banner 728x90

“Tục hèm” đậm nét tín ngưỡng phồn thực

22/06/2024 Lượt xem: 2679

Hèm - phồn thực là loại hèm – nghi lễ khá phổ biến trong thờ Thành hoàng, nhất là vào dịp lễ hội mùa xuân. Điều này hoàn toàn dễ hiểu, bởi vì nguồn cội lễ hội Việt Nam là lễ hội nông nghiệp các vị thần ít nhiều có gốc gác từ thần nông. Hơn thế nữa vũ trụ luận Việt Nam và phương Đông là âm – dương tương khắc tương sinh. Sự hòa hợp âm – dương- đực – cái, theo quan niệm dân gian Việt Nam và phương Đông là  - dương tương khắc tương sinh. Sự hòa hợp âm – dương, đực – cái theo quan niệm dân gian mang lại phong đăng cho mùa màng, sức khỏe, của con người. Bởi thế việc thờ cúng Thành hoàng ở làng gắn với nghi lễ nông nghiệp, với quan niệm hồn thực là điều dễ hiểu và thường đó là lớp văn hóa sớm nhất của thờ phụng Thành hoàng mà một thời các triều đại phong kiến  cho là “dâm thần”, là “hủ tục” phải xóa bỏ.

"Tục hèm" cướp sinh thực khí trong một lễ hội ở miền Bắc.

Có thể kể ra một số hình thức khác nhau của hèm – phồn thực như sau:

Hèm – Ông Đùng – Bà Đà của Thành hoàng làng Đông An – Hưng Yên vào dịp lễ hội từ mồng 6 đến mồng 10 tháng bảy âm lịch. Tục hèm này, một mặt khuyến khích tự do tình dục nam nữ trong lễ hội, mặt khác lại tái hiện kiểu “trừng phạt” hôn nhân “loạn luân” của tổ tiên (tức của ông Đùng và Bà Đà).

Hèm rước sinh thực khí ở Đồng Kỵ vào lễ hội mồng 6 tháng giêng. Đó là đám rước từ miếu tới đình, bô lão đi đầu làng cầm âm vật và dương vật vừa đi vừa làm động tác lồng vào nhau.

Tục rước sinh thực khí còn thấy ở nhiều nơi khác, như Sơn Đông (Hà Đông), Khúc Lạc, Dị Nậu (Vĩnh Phú cũ)… với các nghi thức múa mo (âm vật), rước và cướp nõ nường…

Hèm tắt đèn trong đêm rã hội của nhiều làng Việt, như làng Lãng La (Hà Tây cũ), Ngô Xá (Hà Bắc cũ), làng Ném (Võ Giàng – Hà Bắc cũ), Duyên tục (Thái Bình)… Khi tắt đèn, nam nữ có thể trêu ghẹo, quan hệ tình dục… Theo quan niệm dân gian, hội làng năm nào không thực hiện tục hèm này sẽ sinh ra rủi ro, dịch bệnh và mùa màng thất bát.

Cùng loại này, phải kể tới các tục hèm trai gái bắt chạch trong chum của làng Văn Trung (Vĩnh Phú cũ). Đôi trai gái vừa bắt chạch vừa sờ mó, đùa nghịch nhau. Hay tục chen của Hội làng Nga Hoàng (Bắc Ninh), diễn ra trước sân đình giữa thanh niên nam nữ vừa chen đẩy nhau vừa đùa nghịch mang tính tình dục. Các cô gái bị chửa trong hội này đều không bị phạt vạ.

Thuộc loại này còn phải kể tới hèm giao duyên giữa Thành hoàng của hai làng Tu Niên và Phong Y ở Thanh Hóa vốn là hai làng kết nghĩa. Tương truyền, hai vị Thành hoàng của hai làng, một nam, một nữ phải lòng nhau, nên nữ thần hay bỏ đình sang ở với nam thần, như vậy hay gây ra rủi ro, dịch bệnh. Đến hội, một mặt nam nữ hai làng phải qua lại thăm hỏi, đùa vui với nhau, mặt khác, làng có nữ thần phải cử đoàn người sang đình thờ nam thần xin rước nữ thần trở lại đình làng mình.

