banner 728x90

Bài 9: Phú Mỹ xưa và nay

07/05/2024 Lượt xem: 2826

         Trước đây vùng đồi núi Tân Thành được bao phủ bởi những rừng cây rậm rạp. Cuối thế kỷ 19, chính nhà cầm quyền Pháp ở thuộc địa đã đánh giá rất cao giá trị của rừng ở địa bàn thị xã Phú Mỹ và đặt cho nó là Rừng cấm Số 01 (thuộc trạm Kiểm lâm cầu Thị Vải) gồm vùng cây lấy gỗ trên những địa phận các làng Long Nhung, Phước Hòa, Phú Thạnh, Mỹ Xuân của tổng An Phú Hạ. Những loại cây gỗ quý vốn rất nhiều ở Tân Thành như trắc, căm xe, làu táu, chò, dầu, gõ, trâm, săng trắng… hiện nay hầu như còn lại rất ít.

        Do địa hình vừa có núi, vừa có đồng bằng và rừng ngập mặn ven biển nên thổ nhưỡng ở đây khá đa dạng. Có thể chia đất đai Phú Mỹ thành 8 nhóm chính, trong đó đất xám chiếm tỷ lệ cao nhất: 28,3% tổng diện tích. Thổ nhưỡng Tân Thành thích hợp cho việc trồng các loại cây ăn trái lâu năm và cây công nghiệp. Lợi thế đó đang hướng Tân Thành tích cực đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, theo hướng tăng tỷ trọng cây công nghiệp, cây ăn quả, cây thực phẩm.

        Cơ cấu sử dụng đất hiện nay của thị xã Phú Mỹ được phân chia như sau: nông nghiệp chiếm 53,1% (17.977,4 ha); lâm nghiệp chiếm 16,6% (5.630,28 ha); đất chuyên dùng chiếm 15,6% (5.275,82 ha); đất ở chiếm 0,012% (424,2 ha); đất chưa sử dụng còn tương đối nhiều 13,2% (4.486,68 ha).

        Diện tích đất các khu công nghiệp là 3.236,5 ha, trong đó Khu công nghiệp Phú Mỹ 1 và Phú Mỹ 2 có diện tích 1.626,5 ha; Khu Công nghiệp Mỹ Xuân A1 và A2 có diện tích 950 ha; Khu Công nghiệp Cái Mép có diện tích 660 ha. Đó là chưa kể Khu Công nghiệp Phú Mỹ 3 phát triển sau này… Đây là 5 trong số 10 khu Công nghiệp tập trung trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.

       Khí hậu thị xã Phú Mỹ nằm trong vùng khí hậu chung của Nam bộ và Bà Rịa-Vũng Tàu. Đó là khí hậu nhiệt đới gió mùa với hai mùa mưa nắng rõ rệt. Mùa mưa, do tác động của gió mùa Tây Nam, kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10. Mùa khô, do tác động của gió mùa Đông Bắc, còn gọi là gió chướng, kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình trong năm từ 26-27oC. Bức xạ nhiệt độ cao, số ngày nắng trung bình trong năm là 261 ngày/năm. Lượng mưa trung bình khoảng 1.350mm/năm. Độ ẩm không khí trung bình đạt 85%. Khí hậu đó thích hợp cho việc phát triển nông nghiệp, cây ăn trái và cây công nghiệp.

       Thị xã Phú Mỹ có nguồn khoáng sản khá dồi dào so với các huyện thành phố khác của tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Các loại khoáng sản có ý nghĩa kinh tế quan trọng đối với sự phát triển công nghiệp địa phương và xuất khẩu như đá granit tại khu vực mỏ Bao Quan - Núi Dinh, đá xây dựng ở núi Thị Vải, đất sét cao lanh ở Mỹ Xuân, đất sét dùng làm gạch ngói ở Châu Pha… Đá granit thị xã Phú Mỹ rất trong, hạt mịn, màu ghi hoặc đen, rất có giá trị trong xây dựng. Từ cuối thế kỷ 19, thực dân Pháp đã khai thác các mỏ đá ở đây. Tài liệu của người Pháp cho biết: núi Thị Vải, núi Ông Hựu và núi Ông Bộ cũng có độ cao bằng núi Cậu, núi Tóc Tiên, núi Ông Trịnh. Người ta thường khai thác đá ở những núi này. Bấy giờ núi Ông Trịnh, núi Dinh đã hình thành những công trường khai thác đá khá quy mô, đá ở đây được dùng để làm đường và xây dựng nhà cửa.

