banner 728x90

Bài 3: Di tích lịch sử núi Dinh

14/04/2024 Lượt xem: 2608

Ngày 15/5/1970 pháo địch bắn liên tục vào căn cứ của Thị ủy Bà Rịa ở Hang Dơi. Tiếp đó, tháng 6/1970 biệt kích Úc lại càn quyết vào căn cứ huyện Châu Đức, chúng chốt lại 2-3 ngày để lùng sục khắp nơi. Khi phát hiện được khu căn cứ của ta chúng điều một tiểu đoàn Úc đến bao vây chặt khu vực này. Để bảo tồn lực lượng, cán bộ chiến sĩ ta rút xuống hang sâu cố thủ. Địch dùng thuốc nổ, lựu đạn cay bắn vào miệng hang, anh em chịu đựng suốt cả một ngày liền. Đến đêm 12 đồng chí đã bí mật rút khỏi hang để tìm về được căn cứ huyện ủy. Suốt 1 tuần lễ lính Úc dùng xăng bột đốt cháy toàn bộ khu vực này, chúng dùng thuốc nổ lựu đạn cay bắn vào miệng hang…

Ở hậu phương địch lục soát gắt gao, nhân dân bị kiểm soát từng búi tóc, lai quần, lai áo đều bị sổ tung mỗi lần ra ấp chiến lược. Các má, các chị đã bằng mọi cách che giấu qua mắt địch. Mỗi lần ra rẫy, bà con cơ sở thường mặc 2, 3 bộ quần áo để chuyển vào căn cứ cho cán bộ và du kích, có lúc phải giấu từng lon gạo, lon muối vào cán cuốc, cán rựa mới mang ra rừng được. Nhiều bà con như ông Bẩy cây, Ba cây, hai Thanh, Nguyễn Kim Châm vừa cung cấp tình hình hoạt động của địch vừa cung cấp đạn dược, thuốc men. Ông bà Hoa ở ấp Hương Sơn (Long Hương) tổ tưởng thu góp lúa gạo, vợ chồng ông Ba Hường tiếp tế thuốc men, Tết năm nào cũng tìm cách chuyển lương thực, thực phẩm cho cán bộ, chiến sĩ ăn Tết ở căn cứ Núi Dinh.

Cuối năm 1970, Mỹ - Úc tiếp tục mở cuộc càn quét dài ngày, chúng thực hiện ủi rừng thành từng ô, chia cắt địa hình từ lộ 15 đến núi Dinh để "khai hoang lập ấp" quyết tìm cho được cơ quan đầu não, lực lượng vũ trag của huyện Châu Đức và thị xã Bà Rịa để tiêu diệt căn cứ. Huyện ủy Châu Đức chuyển về suối Châu Pha. Đánh hơi được cơ quan huyện ở đây, giặc Úc lại càn vào khu căn cứ Châu Pha theo sát từng bước chân của cán bộ chiến sĩ. Lúc này gạo muối không còn, 5 ca thương binh không đủ thuốc men chữa trị. Bọn thông tin địch ngồi trên máy bay ngày đêm ra rả gọi tên cán bộ chiến sĩ ra đầu hàng.

Có ngày ta phải rời căn cứ 4-5 lần. Trong tình thế đó, căn cứ huyện phải dời lên đóng ở trên núi, trên đỉnh và dưới chân núi đều bị bọn Úc phong tỏa. Những ngày này, anh em trinh sát phải bung ra tách căn cứ 200-300 m để canh gác và kiếm lá rau rừng về ăn.

Một thời gian rau rừng cũng cạn dần. Ở ngay căn cứ có 1 loại cây có trái giống như hạt đậu phộng, thấy chim chóc ăn được anh em lấy ăn vì vậy gọi căn cứ là Sơn Bí. Ngoài ra anh em còn phải ăn củ chuối, mùng tơi đất, đọt đát, măng nứa, măng le, lá xâm cát…

Đến tháng 6 năm 1971 căn cứ Huyện Ủy Châu Đức dời về Hang Dơi cán bộ đảng viên, đội biệt động chia làm 3 cánh quân bám địa bàn và quần chúng để củng cố cơ sở phát triển lực lượng.

Tháng 9/1971 căn cứ huyện Châu Đức chuyển về xứ Châu Pha năm 1972-1975 căn cứ Thị ủy Bà Rịa chuyển về chùa Diệu Linh vừa bám trụ vừa hoạt động.

 Ngày 20/4/1975 đồng chí Lê Minh Nguyện Phó bí thư Tỉnh Ủy Bà Rịa Long Khánh về triển khai kế hoạch tổng tiến công trổi dậy cao Huyện ủy Châu Đức và Thị ủy Bà Rịa tại căn cứ Châu Pha (Núi Dinh) với quyết tâm "huyện giải phóng huyện", "xã giải phóng xã" các đồng chí Huyện ủy và Thị xã Bà Rịa nhanh chóng tới các địa bàn được phân công triển khai kế hoạch tiến công và nổi dậy giải phóng quê hương. Thị ủy Bà Rịa chuyển căn cứ xuống đất bằng gần khu trường bắn Núi Dinh. Chiều 27/4/1975 toàn Huyện và Thị xã hoàn toàn giải phóng.

