Hội thảo khoa học

Đình Thượng – Điểm du lịch văn hóa tâm linh đặc sắc

Miền đất sơn thủy hữu tình xã Yên Trị (huyện Yên Thủy, tỉnh Hòa Bình) có một di tích lịch sử, địa điểm văn hóa du lịch tâm linh không thể bỏ qua, đó là đình Thượng.

Nóng: Hơn 40 cảnh sát bao vây, khám xét nhà vụ bạo hành do cuồng tín ở Bình Thuận

Bốn bị can bị khởi tố về tội giữ người trái pháp luật, trong vụ bạo hành do cuồng tín tà giáo 'Thiên triều Nam Đế' ở Bình Thuận.

Bài 12: Phú Mỹ ngày nay đã trở thành đô thị cảng biển, công nghiệp hiện đại

Thị xã Phú Mỹ là cửa ngõ quan trọng của tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Nơi có tuyến đường quốc lộ 51 và con sông Thị Vải chạy dọc, nối thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Đồng Nai với thành phố Bà Rịa và thành phố Vũng Tàu.

Bài 11: Phú Mỹ xưa và nay

Trong buổi đầu kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, đồng bào dân tộc ít người trên địa bàn Phú Mỹ đã có nhiều đóng góp quan trọng về sức người, sức của, trực tiếp tham gia chiến đấu và che chở nghĩa quân kháng chiến. Điều đó phần nào nói lên sự đoàn kết chiến đấu ngoan cường, quyết không cho kẻ thù xâm lược tấc đất cha ông của quân dân Bà Rịa-Vũng Tàu.

Phật lịch được tính như thế nào?

Gần đây, nhiều bạn đọc phản ánh về việc ghi Phật lịch trên các sự kiện của Giáo hội, gây ngộ nhận rằng Phật lịch được tính theo... năm mới Tây lịch, hoặc âm lịch... Vậy theo Phật giáo, cách tính Phật lịch thế nào là đúng và thời gian thay đổi Phật lịch từ lúc nào?

Tức giận hại thân

Đức Phật chỉ dạy tức giận (sân) là một trong tam độc của tâm, cùng với tham lam và si mê. Trong y học, tức giận sẽ gây ra hành vi nguy cơ cho sức khỏe. Chúng tôi xin làm rõ vấn đề này qua bài viết dưới đây.

Bài 10: Phú Mỹ xưa và nay

Vùng đất Phú Mỹ trước đây vốn là địa bàn cư trú của một số đồng bào dân tộc ít người mà chủ yếu là dân tộc Châu Ro. Trong quá trình khai hoang mở đất về phương Nam của người Việt trong các thế kỷ 17, 18, một bộ phận người Việt có thể đã sinh sống tại Phú Mỹ, nhưng chắc chắn không nhiều bằng các địa bàn khác ở Bà rịa –Vũng tàu.

Bài 9: Phú Mỹ xưa và nay

Trước đây vùng đồi núi Tân Thành được bao phủ bởi những rừng cây rậm rạp. Cuối thế kỷ 19, chính nhà cầm quyền Pháp ở thuộc địa đã đánh giá rất cao giá trị của rừng ở địa bàn thị xã Phú Mỹ và đặt cho nó là Rừng cấm Số 01 (thuộc trạm Kiểm lâm cầu Thị Vải) gồm vùng cây lấy gỗ trên những địa phận các làng Long Nhung, Phước Hòa, Phú Thạnh, Mỹ Xuân của tổng An Phú Hạ.

Bài 8: Phú Mỹ xưa và nay

Trong hai cuộc kháng chiến chống đế quốc xâm lược, Phú Mỹ đã chứng tỏ là một vị trí quân sự chiến lược. Thị xã Phú Mỹ là đầu cầu nối liền khu Đông với khu Tây, rừng Sác và rừng Giồng, vốn là những địa bàn chốt quân của lực lượng cách mạng. Thị xã Phú Mỹ giữ vị trí quan trọng trong việc chuyển tải thông tin, liên lạc giữa Trung ương và miền Đông Nam Bộ.

Bài 7: Phú Mỹ xưa và nay

Thị xã Phú Mỹ nằm ở phía Tây tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu có tổng diện tích đất tự nhiên là 337,9438km2, dân số khoảng hơn 100.000 người. Phía Đông giáp các xã Láng Lớn, Suối Nghệ, Nghĩa Thành của huyện Châu Đức và xã Hòa Long, phường Phước Hưng của thị xã Bà Rịa; phía tây giáp huyện Cần Giờ (thành phố Hồ Chí Minh); phía Nam giáp xã Long Hương (thị xã Bà Rịa) và xã Long Sơn (thành phố Vũng Tàu); phía Bắc giáp huyện Long Thành tỉnh Đồng Nai.

Bài 6: Phú Mỹ xưa và nay

Xã Châu Pha ngày nay gồm các ấp Tân Lễ A, Tân Lễ B, Tân Châu, Tân Trung, Tân Sơn, Tân Long, Tân Ninh, Tân Ro và Bàu Phượng; có diện tích 3.284,74 ha, dân số 10.125 người. Thế mạnh kinh tế hiện nay của Châu Pha là nông nghiệp. Các ấp Tân Lễ A, Tân Lễ B, Tân Trung phát triển nhanh hạ tầng. Ấp Tân Ro có nhiều đồng bào là người dân tộc Châu Ro.

