banner 728x90

Bài 12: Phú Mỹ ngày nay đã trở thành đô thị cảng biển, công nghiệp hiện đại

20/05/2024 Lượt xem: 2584

Thị xã Phú Mỹ là cửa ngõ quan trọng của tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Nơi có tuyến đường quốc lộ 51 và con sông Thị Vải chạy dọc, nối thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Đồng Nai với thành phố Bà Rịa và thành phố Vũng Tàu.

Trong tương lai, đây sẽ là khu vực giãn dân cho các đô thị lớn ở miền Đông Nam bộ. Phú Mỹ sẽ trở thành điểm sáng trong quá trình phát triển các khu công nghiệp tập trung. Khi các dự án thành phần trong dự án tổng thể liên hiệp Khí-Điện-Đạm hoàn thiện, Phú Mỹ sẽ là trung tâm điện năng lớn nhất Đông Nam Á. Tương lai tươi đẹp đó được bắt nguồn từ quá khứ và hiện tại.

Phát triển các tổ hợp quy mô lớn về công nghiệp - dịch vụ - đô thị tại thành phố mới Phú Mỹ là chủ trương đúng đắn, phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

Theo quy hoạch phát triển tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã được phê duyệt, sau năm 2030, Bà Rịa Vũng Tàu đủ tiêu chuẩn để thành lập thành phố trực thuộc Trung ương với Bà Rịa là trung tâm hành chính.

Vai trò của đô thị Phú Mỹ được các chuyên gia nhìn nhận không chỉ quan trọng ở góc độ địa phương mà còn ở tầm khu vực và quốc gia trong hội thảo lấy ý kiến đối với đề án “Phát triển các tổ hợp quy mô lớn về công nghiệp - dịch vụ - đô thị tại thành phố mới Phú Mỹ” vừa tổ chức tháng 4 vừa qua tại tx Phú Mỹ.

Việc triển khai đề án sẽ góp phần thu hút đầu tư, tạo động lực phát triển kinh tế, tạo việc làm, nâng cao đời sống cho người dân, đồng thời thúc đẩy sự phát triển của các ngành công nghiệp hỗ trợ, dịch vụ, du lịch và đô thị.

Đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu sau khi hoàn thành sẽ kết nối đến TP Bà Rịa - được quy hoạch là trung tâm của TP Bà Rịa - Vũng Tàu trực thuộc Trung ương trong tương lai. Hiện Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Quy hoạch tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Theo đó, mục tiêu tổng quát của quy hoạch là xây dựng thị xã Phú Mỹ, Bà Rịa - Vũng Tàu phát triển toàn diện, trở thành một trong những khu vực động lực phát triển quan trọng của Vùng Đông Nam Bộ, là trung tâm kinh tế biển quốc gia và nằm trong nhóm 5 địa phương phát triển kinh tế biển hàng đầu của cả nước.

Theo đề án, đô thị mới Phú Mỹ được phát triển trở thành: cảng biển cấp độ “cảng trung chuyển quốc tế”, bao hàm luôn trong đó vai trò chức năng vùng - Quốc gia; định dạng cơ bản của Phú Mỹ tương lai là “Đô thị cảng biển - Công nghiệp - Trung tâm logistic hiện đại” có chức năng là “Trung tâm hội nhập - cạnh tranh Quốc tế” của vùng…

Do đó, Phú Mỹ được đặt trong tầm nhìn phát triển Quốc gia - Vùng. Đồng thời trao quyền chủ động và trách nhiệm cho thể chế điều hành thành phố Phú Mỹ mới. Đặc biệt là phải thúc đẩy giải quyết vấn đề kết nối phát triển tầm cao cấp vùng, cấp Quốc gia, trực tiếp nối các cảng biển - cảng hàng không - các trung tâm tăng trưởng kinh tế.

