banner 728x90

Tục thờ Thần Lửa của người Việt

29/05/2024 Lượt xem: 2856

Từ xa xưa, con người đã biết đến vai trò vô cùng quan trọng của lửa trong sinh hoạt, sản xuất và ở hầu hết các nền văn hóa, lửa đã được con người thần thánh hóa, thờ cúng. Tục thờ Thần Lửa của người Việt cũng nằm trong dòng chảy tín ngưỡng này.

Theo đó, việc cúng hay thần thánh hóa ngọn lửa đã được ghi nhận ở nhiều nền văn hóa trên thế giới. Bằng chứng khảo cổ học sớm nhất về tín ngưỡng này được tìm thấy ở người Ấn - Ba Tư khoảng 1500 năm trước công nguyên. Đây cũng là nơi các nhà khảo cổ học tìm ra vết tích đầu tiên của tục hỏa táng. Bên cạnh đó, trong các nền văn hóa ở châu Âu cũng có các vị thần liên quan đến tín ngưỡng thờ lửa hoặc các huyền thoại về lửa như thần Belenus của người Celtic, thần Svarog của người Slavic... Ở Việt Nam, mặc dù chưa tìm thấy vết tích của tín ngưỡng thờ lửa qua các hiện vật khảo cổ học, nhưng trong đời sống văn hóa các tộc người thì lửa luôn là một thành tố quan trọng trong mọi nghi lễ. Chẳng hạn, các nghi lễ của người thiểu số luôn được thực hiện bên đống lửa.

Từ hàng ngàn năm trước, con người nhận thức cả mặt tích cực và tiêu cực của lửa - vừa có chức năng tái sinh lại vừa có tính hủy diệt. Hủy diệt để tái sinh - đó là vòng tuần hoàn của cuộc sống. Tuy nhiên, ở Việt Nam, việc thờ Thần Lửa thiên về ước vọng hạn chế sự hủy diệt của lửa nhiều hơn. Từ lâu, người ta đã nhận ra được sự tàn phá của lửa, chỉ cần chút bất cẩn là cả căn nhà, xóm làng, thậm chí cả khu rừng rộng lớn... có thể thành tro bụi. Cho nên thần thoại Việt Nam còn gọi Thần Lửa là Bà Hỏa. Thần giữ một thứ lửa rất màu nhiệm, có thể đặt nồi không mà nấu ra những thức ăn rất ngon lành. Nhưng thứ lửa ấy không phải là để cho hạ giới dùng.

Tượng Bà Hỏa được thờ

Truyện dân gian Việt Nam có câu chuyện về một ông lão cơ duyên gặp được bếp lửa của Thần trong rừng và nhặt về một ít than đỏ. Từ đó, ngày nào nhóm lửa, cơm thịt cũng ê hề, gia đình ông lão sống sung túc và không bao giờ để tắt lửa. Nhưng một hôm lúc ông cụ đi vắng, người con dâu của ông vừa đi ra suối múc nước về bỗng thấy lửa bén vào vách nhà, cô mang nước xối tắt lửa. Từ đó, họ mất hết bảo vật của Thần. Cũng có những câu chuyện về thủ hạ của Thần Lửa tàn phá cuộc sống của nhân dân, cây cối.

Với quan niệm "vạn vật hữu linh", người xưa coi các hiện tượng do một hoặc các vị Thần được Thượng đế trao trách nhiệm cai quản, phụ trách như Thần Mây, Thần Sét, Thần Núi... và cả Thần Lửa. Để tránh các tai họa có thể xảy ra, con người đã lập đền miếu để thờ phụng, cầu xin các vị thần bảo trợ cho cuộc sống của mình được bình yên, tránh rủi ro, bất hạnh. Tục thờ Thần Lửa của người Việt cũng xuất phát từ quan niệm đó.

