banner 728x90

Văn hóa uống trà trong đời sống của người Việt

21/06/2024 Lượt xem: 2636

Trà là thức uống được người Việt dùng suốt năm, suốt đời, từ quán nước vỉa hè đến ấm trà trong gia đình, hay những nhà hàng sang trọng. Bởi uống trà vừa là nét sinh hoạt lành mạnh, vừa rất tốt cho sức khỏe người dùng. Cây chè Việt vì thế đã trở thành một thứ cây khởi nguồn cho sự giao tiếp tình cảm đời sống thường nhật, một thức uống khó thiếu của người Việt Nam.

Trà xuất hiện ở Trung Hoa khoảng hơn 4 nghìn năm trước. Câu chuyện về sự xuất hiện của trà cũng mang nhiều tính huyễn hoặc hơn là lịch sử. Khi Vua Thần nông đi thăm thú phương Nam, vô tình uống nước nóng có một chiếc lá cây rơi vào và cảm thấy rất sảng khoái. Ông đặt tên cho nó là “chè” và truyền bá rộng rãi trong nhân gian.

Văn hóa uống trà của người Việt luôn gần gũi, giản đơn và hết sức mộc mạc, dung dị

Trải qua nhiều năm trong dòng chảy lịch sử, trà dần được truyền bá khắp thế giới. Các nước Châu Á nhanh chóng sử dụng trà, và phát triển những văn hóa uống trà khác nhau. Thậm chí là nâng lên thành một nghệ thuật

Ở Việt Nam, trà cũng xuất hiện rất sớm và được đón nhận nồng nhiệt. Đến nay, trà đã thực sự không thể thiếu trong đời sống hàng ngày của người dân Việt.

Người Việt uống trà mỗi nơi mỗi khác, không tuân theo một chuẩn mực nào. Nó là biểu hiện đầy tính sáng tạo về ngôn ngữ của người pha và người được mời trà. Dù ảnh hưởng nặng nề văn hóa Trung Quốc nhưng cách uống trà của người Việt lại mang nhiều nét khác biệt. Từ đó hình thành một nền văn hóa trà hoàn toàn độc lập.

Không chuộng trà hương như người Trung Quốc, người Việt thích uống trà mạn để thưởng thức được vị trà thanh thuần, tự nhiên nhất. Khi pha trà, nhất định phải dùng nước mưa hoặc nước trong giếng tổ ong để đảm bảo trà có vị ngọt dịu tự nhiên, không bị mất mùi bởi những tạp chất.

Việc uống trà từ lâu đã trở thành một thói quen, một nét văn hóa đẹp của người dân Việt nam dù là thời xưa hay thời hiện đại.

Trong văn hóa Việt Nam, trà chiếm vị trí quan trọng và có tầm ảnh hưởng lớn trong đời sống. Bất kì dịp lễ, Tết, ma chay, hiếu hỉ của người Việt đều cần đến trà. Trà không chỉ là thức uống để mời nhau, nó còn là món quà thể hiện lòng thành với người thân và món lễ vật quý báu dâng lên tiên tổ.

Trước đây, trà vẫn được coi là thức uống dành cho những người cao tuổi. Nhưng hiện nay, giới trẻ đang dần quan tâm tới loại thức uống này. Chúng ta có thể kỳ vọng văn hóa uống trà sẽ được gìn giữ cho thế hệ mai sau.

Ban Nghiên cứu Văn hóa

 

 

Tags:

Bài viết khác

Nhạc cụ truyền thống trong hát Chầu Văn

Hát Chầu văn hay còn được gọi là hát văn hay hát hầu đồng là một loại hình nghệ thuật ca hát cổ truyền và một phần tín ngưỡng thờ Mẫu của văn hóa Việt Nam. Đây là hình thức lễ nhạc gắn liền với nghi thức hầu đồng của tín ngưỡng Tứ phủ (tín ngưỡng thờ Mẫu) và tín ngưỡng thờ Đức Thánh Trần (Trần Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuần), một tín ngưỡng dân gian Việt Nam.

