banner 728x90

Văn hóa người Hoa trong dòng chảy văn hóa Nam bộ

06/05/2024 Lượt xem: 2522

Quá trình cộng cư với các cộng đồng dân tộc trên vùng đất Nam Bộ, văn hóa Hoa đã có sự thẩm thấu, hội nhập, tiếp nhận và giao lưu với các văn hóa của cộng đồng các dân tộc Việt, Khmer và các dân tộc anh em khác.

Hiện nay, người Hoa ở Việt Nam tập trung sinh sống ở TP.Hồ Chí Minh và các tỉnh Nam Bộ. Về mặt lịch sử, những lưu dân Trung Hoa tìm đến Việt Nam từ khá sớm, ít nhất cũng từ đầu Công nguyên.

Cộng đồng người Hoa ở Nam Bộ mới được hình thành cách nay hơn ba thế kỷ, đa số người Hoa đến Nam Bộ là những cư dân Trung Hoa có nguồn gốc cư trú ở duyên hải phía Nam Trung Quốc và quá trình nhập cư vào Nam Bộ kéo dài nhiều thế kỷ. Người Hoa ở Nam Bộ, cùng với người Khmer, người Việt là những cộng đồng cư dân đã tham dự công cuộc khai khẩn vùng đất Nam Bộ từ rất sớm, khi vùng đất này hãy còn hoang hóa.

Hơn ba thế kỷ qua, cũng là thời gian để định hình một văn hóa của người Hoa ở Nam Bộ. Đất Nam Bộ cũng là quê hương của người Hoa, và những cộng đồng cư dân các dân tộc cùng cộng cư với người Hoa là những anh em bà con ruột thịt. Quả thật, không chỉ là một cách nói hình tượng, mà thực tế ở Nam Bộ là như vậy, người Hoa đã trải qua bao đời chung sống với người Việt trong các thị trấn, thị tứ, xóm ấp, với người Khmer trong các phum, sóc, ruộng vườn, đã có quan hệ hôn nhân với nhau và những thế hệ con lai đã ra đời. Ở đây, nhiều người Hoa, Khmer, Việt có thể sử dụng khá thành thạo hai hoặc ba ngôn ngữ trong số các ngôn ngữ Hoa (các nhóm địa phương), Việt, Khmer...

Trong quá trình giao lưu văn hóa với các cộng đồng cư dân Việt, Khmer ở Nam Bộ, người Hoa không chỉ nhận, mà còn góp vào sự phong phú và đa dạng của văn hóa Việt, Khmer..., hình thành những đặc điểm của vùng văn hóa Nam Bộ của Việt Nam. Những cư dân người Hoa đến Nam Bộ đã trực tiếp ảnh hưởng đối với văn hóa của cư dân đang sinh sống ở đây.

Trong số những lưu dân người Hoa đến Nam Bộ, có không ít thợ thủ công và cả những nghệ nhân tài giỏi. Những thợ thủ công người Hoa này đã góp vào sự hình thành các trung tâm sản xuất gốm sứ ở Biên Hòa, Bình Dương, Chợ Lớn, các làng nghề như Xóm Vôi, Chợ Thiếc, Xóm Cải, v.v... Những hoạt động sản xuất thủ công này không đơn thuần mang tính kinh tế mà còn cả những yếu tố văn hóa như các cơ sở gốm sứ của người Hoa. Gốm sứ của người Hoa đã góp phần làm cho gốm sứ của Nam Bộ phát triển và mang những nét riêng so với các vùng ở Việt Nam. Không chỉ nghề gốm sứ mà nhiều nghề thủ công khác như thuộc da, thủy tinh, kim hoàn, nhất là ngành đông y dược,... cũng đã góp phần vào sự đa dạng của văn hóa, kinh tế của vùng đất Nam Bộ xưa và nay.

