banner 728x90

Vì sao các tăng ni đều cạo đầu nhưng Đức Phật lại để tóc?

13/05/2025 Lượt xem: 2478

Mái đầu cạo trọc tượng trưng cho sự từ bỏ và khiêm hạ của những người xuất gia, nhưng tại sao các bức tượng Phật cho thấy ngài vẫn để tóc?

Một trong những hình ảnh quen thuộc khi nhắc đến tăng ni Phật giáo là mái đầu cạo trọc, thể hiện sự buông bỏ thế tục, bước vào đời sống xuất gia thanh tịnh. Tuy nhiên, điều khiến nhiều người thắc mắc là: Trong khi tăng ni đều cạo đầu, vì sao các tượng Phật, trong đó có Phật Thích Ca, luôn được khắc họa có tóc? Liệu đây là mâu thuẫn trong hình tượng tôn giáo, hay còn có ý nghĩa sâu xa nào khác?

Kiểu tóc xoắn ốc thường thấy ở các bức tượng Phật.

Cạo đầu - biểu tượng của sự từ bỏ và khiêm hạ

Trong giáo lý nhà Phật, cạo tóc là nghi thức quan trọng đánh dấu sự xuất gia, từ bỏ cuộc sống thế tục để bước vào con đường tu hành. Việc mái tóc (vốn được xem là biểu tượng của sắc đẹp, ngã mạn và dính mắc thế gian) bị cạo sạch đồng nghĩa với việc người tu hành nguyện rũ bỏ mọi vướng víu vật chất, danh vọng và sắc dục.

Các vị tăng ni sau khi thọ giới đều duy trì việc cạo đầu thường xuyên như một hình thức tu tập: Luôn nhắc nhở bản thân về chí nguyện ban đầu, giữ sự khiêm hạ, giản dị, sống không vì hình tướng.

Hơn nữa, việc cạo đầu còn có lợi ích thực tế trong môi trường tu viện, giúp đơn giản hóa việc sinh hoạt, giữ gìn vệ sinh cá nhân, và tránh phân biệt giàu nghèo thông qua ngoại hình.

Đức Phật cạo đầu hay không?

Kinh điển Phật giáo có chép lại rằng khi Thái tử Tất Đạt Đa quyết định xuất gia, ngài đã tự tay dùng kiếm cắt tóc và cởi bỏ y phục vương giả. Hành động này tượng trưng cho việc đoạn lìa thế tục, bắt đầu con đường tìm đạo.

Từ đó về sau, trong suốt thời gian tu hành và thuyết pháp, Đức Phật vẫn giữ hình ảnh là một vị sa môn – giản dị, mặc áo cà sa, không trang sức, không tóc tai kiểu cách. Như vậy, về mặt lịch sử và giáo lý, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni hoàn toàn là người xuất gia, vì vậy chắc chắn không để tóc.

Trong kinh Sanadantta, kinh Trường bộ, đạo sĩ Bà la môn Sanadanta mô tả đức Phật: “Samon Gotama cạo bỏ râu tóc xuất gia từ bỏ gia đình sống không gia đình…”.

Kinh Phật cũng kể chuyện Ưu Ba Li - người thợ cắt tóc của hoàng cung được gọi đến cạo đầu cho Đức Phật khi ngài đã thành đạo, trở về thăm gia đình. Trong lúc cạo đầu cho Phật, Ưu Ba Li được ngài độ hóa.

Vậy thì tại sao hầu hết các bức tượng, tranh vẽ hay hình tượng Đức Phật sau này đều thể hiện tóc xoắn ốc hoặc búi cao trên đỉnh đầu?

Tóc xoắn ốc - biểu tượng chứ không phải hình tướng thật

Theo các nhà nghiên cứu mỹ thuật Phật giáo, hình ảnh tóc xoắn ốc hoặc búi tóc trên đầu Đức Phật không phải là mô tả thực tế lịch sử, mà là hình tượng mang tính biểu tượng và nghệ thuật được xây dựng từ những thế kỷ sau khi Phật nhập diệt.

Hình ảnh này xuất hiện nhiều từ thời Gandhara (khoảng thế kỷ I - V), nền văn hóa Phật giáo kết hợp với nghệ thuật Hy Lạp - La Mã, nơi lần đầu tiên hình tượng Đức Phật được điêu khắc. Mái tóc xoắn ốc được mô tả như một dấu hiệu tôn quý, khác biệt với phàm nhân. Theo quan niệm Ấn Độ cổ đại, tóc xoắn ốc là một trong ba mươi hai tướng tốt (tam thập nhị tướng) của các vị Phật – biểu hiện cho trí tuệ siêu việt và sự phi thường.

Tượng Đức Phật trong nghệ thuật Phật giáo Hy Lạp ở Gandhāra, thế kỷ thứ 1. Ngài được thể hiện với mái tóc có búi cao trên đỉnh đầu.

Ngoài ra, búi tóc trên đỉnh đầu (Usnisha) – đôi khi được hiểu nhầm là búi tóc, thực chất là một trong các tướng đại nhân, biểu thị trí tuệ tối thượng, cái nhìn vượt ngoài tam giới.

Như vậy, tóc trên đầu Đức Phật trong hình tượng điêu khắc là một biểu tượng, không phải biểu hiện thực tế của sự không cạo đầu hay không xuất gia.