Ban Nghiên cứu Văn hóa

 

Tags:

Bài viết khác

Cần giữ gìn nét đẹp Lễ cúng sức khỏe của người Ê Đê

Đồng bào dân tộc Ê Đê ở tỉnh Đắk Lắk có nền văn hóa truyền thống đa dạng, phong phú với những lễ hội, phong tục, tập quán độc đáo. Trong đó, Lễ cúng sức khỏe là một nghi thức quan trọng, thể hiện sự tôn kính và hiếu thảo của con cháu đối với ông bà, cha mẹ. Lễ cúng sức khỏe không chỉ là dịp để người Ê Đê bày tỏ lòng thành kính với tổ tiên mà còn là cơ hội để các thành viên trong gia đình, cộng đồng tụ họp, thăm hỏi, chia sẻ niềm vui và cầu chúc cho nhau sức khỏe, hạnh phúc.

Lễ cúng bản của đồng bào Khơ Mú

Lễ cúng bản là một trong những nghi lễ truyền thống quan trọng của dân tộc Khơ Mú ở xã Huổi Một, huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La. Lễ cúng bản thường được tổ chức vào đầu năm hoặc sau mỗi mùa vụ để cầu mong bình an, mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu và bản làng yên ổn. Đây không chỉ là một nghi lễ tâm linh mà còn là dịp để cộng đồng gắn kết, thể hiện lòng biết ơn với thần linh và tổ tiên.

Một số nét văn hóa tiêu biểu của dân tộc Kinh

Dân tộc Kinh có những nét văn hòa đa dạng, phong phú, vô cùng đặc sắc và có nền ẩm thực độc đáo, chứa đựng mọi tinh hoa của dân tộc.

Rượu gạo – Nét đẹp văn hóa truyền thống của người Việt Nam

Rượu gạo Việt Nam hay còn gọi là rượu trắng, là một nét đặc trưng của văn hóa và ẩm thực đất nước, được chưng cất từ nguồn gạo phong phú mà đất đai này ban tặng. Rượu thường được sản xuất tại các xưởng gia đình, rượu gạo không chỉ mang lại hương vị đặc trưng mà còn là biểu tượng của sự gắn kết và chia sẻ trong cộng đồng.

Nét độc đáo trong trang phục truyền thống của người Khmer

Việt Nam có 54 dân tộc cùng sinh sống và mỗi dẫn tộc đều có trang phục truyền thống riêng. Tuy nhiên trang phục dân tộc Khmer có lẽ được xem là nổi bật và cầu kỳ nhất, đặc biệt trang phục truyền thống của phụ nữ Khmer Nam bộ mang nét duyên, nét độc đáo không thể lẫn lộn với bất kỳ một trang phục nào khác.

Độc đáo tục rước dâu của người Dao Thanh Y ở Bình Liêu (Quảng Ninh)

Lễ cưới của người Dao Thanh Y ở Bình Liêu (Quảng Ninh) không chỉ là một nghi thức quan trọng trong đời sống hôn nhân, mà còn mang đậm dấu ấn văn hóa truyền thống với nhiều phong tục đặc sắc hiếm thấy ở các dân tộc khác. Trong đó, Lễ rước dâu là phần đặc biệt nhất, thể hiện sự giao thoa giữa tín ngưỡng, phong tục và tinh thần cộng đồng.

Tết Thanh minh của người Dao

Tết Thanh minh không chỉ là dịp để tưởng nhớ tổ tiên mà còn là một nét văn hóa đặc sắc của nhiều dân tộc thiểu số, trong đó có người Dao Quần Chẹt ở các tỉnh Tuyên Quang, Hòa Bình, Vĩnh Phúc. Đây là dịp để con cháu sum vầy, thể hiện lòng thành kính với bậc tiền nhân, đồng thời lưu giữ những phong tục truyền thống.

Nét văn hóa trong trang phục dân tộc H’mông

Nằm trong một quốc gia đa dân tộc, dân tộc H’mông được coi là một thành viên quan trọng trong cộng đồng các dân tộc thiểu số ở Việt Nam. Cùng với tiếng nói, chữ viết, trang phục cũng là một trong những chi tiết quan trọng đầu tiên để nhận biết và phân biệt dân tộc này với dân tộc khác. Trang phục truyền thống không chỉ mang đậm bản sắc văn hóa, mà còn chứa đựng những giá trị nghệ thuật, giá trị lịch sử của từng tộc người.
Top