Tết Nguyên tiêu của người Hoa ở TP.Hồ Chí Minh

Những đóng góp, ảnh hưởng của văn hóa Hoa đối với văn hóa của các cư dân ở Nam Bộ cũng thể hiện khá rõ nét và khá đa dạng, trước hết là trên phương diện văn hóa vật chất như ăn, ở, mặc, có thể kể ra rất nhiều yếu tố văn hóa Hoa trong văn hóa Nam Bộ. Đó là những phố cổ của người Hoa hiện đang tồn tại ở TP.Hồ Chí Minh trên địa bàn Quận 5, Quận 6. Những khu phố của người Hoa với những sắc màu riêng trong không gian của TP.Hồ Chí Minh. Đó là những kiến trúc các miếu đền của người Hoa với một phong cách riêng ở TP.Hồ Chí Minh và nhiều tỉnh Nam Bộ. Những kiến trúc tôn giáo của người Hoa cũng đã ảnh hưởng không ít đến kiến trúc các tín ngưỡng, tôn giáo của người Việt và người Khmer.

Chùa bà Thiên Hậu 

Người Hoa đã đến Nam Bộ với một hành trang của các sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo, nếp sống truyền thống của văn hóa Trung Hoa, và đã có những ảnh hưởng nhất định đến đời sống của văn hóa các cộng đồng cư dân ở Nam Bộ. Tuy nhiên, cũng phải thấy rằng việc truyền bá Nho giáo như kiểu của họ Mạc ở Hà Tiên là một thí dụ, đó là một thứ Nho giáo đã địa phương hóa, hoặc Nam Bộ hóa. Đó là văn hóa truyền thống của một số địa phương vốn từ Trung Hoa đã có những thay đổi và chọn lựa cho thích ứng với vùng đất và cư dân Nam Bộ. Cũng vậy, người Hoa đã đem đến vùng đất Nam Bộ tín ngưỡng thờ bà Thiên Hậu, Ngũ Hành nương nương, v.v... đã được các cộng đồng cư dân Việt, Khmer, Chăm dễ dàng chấp nhận và bổ sung vào các vị nữ thần vốn có của mình như bà Chúa Xứ, Bà Đen, v.v... Những thương nhân người Việt cũng đã chấp nhận việc thờ cúng thần tài, ông địa của người Hoa, với niềm hy vọng cho công cuộc kinh doanh, sản xuất của mình. Bàn thờ Thiên của người Hoa, nay đã phổ biến trong các gia đình của người Việt ở đồng bằng sông Cửu Long...

Quá trình cộng cư với các cộng đồng các dân tộc trên vùng đất Nam Bộ, văn hóa Hoa đã có sự thẩm thấu, hội nhập, tiếp nhận và giao lưu với các văn hóa của cộng đồng các dân tộc Việt, Khmer và các dân tộc anh em khác. Quá trình đó đã giúp các dân tộc hiểu hơn về người Hoa và người Hoa hiểu thêm về các cộng đồng cộng cư. Từ đó mối quan hệ đoàn kết gắn bó giữa người Hoa với các dân tộc ở Nam Bộ ngày càng mật thiết, bền chặt hơn. Văn hóa của người Hoa ở Nam Bộ là một phần trong tài sản văn hóa của cộng đồng các dân tộc ở Việt Nam.

Ngày nay, bà con người Hoa cùng các dân tộc anh em trong cộng đồng các dân tộc chung sống trên đất nước Việt Nam Xã hội Chủ nghĩa đang bước vào một thời kỳ lịch sử mới, sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Văn hóa của người Hoa đang được bảo tồn và phát huy, là sự góp vào nguồn lực phát triển vùng đất Nam Bộ trong hiện tại cũng như trong tương lai.

Nguồn NLĐ

Tags:

Bài viết khác

Lễ bốc Mó của dân tộc Thổ

Từ xa xưa, trong tâm thức và tín ngưỡng của dân tộc Thổ (Nghệ An), Lễ bốc Mó hay còn gọi là Lễ cúng đền Mó, khai Mó nước đầu năm là lễ tục đặc biệt quan trọng được tổ chức hàng năm. Nghi lễ này mang ý nghĩa khai thông mó nước, cầu cho mưa thuận gió hòa, nguồn nước dồi dào để phục vụ cuộc sống sinh hoạt và việc tưới tiêu của nông dân.