Để tránh hiểu lầm, cần phân biệt Đức Phật lịch sử và Đức Phật trong nghệ thuật. Đức Phật lịch sử là một sa môn đã cạo tóc, sống đời tu hành và giác ngộ. Trong khi đó, hình tượng Phật trong điêu khắc, hội họa là kết tinh của nhiều yếu tố văn hóa, biểu tượng hóa và sự tôn kính từ hậu thế.

Một số học giả cho rằng, việc tạc tượng Phật với kiểu tóc xoắn ốc cũng là cách các nghệ nhân xưa làm nổi bật sự siêu phàm của ngài, để phân biệt với chư tăng bình thường – những người cũng cạo đầu, nhưng chưa giác ngộ hoàn toàn.

Hình ảnh Đức Phật với mái tóc xoắn ốc đã trở thành khuôn mẫu phổ biến trong nghệ thuật Phật giáo không chỉ tại Ấn Độ mà còn lan rộng khắp châu Á. Tại Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên, Campuchia… hình tượng này đều được sử dụng trong các pho tượng thờ tại chùa chiền.

Một số truyền thuyết dân gian lý giải rằng tóc Đức Phật tự cuộn tròn xoắn ốc sau khi ngài giác ngộ như một biểu tượng của năng lượng nội tại và trí tuệ viên mãn.

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng tất cả những mô tả đó đều có yếu tố biểu trưng, nghệ thuật và văn hóa hóa chứ không mô tả trực tiếp hình tướng lịch sử của Đức Phật.

Theo vtcnews.vn

 

Tags:

Bài viết khác

Tỉnh giác với tham ái

Trong vòng luân hồi sinh tử vô tận, ái được xem là sợi dây vô hình trói buộc chúng sanh vào đau khổ. Yêu thương vốn dĩ là điều tốt đẹp, nhưng nếu không có trí tuệ soi đường, nó lại dễ dàng biến thành ái nhiễm, gây ra muôn vàn khổ lụy khi đối diện với hiện thực biến hoại, vô thường.

Pháp “An cư” là một Phật sự quan trọng và thiết thực của Tăng Ni

Mùa an cư là là giai đoạn để chư Tăng, chư Ni chuyên tâm tu tập tại một trú xứ, nhằm thúc liễm thân tâm, trau dồi giới đức, phẩm hạnh. Đó là ý nghĩa quan trọng của việc an cư đối với tất cả Tăng Ni.

Nguồn gốc và ý nghĩa mùa an cư kiết hạ

An cư kiết hạ là pháp tu hành của người xuất gia trong ba tháng hạ đã có truyền thống từ thời Đức Phật còn tại thế. Vậy ý nghĩa của an cư kiết hạ là gì? Chư Tăng làm gì trong mùa an cư kiết hạ?

Phật giáo Việt Nam - Hơn 2000 năm đồng hành cùng dân tộc

Phật giáo, từ khi du nhập vào Việt Nam hơn hai nghìn năm trước, đã không đơn thuần là một tôn giáo, mà còn là một dòng chảy tâm linh sâu lắng, gắn bó máu thịt với vận mệnh của dân tộc. Từ thời kỳ Bắc thuộc, trải qua các triều đại Lý, Trần, Lê, Nguyễn cho đến thời hiện đại, Phật giáo luôn hiện diện như một cội nguồn đạo đức, một sức mạnh tinh thần bất diệt trong lòng dân tộc Việt Nam.

Tháng Saga Dawa - Sự hội tụ của ba sự kiện thiêng liêng trong cuộc đời Đức Phật

Từ ngày 28/5 đến ngày 25/6/2025, tháng thứ tư theo lịch Tây Tạng được gọi là Saga Dawa, là thời điểm đặc biệt trong năm đối với những người con Phật, cùng nhau tích lũy công đức để kỷ niệm ba sự kiện trọng đại trong cuộc đời Đức Phật Thích Ca Mâu Ni.

Ảnh hưởng Phật giáo trong Lễ tang người Việt

Trong một kiếp người, hầu như ai cũng trải qua những lễ nghi được gọi là “quan, hôn, tang, tế”. Nếu như “quan” có nghĩa là đánh dấu sự trưởng thành của người nam (theo tục xưa), thì “tang” lại là sự kết thúc một kiếp người và thường biểu hiện qua sự sầu đau, khổ não. Tôn giáo, dù nhất thần, đa thần hay thậm chí vô thần, đều ít nhiều hướng dẫn các cách thức trợ giúp người ra đi và gia quyến của họ.

“A Di Đà Phật” và “Nam mô A Di Đà Phật”, cách niệm nào đúng?

Trong đời sống tâm linh của người Việt, cụm từ "A Di Đà Phật" đã trở nên quen thuộc, không chỉ được xướng lên trong các thời khóa tụng niệm mà còn là lời chào, lời tiễn biệt, lời tri ân trong giao tiếp của Phật tử. Tuy nhiên, rất nhiều người băn khoăn rằng cần niệm “A Di Đà Phật” hay “Nam mô A Di Đà Phật” mới là đúng theo Phật pháp? Có sự khác biệt nào giữa hai cách niệm này không?

Thiện và bất thiện trong Phật giáo

Tốt và xấu là những tiêu chí để đánh giá đạo đức. Thông thường, một người tốt được nghĩ là một người có đạo đức, và ngược lại. Cũng như vậy, những hành vi được xem là tốt khi hành vi ấy tuân theo những nguyên tắc đạo đức nào đó; và ngược lại, những hành vi được coi là xấu khi chúng chệch ra khỏi những nguyên tắc đạo đức.
Top