banner 728x90

Bài 8: Phú Mỹ xưa và nay

06/05/2024 Lượt xem: 2678

         Trong hai cuộc kháng chiến chống đế quốc xâm lược, Phú Mỹ đã chứng tỏ là một vị trí quân sự chiến lược. Thị xã Phú Mỹ là đầu cầu nối liền khu Đông với khu Tây, rừng Sác và rừng Giồng, vốn là những địa bàn chốt quân của lực lượng cách mạng. Thị xã Phú Mỹ giữ vị trí quan trọng trong việc chuyển tải thông tin, liên lạc giữa Trung ương và miền Đông Nam Bộ. Với ưu thế có rừng Sác, cù lao và rừng Giồng – thế án ngự kép, thị xã Phú Mỹ là bàn đạp tấn công lực lượng địch ở Bà Rịa-Vũng Tàu. Địa hình thị xã Phú Mỹ trước đây đa dạng, tạo thế liên hoàn, thuận tiện trong việc xây dựng cơ sở cách mạng…

          Về mặt hậu cần, nếu lực lượng cách mạng đóng ở đây rất thuận lợi cho việc tiếp tế lương thực, thực phẩm từ vùng Gò Công, Vàm Láng rất thuận lợi sau đó chuyển lên núi Dinh an toàn.

          Đó là những ưu thế về vị trí địa lý, về khả năng giao lưu về kinh tế và quân sự của Phú Mỹ, không chỉ được khai thác trong hiện tại và hứa hẹn ở tương lai mà thực tế đã được khẳng định trong quá khứ.

         Địa hình thị xã Phú Mỹ khá đa dạng, có thể nói đây là vùng đất tập trung tất cả các loại địa hình của tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Phú Mỹ có các loại địa hình: đồi núi thấp, bậc thềm phù sa cổ, đồng bằng (hẹp) và rừng ngập ngập mặn. Địa hình thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Đông sang Tây.

Giữa vùng đất tương đối bằng phẳng – vùng cuối của sự chuyển tiếp đồi núi cao (phía Bắc tỉnh) và đồng bằng ven biển (phía Đông và phía Nam tỉnh), nổi lên những ngọn núi mà danh xưng của nó đã để lại nhiều dấu ấn trong quá trình hình thành, phát triển và trong công cuộc kháng chiến chống thực dân xâm lược của vùng đất này. Đó là những ngọn núi rất nổi tiếng và gây ấn tượng mỗi lần nhắc tới: núi Dinh, núi Tóc Tiên, núi Ông Trịnh, núi Thị Vải…

          Núi Dinh hồi thế kỷ 18, 19 thường được gọi là núi Trấn Biên hoặc Tấn Biên (“tấn sở nơi biên cương”, cùng tên với vùng đất rộng lớn Biên Hòa - Bà Rịa, Dinh Trấn Biên), hay núi Mỗi Xuy, Mỏ Xoài, Mô Xoài, với các đỉnh Bao Quan 504m, Dinh 491m, ông Hựu 444m thuộc địa phận các xã Châu Pha, Hội Bài và Long Hương (thị xã Bà Rịa).

          Trong quá khứ núi Dinh từng ghi dấu bước đường di cư, quá trình khái phá vùng đất Nam bộ của người Việt. Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, núi Dinh là thành lũy “che bộ đội, vây quân thù”. Núi Dinh ở phía Đông cùng với rừng Sác phía Tây của thị xã Phú Mỹ là địa bàn hoạt động của lực lượng cách mạng, là bàn đạp xuất quân tiêu diệt kẻ thù. Trong kháng chiến chống Mỹ, Tỉnh ủy, Thị ủy Bà Rịa, Huyện ủy Châu Đức đã chọn núi Dinh làm căn cứ, làm nơi đóng chốt lực lượng để lãnh đạo quân dân tỉnh nhà thực hiện cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước cho đến ngày toàn thắng.

          Núi Tóc Tiên ở phía Đông Bắc huyện Tân Thành, thuộc địa phận xã Tóc Tiên, đỉnh cao nhất 433 mét. Theo sách Gia Định thành thông chí, viết đầu thế kỷ 19, núi này “tục danh là núi Bà Ký… cách phía Đông trấn 91 dặm, có đất lẫn đá, có suối nước ngọt, cây cối um tùm, chim muông tụ tập, nhân dân bốn phương kéo đến dựng lều ở, chuyên nghề săn bắn và lấy cây gỗ để sinh nhai”.

          Sách Đại Nam nhất thống chí, viết giữa thế kỷ 19, nói rõ thêm: “Núi Kí Sơn tục gọi núi Bà Ký, có tên nữa là núi Tóc Tiên ở cách huyện Long Thành 48 dặm về phía Đông Nam, đất đá lẫn lộn, nước suối ngon lành, cây rừng rậm rạp, rất nhiều chim muông, người các nơi tụ tập dựng lều làm nghề săn bắn và đốn gỗ”.

          Tên gọi Tóc Tiên gợi cảm về hình ảnh thực mà như huyền thoại của ngọn núi mây vờn vào những lúc giao mùa hay tiết trời mát mẻ. Trước đây, Tóc Tiên là địa bàn sinh sống của người Châu Ro. Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước Tóc Tiên là địa bàn hoạt động của bộ đội địa phương và dân quân du kích, từng làm khiếp đảm quân thù mỗi khi chúng đặt chân tới. Ngày nay, Tóc Tiên đã có hệ thống giao thông thuận lợi, nối liền với những khu dân cư đông đúc.