(còn nữa…)

Đào Quốc Thịnh

 

Tags:

Bài viết khác

Gìn giữ di sản văn hóa qua nghệ thuật múa dân gian Việt Nam

Trong kho tàng văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam, nghệ thuật múa dân gian chiếm một vị trí quan trọng, không chỉ là hình thức biểu đạt nghệ thuật mà còn là phương tiện chuyển tải những giá trị tinh thần, tín ngưỡng và bản sắc dân tộc. Từ miền Bắc đến miền Nam, mỗi vùng miền đều có những điệu múa đặc trưng, góp phần làm phong phú bức tranh văn hóa dân tộc Việt.

Khám phá khu di tích lịch sử văn hóa ngàn năm tuổi ở Bà Rịa – Vũng Tàu

Giữa miền đất Long Điền (Bà Rịa – Vũng Tàu) chan hòa nắng gió, khu di tích lịch sử – văn hóa Bàu Thành sừng sững như một nhân chứng lặng lẽ hàng nghìn năm lịch sử. Nơi đây, từng lớp dấu tích cổ xưa hòa quyện cùng nhịp sống hiện đại, tạo thành điểm đến độc đáo vừa gợi trí tò mò vừa làm dậy lên lòng tự hào về một vùng biên viễn oai hùng.

Lễ hội chùa Keo và 6 nghi thức độc đáo: Di sản văn hóa tâm linh Việt Nam

Nằm yên bình bên dòng sông Hồng thơ mộng, chùa Keo – tên chữ là Thần Quang Tự – tọa lạc tại xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình. Đây là một trong những ngôi chùa cổ kính, có giá trị lịch sử và nghệ thuật bậc nhất ở Việt Nam.

Làng nghề bánh tráng Trảng Bàng – Di sản văn hóa của người dân Nam Bộ

Nhắc đến Tây Ninh, người ta thường nghĩ ngay đến món bánh canh Trảng Bàng trứ danh. Thế nhưng, mảnh đất nắng gió này còn ẩn chứa một di sản văn hóa lâu đời: làng nghề bánh tráng phơi sương Trảng Bàng – nơi kết tinh tinh hoa ẩm thực và tâm hồn người dân Nam Bộ.

Người mở cõi – Vị khai quốc công thần đất Đồng Nai

Cách đây 327 năm, vào mùa xuân năm 1698, theo lệnh Chúa Nguyễn Phúc Chu, Chưởng cơ Nguyễn Hữu Cảnh dẫn binh thuyền xuôi dòng sông Sài Gòn rồi ngược dòng Đồng Nai, đặt chân đến vùng Cù Lao Phố. Với tầm nhìn chiến lược và phẩm chất của một nhà kiến thiết, ông đã nhanh chóng thiết lập dinh Trấn Biên, ổn định trật tự, khai sinh hệ thống hành chính cho vùng đất hoang hóa rộng lớn, mở đầu cho quá trình xác lập chủ quyền của Đàng Trong trên phần đất Nam Bộ ngày nay.

Lăng Văn Sơn: Nét chạm của di sản trong đô thị hiện đại

Giữa nhịp phát triển sôi động của vùng Tây Hà Nội, Lăng Văn Sơn – di tích lịch sử quốc gia tại xã Tân Hội, huyện Đan Phượng – vẫn là biểu tượng văn hóa, điểm tựa tâm linh và niềm tự hào của người dân địa phương. Nơi đây không chỉ gắn với vị tướng Văn Dĩ Thành – người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa chống quân Minh vào đầu thế kỷ XV – mà còn lưu giữ những giá trị trường tồn của vùng đất Tổng Gối anh hùng.

Hình tượng Dê trong văn hóa thế giới và nghệ thuật truyền thống Việt Nam.

Hình tượng con dê là một biểu tượng phổ biến trong nhiều nền văn hóa trên thế giới, với ý nghĩa đa dạng từ tôn giáo, triết lý đến nghệ thuật và tín ngưỡng dân gian. Tại Việt Nam, con dê không chỉ là động vật quen thuộc trong đời sống nông nghiệp mà còn giữ vị trí biểu tượng trong nghệ thuật tạo hình và kiến trúc truyền thống.

Bảo tàng – Thư viện Bà Rịa - Vũng Tàu: Hành trình đưa di sản văn hoá đến gần hơn với du khách

Không chỉ lưu giữ ký ức, di sản văn hóa còn là nhịp cầu kết nối giữa quá khứ và hiện tại, giữa người dân và quê hương, giữa du khách và những câu chuyện lịch sử tưởng như đã lùi xa. Ở thành phố du lịch biển Vũng Tàu – hành trình ấy đang được tiếp nối sáng tạo và nhân văn qua nỗ lực không ngừng của Bảo tàng – Thư viện tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
Top