banner 728x90

Các nghi lễ ở đình

21/06/2024 Lượt xem: 2912

Một trong những chức năng quan trọng của ngôi đình là nơi cúng lễ hằng năm. Ngoài ngày mồng một (lễ sóc) và ngày rằm (lễ vọng), người ta cúng lễ các Thành hoàng ở đình vào ngày đầu tháng của tháng 2, tức ngày Xuân tế, ngày đầu của tháng 8, tức Thu tế, ngày lễ Hạ điền (ngày xuất ruộng cấy lúa) và Thượng điền (cây lúa xong), ngày lễ Thường tân (nếm vật mới), tức ngày cơm mới vào tháng chín, ngày Thượng nguyên (rằm tháng giêng), tức lễ Kỳ yên và ngày Trung nguyên (rằm tháng bảy), tức ngày xá tội vong nhân, ngày mồng bảy tháng giêng làm lễ Khai ấn, tức ngày bắt đầu vào công việc thường năm.

Tế thần - Nghi lễ thờ cúng Thành hoàng tại đình

Người ta còn cúng thân vào các lễ tiết khác hằng năm: Hàn thực (3/3), Đoan ngọ (5/5), Trung thu (15/8), Lạp tiết (12/12). Ngoài ra, khi dân làng có sự bất thường: tang lễ, đám cưới, khao vọng… đều phải có đèn nhang cúng Thành hoàng.

Ngày lễ hội quan trọng nhất của một năm là ngày vào đám – vào hội. Đó là dịp vào mùa xuân hay mùa thu hay ngày sinh nhật, kỵ nhật của Thành hoàng. Trước khi vào hội, người ta phải làm lễ nhập tịch. Từ ngày nhập tịch đến ngày hội có thể kéo dài ngày. Trong khoảng thời gian đó, cả làng phải thực hiện một số kiêng kỵ, nhất là không được có tang lễ. Nếu làng có người chết thì phải chôn cất giấu hay quàn xác qua thời gian hội làng mới được phát tang.

Trong những ngày hội làng, người ta tiến hành nghi lễ rược thần từ nghè tới đình hay từ đình tới chùa hay đền, điều đó tùy thuộc vào mối quan hệ giữa các nơi thờ cúng đó của làng: đình – đền – chùa. Cũng có thể có hình thức rước giao hiếu giữa các đình của làng kề cận, nếu như họ có cúng Thành hoàng hay các Thành hoàng đó có mối quan hệ thân thuộc nào đó.  Nghi thức quan trọng nhất của hội làng là tế. Người ta thường phân biệt giữa lễ và tế. Lễ là nghi thức cúng lễ theo như lịch trình hàng tháng hằng năm đã nêu trên, còn tế là nghi lễ chỉ thực hiện vào dịp hội làng; lễ tế Xuân và lễ tế Thu.

Tế được quy định nghiêm ngặt, đòi hỏi tổ chức chặt chẽ, huy động nhiều người cùng phối hợp thực hiện. Trước nhất là cúng tế, hai bồi tế; đông xướng và tây xướng, các chấp sự (tức người phục vụ cho chủ tế việc dâng  hương, rượu trong khi tế). Số người chấp sự có thể từ 2 – 8 người, càng đông cuộc tế càng lớn và long trọng. Những người tham gia tế ăn mặc theo quy cách riêng; mặc áo dài xanh, mũ có dải, đi giày vải hoặc nhung. Những năm gần đây phổ biến đội tế nữ quan, mặc áo dài vàng hay đỏ, đội khăn dây quấn trên đầu.

Trước bàn thờ diễn ra cuộc tế có trải 3 chiếc chiếu; chiếu gần bàn thờ là chiếu dâng rượu và đọc lời nguyện cầu, chiếu thứ hai dành cho ẩm phúc (uống phúc), chiếu thứ ba dành cho chủ tế đứng khi làm lễ. Các bồi tế đứng sau chủ tế, các chấp sự chia thành hai nhóm đứng bên phải và trái chủ tế. Đông xướng và tây xướng đứng hai bên hướng mặt vào chủ tế. Mọi hành động của người hành lễ phải nhất nhất tuân theo lời của Đông xướng hô to và Tây xướng lặp lại. Việc lễ lạy trước bàn thờ cũng phải theo đúng quy cách: 10 lạy, 3 lần dâng rượu, 4 lạy rước thần…

Ông Nguyễn Văn Khoan trong công trình: phác thảo về Đình và sự thờ phụng thần Thành hoàng của các làng ở Bắc kỳ đã liên tục kê ra 48 nghi thức nối tiếp nhau của một lễ tế. Là nghi thức tôn vinh thần Thành hoàng, thường một buổi tế như vậy kéo dài nhiều giờ, luôn luôn giữ vẻ thành kính, trang nghiêm, không được để điều gì sơ suất. Có những cuộc hội làng không chỉ có một cuộc tế, mà có thể có nhiều cuộc tế, tùy theo cơ cấu tổ chức xã hội của làng. Trong cuộc tế, nhạc tế chủ yếu chỉ dùng trống và chiêng. Sau khi kết thúc các nghi lễ thờ cúng, các quan viên của làng tổ chức ăn uống. Tuy nhiên, việc sắp xếp các quan viên vào cỗ cũng phải theo tuổi tác và ngôi thứ.

