banner 728x90

Chùa Đất Sét (Sóc Trăng): Ngôi chùa có công trình kiến trúc độc đáo ở Việt Nam

27/04/2025 Lượt xem: 2593

Chùa Đất Sét còn có tên là Bửu Sơn tự nằm ở khóm 1, phường 5, thị xã Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng. Chùa nổi tiếng bởi những vật được tạo hình từ đất sét. Từ tháp Đa Bảo 13 tầng, tháp Bảo Tòa cao hai mét, đến Lục Long Đăng và nhiều thứ khác đều làm bằng đất sét, sau đó được phủ ngoài bằng nước sơn, kim nhũ. Chùa Đất Sét là một công trình kiến trúc độc đáo ở Việt Nam.

Cổng chùa Đất Sét

Ở Sóc Trăng, phần lớn các ngôi chùa đều xây theo kiểu Khơ-me, duy có ngôi chùa người Việt có một không hai ở nước ta, nổi tiếng từ Nam ra Bắc, đó là chùa Đất Sét, còn gọi Bửu Sơn tự. Chùa Đất Sét đuợc xây dựng từ rất lâu để thờ Phật tại gia của dòng họ Ngô do ông Ngô Kim Tòng, sinh 1909, mất 1970, xây dựng từ năm 1928 và sau 42 năm thì hoàn thành; Tất cả từ tháp Đa Bảo 13 tầng, tháp Bảo Tòa cao hai mét, đến Lục Long Đăng và hàng ngàn bức tượng lớn, nhỏ làm bằng độc một chất liệu: đất sét! sau đó được phủ ngoài bằng nước sơn, kim nhũ và dầu bóng nên trông giống như làm bằng chất liệu đồng. 

 Đất sét phơi khô đập nhỏ, giã thành bột, rây bỏ tạp chất, nhào với chất keo đặc biệt gồm bột nhang và ô đước cộng với trí tưởng tượng phong phú, bàn tay tài hoa khéo léo của mình, ông Ngô Kim Tòng đã ra cột, kèo, phù điêu, tượng... thật kỳ công. Tổng cộng chùa có 1.991 tượng Phật lớn nhỏ, 2 ngôi tháp, 1 tòa sen, 4 con thú linh thật lớn. Tháp Đa Bảo cao 13 tầng, mỗi tầng có 16 cửa, mỗi cửa có một tượng Phật. Tổng cộng tháp Đa Bảo có 208 cửa, 208 vị Phật và 156 con rồng đỡ cho 13 tầng tháp. Toàn bộ tháp này cao chừng 4,5 mét. Kế đó Tháp Bỏa Tòa để thờ Phật cao chừng 2 mét, phía trên theo hình bát giác tượng trưng cho bát quái: Càn - khảm - cấn - chấn - tốn - ly - khôn - đoài. Trên cùng của tháp là một tòa sen có 1.000 cánh, mỗi cánh có một tượng Phật ngự, hết thảy 1.000 tượng Phật với nhiều sắc thái biểu cảm khác nhau. Ngoài ra, ông Tòng còn tạo hình các danh thú như Kim Lân, Thanh Sư, Bạch Hổ, Long Mã, Bạch Tượng... có ba cái đỉnh, mỗi cái cao 1,5 mét, bảy cái lư hương nhỏ.

Ban thờ Phật Thầy Tây An với cặp nến rất lớn

Tuy nhiên, điều gây ngạc nghiên và nể phục với khách tham quan chính là 4 cặp nến cao 2,6m trong chùa. Ba cặp nến lớn, mỗi cây nặng 200kg, bề ngang bằng 1 vòng tay người ôm; còn cặp nhỏ mỗi cây nặng 100kg được đốt cháy liên tục suốt ngày đêm kể từ năm 1970 khi ông Tòng mất. Hơn 30 năm mà cặp đèn cầy vẫn còn cao hai tấc và còn khả năng cháy thêm 3 năm nữa, thật là chuyện xưa nay hiếm! Đó là chưa nói trong chùa còn 3 cây nhang lớn, mỗi cây nặng 50kg chưa sử dụng, cao 1,5m, nếu thắp lên chắc sau vài năm mới tàn. Một chùm đèn gọi là Lục Long Đăng với sáu con rồng quay đầu ra chung quanh, đuôi chụm vào với nhau, phía dưới là một bông sen để các bóng đèn.