Chiếc địu văn hóa đẹp của đồng bào vùng cao

Chiếc địu đã trở thành phong tục, thành nét văn hóa đẹp của đa số đồng bào các dân tộc vùng cao ở Việt Nam. Phong tục này đặc biệt thể hiện rõ nét ở đồng bào Tày, Thái…

Lẫm An Nghiệp (Phú Yên) - công trình kiến trúc cổ trên 100 năm

Tọa lạc tại khu phố Định Thắng 1, thị trấn Phú Hòa (huyện Phú Hòa), lẫm An Nghiệp từ lâu được biết đến là một công trình kiến trúc cổ có niên đại trên 100 năm, đến nay vẫn giữ được nét cổ kính của một di tích văn hóa lâu đời, trải qua bao thăng trầm của thời cuộc.

Lễ hội Đền Trần - Nơi hội tụ những giá trị văn hóa lịch sử

Vương triều Trần (1225-1400) là triều đại rực rỡ, thịnh trị bậc nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam, 3 lần đánh thắng giặc Nguyên - Mông xâm lược nước ta vào thế kỷ XIII. Trong đó, Vua Trần Nhân Tông sớm nhường ngôi cho con rồi lui về đi tu, trở thành vị Tổ sáng lập của Thiền phái Trúc Lâm. Quốc công tiết chế Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn lập bao chiến công hiển hách trong cả 3 lần chiến đấu chống quân Nguyên - Mông, khi hóa đã được nhân dân suy tôn là bậc thánh.

Các hình thức diễn xướng trong tín ngưỡng thờ Mẫu

Hầu bóng là một nghi lễ tiêu biểu và đặc trưng nhất của tín ngưỡng thờ Mẫu, vốn xuất phát từ người Việt ở Bắc Bộ, nhưng sau đó theo chân người Việt vào Trung Bộ và Nam Bộ, tạo nên những sắc thái riêng cho mỗi miền. Hầu bóng, nhìn từ góc độ văn hóa - nghệ thuật là một hình thức diễn xướng dân gian tổng hợp, một loại hình sân khấu tâm linh.

Vẻ đẹp của ngôi chùa gần 1.000 năm tuổi trên núi Long Đọi, Hà Nam

Chùa Long Đọi Sơn vừa mang vẻ đẹp cổ kính, linh thiêng của ngôi cổ tự gần một nghìn năm tuổi, vừa mang đến cho du khách cảm giác bình yên, thanh tịnh.

Lễ hội Nghinh Ông - Nét văn hóa đậm chất dân gian và lâu đời của người dân vùng biển Cần Giờ

Hàng trăm ghe đánh cá của ngư dân huyện Cần Giờ (Tp.Hồ Chí Minh) tham gia đoàn đưa - rước Nghinh Ông, cầu vụ mùa bội thu. Từng đàn hải âu bám theo ghe Nghinh ra khu vực làm lễ. Bên đường người dân lập hương án chờ Nghinh Ông về.

Sự tích hợp các giá trị văn hóa nghệ thuật trong tín ngưỡng thờ Mẫu

Trong các loại hình văn hóa của con người có một dạng thức văn hóa khá đặc thù, đó là “văn hóa tôn giáo”, như văn hóa Phật giáo, văn hóa Gia tô giáo, văn hóa Ấn giáo và văn hóa Khổng giáo. Đối với một số tín ngưỡng hay tôn giáo sơ khai, chúng ta có thể dõi thấy những dạng thức văn hóa, những quá trình tích hợp văn hóa – nghệ thuật như vậy, trong đó tín ngưỡng thờ Mẫu là một ví dụ khá tiêu biểu.
Top