Ban Nghiên cứu Tôn giáo

 

Tags:

Bài viết khác

Cần giữ gìn nét đẹp Lễ cúng sức khỏe của người Ê Đê

Đồng bào dân tộc Ê Đê ở tỉnh Đắk Lắk có nền văn hóa truyền thống đa dạng, phong phú với những lễ hội, phong tục, tập quán độc đáo. Trong đó, Lễ cúng sức khỏe là một nghi thức quan trọng, thể hiện sự tôn kính và hiếu thảo của con cháu đối với ông bà, cha mẹ. Lễ cúng sức khỏe không chỉ là dịp để người Ê Đê bày tỏ lòng thành kính với tổ tiên mà còn là cơ hội để các thành viên trong gia đình, cộng đồng tụ họp, thăm hỏi, chia sẻ niềm vui và cầu chúc cho nhau sức khỏe, hạnh phúc.

Lễ cúng bản của đồng bào Khơ Mú

Lễ cúng bản là một trong những nghi lễ truyền thống quan trọng của dân tộc Khơ Mú ở xã Huổi Một, huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La. Lễ cúng bản thường được tổ chức vào đầu năm hoặc sau mỗi mùa vụ để cầu mong bình an, mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu và bản làng yên ổn. Đây không chỉ là một nghi lễ tâm linh mà còn là dịp để cộng đồng gắn kết, thể hiện lòng biết ơn với thần linh và tổ tiên.

Một số nét văn hóa tiêu biểu của dân tộc Kinh

Dân tộc Kinh có những nét văn hòa đa dạng, phong phú, vô cùng đặc sắc và có nền ẩm thực độc đáo, chứa đựng mọi tinh hoa của dân tộc.

Rượu gạo – Nét đẹp văn hóa truyền thống của người Việt Nam

Rượu gạo Việt Nam hay còn gọi là rượu trắng, là một nét đặc trưng của văn hóa và ẩm thực đất nước, được chưng cất từ nguồn gạo phong phú mà đất đai này ban tặng. Rượu thường được sản xuất tại các xưởng gia đình, rượu gạo không chỉ mang lại hương vị đặc trưng mà còn là biểu tượng của sự gắn kết và chia sẻ trong cộng đồng.

Nét độc đáo trong trang phục truyền thống của người Khmer

Việt Nam có 54 dân tộc cùng sinh sống và mỗi dẫn tộc đều có trang phục truyền thống riêng. Tuy nhiên trang phục dân tộc Khmer có lẽ được xem là nổi bật và cầu kỳ nhất, đặc biệt trang phục truyền thống của phụ nữ Khmer Nam bộ mang nét duyên, nét độc đáo không thể lẫn lộn với bất kỳ một trang phục nào khác.

Độc đáo tục rước dâu của người Dao Thanh Y ở Bình Liêu (Quảng Ninh)

Lễ cưới của người Dao Thanh Y ở Bình Liêu (Quảng Ninh) không chỉ là một nghi thức quan trọng trong đời sống hôn nhân, mà còn mang đậm dấu ấn văn hóa truyền thống với nhiều phong tục đặc sắc hiếm thấy ở các dân tộc khác. Trong đó, Lễ rước dâu là phần đặc biệt nhất, thể hiện sự giao thoa giữa tín ngưỡng, phong tục và tinh thần cộng đồng.

Tết Thanh minh của người Dao

Tết Thanh minh không chỉ là dịp để tưởng nhớ tổ tiên mà còn là một nét văn hóa đặc sắc của nhiều dân tộc thiểu số, trong đó có người Dao Quần Chẹt ở các tỉnh Tuyên Quang, Hòa Bình, Vĩnh Phúc. Đây là dịp để con cháu sum vầy, thể hiện lòng thành kính với bậc tiền nhân, đồng thời lưu giữ những phong tục truyền thống.

Nét văn hóa trong trang phục dân tộc H’mông

Nằm trong một quốc gia đa dân tộc, dân tộc H’mông được coi là một thành viên quan trọng trong cộng đồng các dân tộc thiểu số ở Việt Nam. Cùng với tiếng nói, chữ viết, trang phục cũng là một trong những chi tiết quan trọng đầu tiên để nhận biết và phân biệt dân tộc này với dân tộc khác. Trang phục truyền thống không chỉ mang đậm bản sắc văn hóa, mà còn chứa đựng những giá trị nghệ thuật, giá trị lịch sử của từng tộc người.
Top