Trong thời gian tới, thị xã Phú Mỹ sẽ tách một phần diện tích và dân số sáp nhập vào thành phố Bà Rịa để phát triển thành phố trung tâm bảo đảm đủ tiêu chuẩn cả về diện tích tự nhiên và quy mô dân số của thành phố trực thuộc tỉnh. Tuy nhiên Phú Mỹ vẫn là địa bàn chiến lược quan trọng nhất của tỉnh và khu vực nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Đào Quốc Thịnh

 

Tags:

Bài viết khác

Đền Bà Đế - Tìm về chốn linh thiêng và huyền bí

Hải Phòng là vùng đất gắn với nhiều di tích lịch sử nổi tiếng và linh thiêng. Trong đó, không thể không nhắc đến Đền Bà Đế - địa điểm du lịch tâm linh thu hút rất đông du khách cả nước đến tham quan và chiêm bái hàng năm.

Ngôi đình cổ gần 300 năm tuổi ở Bắc Ninh trở thành Di tích quốc gia đặc biệt

Nằm ở làng Đình Bảng, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh, đình Đình Bảng là một trong những ngôi đình cổ có công trình kiến trúc đẹp nhất Việt Nam còn tồn tại đến nay.

Kiến trúc độc đáo của nhà thờ Đức Bà (thành phố Hồ Chí Minh)

Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn là một trong những biểu tượng kiến trúc và văn hóa nổi bật của TP. Hồ Chí Minh. Với lịch sử lâu đời, nhà thờ mang đậm dấu ấn của phong cách Roman kết hợp Gothic, thu hút hàng triệu lượt khách tham quan mỗi năm.

Nhà cổ dân gian tại Bà Rịa, Vũng Tàu

Trên vùng đất Bà Rịa -Vũng Tàu ngày nay, vẫn còn tồn tại hàng trăm ngôi nhà cổ xưa . Mỗi một ngôi nhà không chỉ là một tác phẩm kiến trúc có giá trị mang đậm nét tài hoa của những nghệ nhân hàng mấy trăm năm trước mà còn ẩn chứa sâu sắc những giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể .

Kiến trúc các ngôi Chùa xưa và nay

Vùng đất Sài Gòn được kể như đã hình thành từ năm 1698, sau khi Nguyễn Hữu Kính (Cảnh) theo lệnh chúa Nguyễn Phúc Chu vào tổ chức việc quản lý hành chính vì lúc này dân vào định cư cũng đã khá đông. Ngoài lớp người Việt này còn có một số người Hoa gồm cả những quan quân nhà Minh không chịu thuần phục nhà Mãn Thanh cũng tới xin định cư.

Di tích lịch sử Dinh Độc Lập (Tp.Hồ Chí Minh)

Di tích Dinh Độc Lập tọa lạc tại số 135, đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, phường Bến Thành, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh, có tổng diện tích là 12ha, bốn mặt là 4 trục đường bao quanh - phía Đông Bắc giáp đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa; phía Tây Nam giáp đường Huyền Trân Công Chúa; phía Tây Bắc giáp đường Nguyễn Thị Minh Khai; phía Đông Nam giáp đường Nguyễn Du.

Di tích bến Vàm Lũng - đường Hồ Chí Minh trên biển

Bến tiếp nhận vũ khí Vàm Lũng (thuộc ấp Xẻo Mắm, xã Tân Ân, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau), nằm theo rạch Chùm Gộng hướng về trung tâm huyện Ngọc Hiển, được Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao xếp hạng di tích lịch sử quốc gia theo Quyết định số 3996/QĐ-BVHTTDL ngày 10/11/2010.

Thờ Tứ Bất Tử, tín ngưỡng độc đáo của người Việt

Trước khi các tôn giáo lớn định hình trên mảnh đất hình chữ S, người Việt đã phát triển tín ngưỡng của riêng mình. Ngoài thờ gia tiên, tổ nghề, các anh hùng chống ngoại xâm…, tục thờ bốn vị Thánh bất tử là Tản Viên, Thánh Gióng, Chử Đồng Tử và Bà Chúa Liễu có nhiều nét vô cùng độc đáo.
Top