         Núi Ông Trịnh ở xã Phước Hòa như một chiếc nón giữa vùng đồng bằng, tuy không cao (215 mét), nhưng tên gọi của nó gắn liền với tên một nhân vật đã có công trong việc tổ chức, khai phá, xây dựng làng xóm ở vùng đất này. Núi Ông Trịnh, cùng với sông Ông Trịnh, ấp Ông Trịnh, bến Ông Trịnh, chợ Ông Trịnh… đã trở thành niềm tự hào của nhân dân thị xã Phú Mỹ.

          Núi Thị Vải, cao gần 467 mét, nằm giữa địa bàn thị trấn Phú Mỹ và xã Tóc Tiên. Tên của ngọn núi gắn liền với câu chuyện có thật, được chép trong Gia Định thành thống chí và sách sử của nhà Nguyễn:

         Sách Gia Định Thành Thống Chí gọi núi Thị Vải là núi Nữ ni hay Nữ tăng “tục danh núi Bà Vải… xưa có người con gái họ Lê, gia tư giàu có, nhưng bị lỡ thì, sau khi cha mẹ mất rồi mới có chồng, không được bao lâu chồng chết, bà thề không tái giá, lại bị kẻ cường hào cậy mai mối thường đến quấy nhiễu, bà bèn cạo đầu lập am ở đỉnh núi, tự làm thầy cả, cùng bọn đồng bộc giữ lòng tu trì, sau thành chánh quả, người ta nhân đó đặt làm tên núi.

         Núi này cách phía Đông trấn 200 dặm, đất đá chót vót, cây cối um tùm, ở thành Gia Định trông thấy giống như viên ngọc thưong hoàng phơi bày sắc đẹp. Dân núi lấy nhiều thổ sản ở núi để cấp dưỡng, như cây gỗ, dầu thông, than củi và chim muông v.v…

(còn nữa…)

Đào Quốc Thịnh (biên soạn)

 

Tags:

Bài viết khác

Nhà thờ Cái Bè – Di sản kiến trúc độc đáo và tráng lệ của miền Tây Nam Bộ

Miền Tây Nam Bộ nổi tiếng với những dòng sông hiền hòa, cảnh vật yên bình và nền văn hóa đặc sắc. Trong bức tranh sông nước đó, những công trình kiến trúc cổ kính như nhà thờ Cái Bè không chỉ là điểm nhấn về mặt thẩm mỹ mà còn mang trong mình giá trị lịch sử, văn hóa sâu sắc.

Chùa Mèo và sự tích ‘miêu thần' cứu thủ lĩnh nghĩa quân Lam Sơn

Chùa Mèo ở huyện Lang Chánh (tỉnh Thanh Hóa) có lịch sử lâu đời với sự tích “miêu thần cứu chúa” đầy ý nghĩa.

Dinh Cô Long Hải (Bà Rịa Vũng Tàu) – Dấu ấn kiến trúc và tín ngưỡng dân gian vùng biển

Nằm nép mình dưới chân núi Thùy Vân, hướng mặt ra biển khơi, Dinh Cô không chỉ là một địa điểm tâm linh linh thiêng của ngư dân Long Hải (Bà Rịa – Vũng Tàu) mà còn là công trình kiến trúc tiêu biểu mang đậm bản sắc văn hóa tín ngưỡng dân gian Nam Bộ.

Linh Sơn Cổ Tự – Trầm mặc lịch sử và tinh thần Phật giáo giữa lòng Vũng Tàu

Linh Sơn Cổ Tự, tọa lạc tại số 104 Hoàng Hoa Thám, phường 2, thành phố Vũng Tàu, không chỉ là ngôi chùa cổ nhất của vùng đất này mà còn là biểu tượng văn hóa – tâm linh mang đậm dấu ấn lịch sử lâu đời. Với gần một thế kỷ hình thành và phát triển, Linh Sơn Cổ Tự ghi dấu ấn sâu sắc trong lòng người dân và du khách bởi sự kết tinh tinh thần Phật pháp cùng kiến trúc truyền thống độc đáo.

Những ngôi chùa đặc biệt ở Trường Sa

Trên các đảo Song Tử Tây, Nam Yết, Sơn Ca, Sinh Tồn, Sinh Tồn Đông, Đá Tây A, Phan Vinh, Trường Sa Đông, Trường Sa của quần đảo Trường Sa đều có màu ngói đỏ của ngôi chùa Việt thấp thoáng trong những tán cây xanh.

Hành trình tâm linh qua ba ngôi chùa cổ trăm tuổi tại Cần Thơ

Cần Thơ không chỉ nổi tiếng với cảnh sắc sông nước hữu tình mà còn lưu giữ những giá trị văn hóa, lịch sử sâu sắc qua các ngôi chùa cổ.

Truyền thuyết ly kỳ ở ngôi chùa cổ có mái xanh nổi bật TP.Hồ Chí Minh

Không chỉ là một trong những ngôi chùa cổ nhất TP.Hồ Chí Minh, chùa Huê Nghiêm còn lưu truyền truyền thuyết ly kỳ về người phụ nữ giàu có, sau khi chết tái sinh thành công chúa.

Ngôi chùa hơn 300 tuổi ở Bình Định

Thập Tháp Di Đà là ngôi chùa cổ nhất thuộc phái Lâm Tế, được trùng tu bốn lần nhưng vẫn giữ được tổng thể hài hòa, tôn nghiêm và cổ kính.
Top