Chính vì quan niệm này mà từ thời Trần đã cho lập đền thờ Hỏa Thần tại kinh đô Thăng Long, để người dân thờ cúng, xin Thần không tạo nên tai họa. Việc thờ phụng tại đền Hỏa Thần không chỉ là nghi thức bái tế, cầu vọng quốc thái, dân an, tránh hỏa hoạn của người dân kinh thành Thăng Long mà còn là sự nhắc nhở tinh thần phòng cháy, chữa cháy.

Thời Nguyễn vì kinh đô được chuyển vào Huế, tại đây cũng được thiết lập nhiều công trình thờ tự khác nhau, trong đó, có đền thờ các vị thần bảo trợ; riêng có Thần Lửa chưa được thờ. Theo sách Minh Mạng chính yếu, vào năm Giáp Thân (1824), bấy giờ các đại thần ở Bộ Lễ khi xét danh mục các đền thờ, đã đề xuất dựng miếu tế Hỏa Thần. Ở Nam bộ, Thần Lửa đã được người dân thờ từ khá sớm. Trong sách "Gia Định thành thông chí", Trịnh Hoài Đức đã ghi lại tục thờ Bà Hỏa ở Gia Định như sau: "Ở phía trái của chợ Điều Khiển, thờ Nữ Thần Hỏa tinh. Vì nước Nam thuộc quẻ Ly, mà Ly thuộc hỏa, quẻ Ly ở giữa trống không là âm, đã âm mà ở giữa là nữ, nên thần thuộc về nữ giới. Miễu này rất trang nghiêm và hằng linh ứng, người ở đây cứ đến đầu xuân, trước hết phải đem lễ đến tế, để mong tránh điều chẳng lành, thì cả năm được yên nếu chậm trễ hay xem thường, thì liền thấy có hỏa tai".

Bà Hỏa là một trong năm vị Nữ Thần trong tín ngưỡng dân gian của người Nam bộ. Năm vị này được gọi Ngũ Hành Nương Nương. "Ngũ Hành Nương Nương là năm vị nữ thần biểu tượng năm chất cấu tạo vũ trụ. Vì vũ trụ sanh nên biểu tượng nữ, đồng bào thường gọi là Năm Mẹ: Thổ Đức Thánh Phi, Hỏa Đức Thánh Phi, Kim Đức Thánh Phi, Thủy Đức Thánh Phi và Mộc Đức Thánh Phi. Dân gian tin rằng năm vị thần vừa kể có quyền năng với các nghề liên quan đến đất đai, củi lửa, kim loại, nước nôi, cây gỗ. Do đó được đông đảo quần chúng tôn thờ, nhất là vùng ven thành phố".

Như vậy, dân gian tín ngưỡng rằng Bà Hỏa trông coi củi lửa không để xảy ra hỏa hoạn ở gia đình cũng như xóm ấp. Sau này, đời sống kinh tế phát triển, người ta tin Bà Hỏa còn giúp mua may bán đắt, xua đi mọi bệnh tật, giữ cho cuộc sống được bình yên; bởi trong tâm thức dân gian "nước (thủy) và lửa (hỏa) là hai yếu tố có tác động lớn đối với sinh hoạt hằng ngày của con người.

Ban Nghiên cứu văn hóa

 

Tags:

Bài viết khác

Nhạc cụ truyền thống trong hát Chầu Văn

Hát Chầu văn hay còn được gọi là hát văn hay hát hầu đồng là một loại hình nghệ thuật ca hát cổ truyền và một phần tín ngưỡng thờ Mẫu của văn hóa Việt Nam. Đây là hình thức lễ nhạc gắn liền với nghi thức hầu đồng của tín ngưỡng Tứ phủ (tín ngưỡng thờ Mẫu) và tín ngưỡng thờ Đức Thánh Trần (Trần Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuần), một tín ngưỡng dân gian Việt Nam.

Nét văn hóa tâm linh trong kiến trúc nhà thờ họ

Kiến trúc nhà thờ họ là biểu tượng vật chất đậm nét văn hóa phi vật thể của các tộc họ ở Việt Nam. Đây là nơi lưu giữ giá trị, tổ chức, quan hệ, và thành tựu của mỗi dòng tộc qua nhiều thế hệ. Theo truyền thống, nhà thờ họ thường được xây dựng theo cấu trúc đơn giản nhưng hài hòa, mang đậm nét riêng của văn hóa dân gian.