        Thị xã Phú Mỹ là vùng bán sơn địa ven rừng ngập mặn với hệ thống kênh rạch, sông ngòi chằng chịt nên là vùng đất có nhiều loại đặc sản nổi tiếng xưa nay. Câu ca: Tôm cá Hội Bài, chuối xoài Long Phước, nói lên thế mạnh và nghề nghiệp sinh sống trước đây của người dân thị xã Phú Mỹ trước đây. Trong hoàn cảnh khó khăn, thiếu thốn của cuộc kháng chiến, trái cây của núi rừng là nguyên liệu làm ra bánh trái cây rất ngon và giàu hương vị để nuôi quân. Những năm gần đây, thị xã Phú Mỹ tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Cây công nghiệp, cây ăn trái là nông sản phẩm nổi tiếng và thế mạnh của thị xã Phú Mỹ hiện nay.

        Trong nhiều thế kỷ, thị xã Phú Mỹ nằm ở vị trí khu đệm, trên con đường mở đất mở nước về phương Nam của người Việt, tuy nhiên do đây là địa bàn mà một bên là rừng núi, một bên là rừng Sác ngập mặn, kênh ngòi chằng chịt, lại là địa bàn xung yếu, nơi có con đường độc đạo mà các đạo quân di chuyển liên tục trong suốt nhiều thế kỷ, vì vậy quá trình tụ cư, khai phá đất đai hình thành làng xóm ở thị xã Phú Mỹ muộn hơn so với nhiều nơi khác. Nhưng ưu thế của vị trí đó đã đưa đến cho vùng đất này những điều kiện bất ngờ trong quá trình phát triển.

(còn nữa…)

Đào Quốc Thịnh (biên soạn)

 

Tags:

Bài viết khác

Đền Bà Đế - Tìm về chốn linh thiêng và huyền bí

Hải Phòng là vùng đất gắn với nhiều di tích lịch sử nổi tiếng và linh thiêng. Trong đó, không thể không nhắc đến Đền Bà Đế - địa điểm du lịch tâm linh thu hút rất đông du khách cả nước đến tham quan và chiêm bái hàng năm.

Ngôi đình cổ gần 300 năm tuổi ở Bắc Ninh trở thành Di tích quốc gia đặc biệt

Nằm ở làng Đình Bảng, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh, đình Đình Bảng là một trong những ngôi đình cổ có công trình kiến trúc đẹp nhất Việt Nam còn tồn tại đến nay.

Kiến trúc độc đáo của nhà thờ Đức Bà (thành phố Hồ Chí Minh)

Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn là một trong những biểu tượng kiến trúc và văn hóa nổi bật của TP. Hồ Chí Minh. Với lịch sử lâu đời, nhà thờ mang đậm dấu ấn của phong cách Roman kết hợp Gothic, thu hút hàng triệu lượt khách tham quan mỗi năm.

Nhà cổ dân gian tại Bà Rịa, Vũng Tàu

Trên vùng đất Bà Rịa -Vũng Tàu ngày nay, vẫn còn tồn tại hàng trăm ngôi nhà cổ xưa . Mỗi một ngôi nhà không chỉ là một tác phẩm kiến trúc có giá trị mang đậm nét tài hoa của những nghệ nhân hàng mấy trăm năm trước mà còn ẩn chứa sâu sắc những giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể .

Kiến trúc các ngôi Chùa xưa và nay

Vùng đất Sài Gòn được kể như đã hình thành từ năm 1698, sau khi Nguyễn Hữu Kính (Cảnh) theo lệnh chúa Nguyễn Phúc Chu vào tổ chức việc quản lý hành chính vì lúc này dân vào định cư cũng đã khá đông. Ngoài lớp người Việt này còn có một số người Hoa gồm cả những quan quân nhà Minh không chịu thuần phục nhà Mãn Thanh cũng tới xin định cư.

Di tích lịch sử Dinh Độc Lập (Tp.Hồ Chí Minh)

Di tích Dinh Độc Lập tọa lạc tại số 135, đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, phường Bến Thành, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh, có tổng diện tích là 12ha, bốn mặt là 4 trục đường bao quanh - phía Đông Bắc giáp đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa; phía Tây Nam giáp đường Huyền Trân Công Chúa; phía Tây Bắc giáp đường Nguyễn Thị Minh Khai; phía Đông Nam giáp đường Nguyễn Du.

Di tích bến Vàm Lũng - đường Hồ Chí Minh trên biển

Bến tiếp nhận vũ khí Vàm Lũng (thuộc ấp Xẻo Mắm, xã Tân Ân, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau), nằm theo rạch Chùm Gộng hướng về trung tâm huyện Ngọc Hiển, được Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao xếp hạng di tích lịch sử quốc gia theo Quyết định số 3996/QĐ-BVHTTDL ngày 10/11/2010.

Thờ Tứ Bất Tử, tín ngưỡng độc đáo của người Việt

Trước khi các tôn giáo lớn định hình trên mảnh đất hình chữ S, người Việt đã phát triển tín ngưỡng của riêng mình. Ngoài thờ gia tiên, tổ nghề, các anh hùng chống ngoại xâm…, tục thờ bốn vị Thánh bất tử là Tản Viên, Thánh Gióng, Chử Đồng Tử và Bà Chúa Liễu có nhiều nét vô cùng độc đáo.
Top