Nét văn hóa tâm linh trong kiến trúc nhà thờ họ

Kiến trúc nhà thờ họ là biểu tượng vật chất đậm nét văn hóa phi vật thể của các tộc họ ở Việt Nam. Đây là nơi lưu giữ giá trị, tổ chức, quan hệ, và thành tựu của mỗi dòng tộc qua nhiều thế hệ. Theo truyền thống, nhà thờ họ thường được xây dựng theo cấu trúc đơn giản nhưng hài hòa, mang đậm nét riêng của văn hóa dân gian.

Vai trò và ý nghĩa của nhà thờ họ tại Việt Nam

Nhà thờ tổ hay từ đường là một ngôi nhà dành riêng cho việc thờ cúng tổ tiên của một dòng họ hay từng chi họ tính theo phụ hệ (dòng của cha). Nhà thờ họ phổ biến trong văn hóa người Việt tại khu đồng bằng và trung du Bắc Bộ và Trung Bộ.

Tứ quý trong tranh dân gian Đông Hồ

Tranh Tứ quý thuộc loại tứ bình (bốn bức) khổ lớn, vẽ cảnh tứ thời: Xuân, hạ, thu, đông. Mỗi mùa có một loài cây, loài hoa đặc trưng. Mùa xuân: hoa mai, hoa lan, hoa đào. Mùa hạ: hoa sen, hoa hồng, hoa lựu. Mùa thu: hoa cúc, hoa phù dung. Mùa đông: cây trúc, cây thông (tùng).

Cỗ và mâm cỗ truyền thống của người Việt

Mâm cỗ ở mỗi vùng quê Việt Nam có hương vị riêng nhưng bao giờ cũng vậy, mỗi mâm có 4 hoặc 6 người. Thông thường người ta kiêng ngồi 5 người, ở mâm cỗ có ít nhất hai người thân nhau, cũng có khi 3 cặp đều thân nhau thành một cỗ. Người nhà chủ tế nhị mời những người ăn ý với nhau vào một cỗ, sàn sàn lứa tuổi với nhau vào cùng mâm. Những người có tửu lượng mạnh hoặc nhẹ vào một cỗ, những người bằng vai phải lứa với nhau vào một cỗ. Đàn ông vào cỗ với nhau, còn đàn bà ngồi với đàn bà.

Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ, Tứ phủ Việt Nam

Mỗi quốc gia, mỗi dân tộc đều mang trong mình những nét văn hóa riêng. Văn hóa là cái gốc cho sự phát triển, phồn thịnh của một đất nước. Việt Nam là một dân tộc mang một nền văn hóa đậm đà bản sắc, đa dạng và phong phú. Tín ngưỡng thờ Mẫu Việt Nam từ lâu đã đóng vai trò quan trọng đối với người dân Việt, văn hóa tín ngưỡng có ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống xã hội và tâm thức người dân.

Tín ngưỡng dân gian trong lễ hội cổ truyền ở Việt Nam

Tín ngưỡng dân gian đóng vai trò quan trọng trong các lễ hội cổ truyền của Việt Nam, thể hiện bản sắc văn hóa, tâm linh và lòng tôn kính đối với các thế lực siêu nhiên, Tổ tiên, thần thánh. Bài viết tìm hiểu một số đặc điểm nổi bật về tín ngưỡng dân gian trong các lễ hội cổ truyền của người Việt, đặc biệt, lễ hội liên quan đến tín ngưỡng dân gian như: tín ngưỡng phồn thực, tín ngưỡng vạn vật hữu linh, tín ngưỡng thờ Thành hoàng, tín ngưỡng thờ Tổ tiên, tín ngưỡng thờ Mẫu...

Ý nghĩa và mục đích của tục “Bán khoán con lên chùa”

Bán khoán con cho chùa là một tín ngưỡng dân gian, một hình thức gửi gắm về mặt tâm linh. Có hai hình thức bán khoán con lên chùa: Bán khoán đến hết năm 12 tuổi rồi “chuộc” con ra, hoặc là bán khoán trọn đời. Từ xưa đến nay, nhiều gia đình quan niệm, khi sinh con ra, đứa trẻ hay đau yếu, khóc lóc không phải là do bị bệnh từ thân hoặc những đứa trẻ sinh vào giờ kỵ, ngày phạm (tức ngày mùng 1, 5, 8, 15, 23, 24, 28 và ngày 30 Âm lịch).
Top