Vai trò và ý nghĩa của nhà thờ họ tại Việt Nam

Nhà thờ tổ hay từ đường là một ngôi nhà dành riêng cho việc thờ cúng tổ tiên của một dòng họ hay từng chi họ tính theo phụ hệ (dòng của cha). Nhà thờ họ phổ biến trong văn hóa người Việt tại khu đồng bằng và trung du Bắc Bộ và Trung Bộ.

Tứ quý trong tranh dân gian Đông Hồ

Tranh Tứ quý thuộc loại tứ bình (bốn bức) khổ lớn, vẽ cảnh tứ thời: Xuân, hạ, thu, đông. Mỗi mùa có một loài cây, loài hoa đặc trưng. Mùa xuân: hoa mai, hoa lan, hoa đào. Mùa hạ: hoa sen, hoa hồng, hoa lựu. Mùa thu: hoa cúc, hoa phù dung. Mùa đông: cây trúc, cây thông (tùng).

Cỗ và mâm cỗ truyền thống của người Việt

Mâm cỗ ở mỗi vùng quê Việt Nam có hương vị riêng nhưng bao giờ cũng vậy, mỗi mâm có 4 hoặc 6 người. Thông thường người ta kiêng ngồi 5 người, ở mâm cỗ có ít nhất hai người thân nhau, cũng có khi 3 cặp đều thân nhau thành một cỗ. Người nhà chủ tế nhị mời những người ăn ý với nhau vào một cỗ, sàn sàn lứa tuổi với nhau vào cùng mâm. Những người có tửu lượng mạnh hoặc nhẹ vào một cỗ, những người bằng vai phải lứa với nhau vào một cỗ. Đàn ông vào cỗ với nhau, còn đàn bà ngồi với đàn bà.

Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ, Tứ phủ Việt Nam

Mỗi quốc gia, mỗi dân tộc đều mang trong mình những nét văn hóa riêng. Văn hóa là cái gốc cho sự phát triển, phồn thịnh của một đất nước. Việt Nam là một dân tộc mang một nền văn hóa đậm đà bản sắc, đa dạng và phong phú. Tín ngưỡng thờ Mẫu Việt Nam từ lâu đã đóng vai trò quan trọng đối với người dân Việt, văn hóa tín ngưỡng có ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống xã hội và tâm thức người dân.

Tín ngưỡng dân gian trong lễ hội cổ truyền ở Việt Nam

Tín ngưỡng dân gian đóng vai trò quan trọng trong các lễ hội cổ truyền của Việt Nam, thể hiện bản sắc văn hóa, tâm linh và lòng tôn kính đối với các thế lực siêu nhiên, Tổ tiên, thần thánh. Bài viết tìm hiểu một số đặc điểm nổi bật về tín ngưỡng dân gian trong các lễ hội cổ truyền của người Việt, đặc biệt, lễ hội liên quan đến tín ngưỡng dân gian như: tín ngưỡng phồn thực, tín ngưỡng vạn vật hữu linh, tín ngưỡng thờ Thành hoàng, tín ngưỡng thờ Tổ tiên, tín ngưỡng thờ Mẫu...

Ý nghĩa và mục đích của tục “Bán khoán con lên chùa”

Bán khoán con cho chùa là một tín ngưỡng dân gian, một hình thức gửi gắm về mặt tâm linh. Có hai hình thức bán khoán con lên chùa: Bán khoán đến hết năm 12 tuổi rồi “chuộc” con ra, hoặc là bán khoán trọn đời. Từ xưa đến nay, nhiều gia đình quan niệm, khi sinh con ra, đứa trẻ hay đau yếu, khóc lóc không phải là do bị bệnh từ thân hoặc những đứa trẻ sinh vào giờ kỵ, ngày phạm (tức ngày mùng 1, 5, 8, 15, 23, 24, 28 và ngày 30 Âm lịch).
Top