc lộ 1A, thuộc địa phận thôn Ba Tháp, xã bắc Phong, huyện Thuận Bắc, tỉnh Ninh Thuận. Tháp được xây dựng vào khoảng thế kỷ 6 đến thế kỷ 9, có kiến trúc nghệ thuật độc đáo của vương quốc Chăm Pa vùng Panduranga xưa. Tháp Hòa Lai đã được Bộ Văn hóa – Thông tin công nhận là Di tích Lịch sử Quốc gia năm 1997.

Di tích kiến trúc nghệ thuật quốc gia 300 tuổi ở Hải Phòng

Không chỉ biết đến là một trong ngôi đình thờ Đức Vương Ngô Quyền tại Hải Phòng, đình Phụng Pháp nổi bật bởi nét kiến trúc bề thế, độc đáo.

Lăng Ông Bà Chiểu – Ngôi đền cổ nhất Sài thành

Lăng Ông Bà Chiểu là một trong những công trình cổ xưa nhất ẩn mình ở Sài Gòn phồn hoa đô hội. Trải qua hơn 200 năm lịch sử, nơi đây chứng kiến bao thăng trầm và đổi thay của thành phố.

Tháp cổ hơn nghìn tuổi ở Quảng Nam, dáng vẻ huyền bí, kiến trúc hiếm có khó tìm

Tháp cổ Bằng An hơn 1.000 năm tuổi là tháp Chăm có kiến trúc hình bát giác độc đáo, hoàn toàn không giống bất cứ ngôi tháp nào còn tồn tại cho đến ngày nay tại Việt Nam.

Di tích Quốc gia đặc biệt chùa Bút Tháp

Chùa Bút Tháp tên chữ là Ninh Phúc tự, nằm bên bờ Nam sông Đuống, thuộc thôn Bút Tháp, xã Đình Tổ (thị xã Thuận Thành). Chùa được khởi dựng từ thời Trần Thánh Tông, từng nổi tiếng là danh lam cổ tự. Hiện chùa Bút Tháp còn lưu giữ được vẻ đẹp sơ khai, có kiến trúc độc đáo, lưu giữ nhiều bảo vật có giá trị, sẽ là điểm đến lý tưởng cho du khách trải nghiệm du lịch tâm linh, hòa mình vào không gian văn hóa đặc sắc.
Top