Chùa Đất Sét là một công trình kiến trúc "độc nhất vô nhị" ở Việt Nam. Chùa Đất Sét nằm trên đường Lương Định Của, gần trung tâm thị xã. Ngôi chùa bình dị như một ngôi nhà miền quê nhưng bên trong nó là cả một sự sáng tạo miệt mài để làm nên tác phẩm kỳ thú, xứng đáng là điểm tham quan hấp dẫn nhất thị xã Sóc Trăng.

Nguồn: Website Cần Thơ

 

 

 

Tags:

Bài viết khác

Phước Hậu – Cổ tự bên sông và di sản tâm linh của miền Tây

Nằm bên dòng sông Trà Ôn hiền hòa, chùa Phước Hậu tọa lạc tại ấp Đông Hậu, xã Ngãi Tứ, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long. Đây là một trong những ngôi chùa cổ nổi bật của vùng Tây Nam Bộ, không chỉ là trung tâm sinh hoạt Phật giáo của dòng Lâm Tế – Chúc Thánh, mà còn được biết đến với vườn kinh đá độc đáo bậc nhất miền Tây, thu hút đông đảo du khách và phật tử thập phương.

Tháp Đôi – Biểu tượng lịch sử và tâm hồn văn hóa của đất Quy Nhơn

Giữa lòng thành phố biển Quy Nhơn đầy nắng gió, nơi những con sóng ngàn đời vẫn vỗ về bờ cát trắng, có một công trình mang dáng dấp vừa uy nghiêm vừa trầm mặc, như một khúc nhạc xưa vọng lại từ quá khứ huy hoàng của vương quốc Chămpa. Đó chính là tháp Đôi, một trong những di tích kiến trúc Chăm Pa tiêu biểu còn tồn tại gần như nguyên vẹn trên dải đất duyên hải Nam Trung Bộ.

Nhà thờ Cái Bè – Di sản kiến trúc độc đáo và tráng lệ của miền Tây Nam Bộ

Miền Tây Nam Bộ nổi tiếng với những dòng sông hiền hòa, cảnh vật yên bình và nền văn hóa đặc sắc. Trong bức tranh sông nước đó, những công trình kiến trúc cổ kính như nhà thờ Cái Bè không chỉ là điểm nhấn về mặt thẩm mỹ mà còn mang trong mình giá trị lịch sử, văn hóa sâu sắc.

Chùa Mèo và sự tích ‘miêu thần' cứu thủ lĩnh nghĩa quân Lam Sơn

Chùa Mèo ở huyện Lang Chánh (tỉnh Thanh Hóa) có lịch sử lâu đời với sự tích “miêu thần cứu chúa” đầy ý nghĩa.

Dinh Cô Long Hải (Bà Rịa Vũng Tàu) – Dấu ấn kiến trúc và tín ngưỡng dân gian vùng biển

Nằm nép mình dưới chân núi Thùy Vân, hướng mặt ra biển khơi, Dinh Cô không chỉ là một địa điểm tâm linh linh thiêng của ngư dân Long Hải (Bà Rịa – Vũng Tàu) mà còn là công trình kiến trúc tiêu biểu mang đậm bản sắc văn hóa tín ngưỡng dân gian Nam Bộ.

Linh Sơn Cổ Tự – Trầm mặc lịch sử và tinh thần Phật giáo giữa lòng Vũng Tàu

Linh Sơn Cổ Tự, tọa lạc tại số 104 Hoàng Hoa Thám, phường 2, thành phố Vũng Tàu, không chỉ là ngôi chùa cổ nhất của vùng đất này mà còn là biểu tượng văn hóa – tâm linh mang đậm dấu ấn lịch sử lâu đời. Với gần một thế kỷ hình thành và phát triển, Linh Sơn Cổ Tự ghi dấu ấn sâu sắc trong lòng người dân và du khách bởi sự kết tinh tinh thần Phật pháp cùng kiến trúc truyền thống độc đáo.

Những ngôi chùa đặc biệt ở Trường Sa

Trên các đảo Song Tử Tây, Nam Yết, Sơn Ca, Sinh Tồn, Sinh Tồn Đông, Đá Tây A, Phan Vinh, Trường Sa Đông, Trường Sa của quần đảo Trường Sa đều có màu ngói đỏ của ngôi chùa Việt thấp thoáng trong những tán cây xanh.

Hành trình tâm linh qua ba ngôi chùa cổ trăm tuổi tại Cần Thơ

Cần Thơ không chỉ nổi tiếng với cảnh sắc sông nước hữu tình mà còn lưu giữ những giá trị văn hóa, lịch sử sâu sắc qua các ngôi chùa cổ.
Top