Bài 5: Phú Mỹ xưa và nay

Xã Hội Bài (nay là 2 phường Tân Hòa và Tân Hải) gồm các ấp, nay gọi là khu phố: Láng Cát, Phước Tấn, Phước Hiệp, Phước Thành, Chu Hải; có diện tích 5.305,7 ha, dân số 18.825 người (trong đó 15,32% theo Phật giáo; 47,63% theo Thiên Chúa giáo; 0,02% theo đạo Tin Lành; 0,01% theo đạo Hồi; 0,73% theo đạo Cao Đài; và 36,29% không theo tôn giáo hoặc theo các tôn giáo khác). Thế mạnh kinh tế của Hội Bài là lâm nghiệp và ngư nghiệp.

Bài 4: Phú Mỹ xưa và nay

Xã Phước Hòa ngày nay là một xã đông dân cư và tương đối phát triển của Tân Thành. Những địa danh Đồng Tranh, Gò Me, Gò Dầu, Láng Tranh, Bến Cây Lim (hay Liêm, do đọc chệch), núi Đất (núi Trần, hay núi Ba Con Heo), sông Mỏ Nhát… đã đi vào ký ức của nhân dân Phước Hòa - Ông Trịnh.

Ký ức 30/4/1975... (Ký sự của Đào Quốc Thịnh)

Đầu tháng 4/1975, chiến trường miền Nam bước vào giai đoạn quyết liệt. Tin chiến thắng từ khắp nơi liên tiếp báo về. Hà nội ngày ấy như sôi lên cùng với những bước chân rầm rập của các binh đoàn quân ta từ khắp nơi tiến vào giải phóng Sài Gòn.

Bài 3: Phú Mỹ xưa và nay

Như vậy, từ tên gọi của một xã được thành lập trong những năm kháng chiến chống Pháp và cũng là địa bàn trung tâm lãnh đạo của huyện và của tỉnh trong cuộc kháng chiến chống Pháp, địa danh Tân Thành tái xuất hiện và trở thành tên gọi của một huyện mới từ tháng 6 năm 1994 (theo Nghị định 45, ngày 2-6-1994 của Thủ tướng Chính phủ).

Bài 2: Bà Rịa - Vũng Tàu - Những ngày tháng Tư lịch sử

Chủ động, sáng tạo, chớp thời cơ, kết hợp tiến công và nổi dậy; tiến công quân sự kết hợp với chính trị, binh vận; phát huy sức mạnh đoàn kết của mọi người, mọi tầng lớp, lứa tuổi với quyết tâm giải phóng quê hương – đó chính là sức mạnh tổng hợp của Đảng bộ, quân và dân tỉnh BR.VT góp phần cùng bộ đội chủ lực giải phóng Bà Rịa – Vũng Tàu trong tháng tư lịch sử của mùa Xuân năm 1975.

BÀI 2: PHÚ MỸ XƯA VÀ NAY

Năm 1917, tỉnh Bà Rịa có 5 tổng (người) Việt, 2 tổng (người) Thượng. Tổng An Phú Hạ và An Phú Thượng được chia ba thành An Phú Hạ, An Phú Thượng và An Phú Tân (phần đất được tách ra chủ yếu từ An Phú Hạ). An Phú Tân, như tên gọi của nó là “đất mới” gồm chủ yếu các làng thuộc vùng đất Tân Thành ngày nay: Hội Bài, Mỹ Xuân, Phước Hòa, Phước Hội, Phước Thạnh, Thạnh An và hai làng Bà Trao, Núi Nứa (nay là xã Long Sơn thuộc thành phố Vũng Tàu), Long Hương (Bà Rịa).

Bài 1: Bà Rịa - Vũng Tàu những ngày tháng tư lịch sử

Đầu năm 1975, tình hình trên chiến trường miền Nam chuyển biến mạnh mẽ. Trước sự suy sụp nhanh chóng của ngụy quyền, ngày 1-4-1975, Bộ Chính trị họp và hạ quyết tâm mở cuộc Tổng tiến công nổi dậy giải phóng Sài Gòn trong thời gian sớm nhất, tốt nhất là trong tháng 4-1975.

Bài 1: Phú Mỹ xưa và nay

Thị xã Phú Mỹ, nằm dọc theo quốc lộ 51, thuộc cửa ngõ tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu xưa kia thuộc tổng Phước An, huyện Phước Long, dinh Trấn Biên, được xác định địa giới hành chính từ năm 1698 cùng lúc với những vùng đất khác ở Nam bộ, nhưng mới được khai phá, mở mang và phát triển mạnh trong khoảng hơn 100 năm trở lại.

Giới thiệu sách: LONG HƯNG TRIỆU VŨ ĐẾ, TƯ LIỆU VÀ LUẬN GIẢI

Cuốn sách “LONG HƯNG TRIỆU VŨ ĐẾ, TƯ LIỆU VÀ LUẬN GIẢI” là cuốn sách không thể thiếu với bất kỳ con dân nước Nam nào quan tâm đến quá khứ hào hùng mở nước trị dân của các bậc tiền nhân người Việt.
banner 160x600
Top