banner 728x90

Tục thờ rắn Naga của người Khmer Nam Bộ

10/05/2024 Lượt xem: 2475

Trong tín ngưỡng dân gian của người Khmer Nam Bộ, huyền thoại rắn thần Naga chiếm một vị trí rất quan trọng trong đời sống tâm linh. Người Khmer thờ thần rắn với niềm tin thần là người làm chủ nguồn nước, tạo ra mưa thuận gió hòa cho vạn vật sinh sôi.  

Trong tiếng Phạn, Naga có nghĩa là con rắn lớn, cũng là tên gọi của vị thần rắn trong Ấn Độ giáo. Rắn Naga được gắn với hai vị thần là Vishnu và Shiva, với ý nghĩa cuộn tròn lấy cái gốc của trục thế gian, biểu trưng cho sự sinh thành, phát triển và hủy diệt, nâng đỡ và bảo đảm sự ổn định của thế giới.

Tượng rắn thần Naga được dùng trang trí tại hàng rào chùa Dơi

Trong truyền thuyết của người Khmer, vị vua đầu tiên lãnh đạo Vương quốc Chân Lạp, là Kampu, là người tài giỏi, có đức độ, được nhân dân yêu mến, tôn sùng và kính trọng như vị thần. Thời trai trẻ, chưa lập vương quốc, trong một lần trên đường du hành sang đất nước Indonesia, ngài gặp một nàng công chúa xinh đẹp, thông minh, lại dịu hiền, và có tài quyết đoán. Nàng là con gái  của vua rắn Naga. Khi đó, vua rắn Naga tổ chức lễ kén rể cho con gái. Kampu đã vượt qua tất cả các chàng trai trong các cuộc thi văn võ để làm chồng công chúa Naga. Quốc vương Kampu và hoàng hậu Naga cùng nhau sáng lập và xây dựng nên đất nước Campuchia ngày nay. Từ đó, hình tượng rắn Naga được xây dựng khắp nơi tại các ngôi chùa, cổng chùa và đền thờ, với ý nghĩa là vị thần canh giữ chốn linh thiêng và là loài có khả năng bảo vệ nguồn nước.

Chân cột cờ với 4 hình tượng rắn Naga trong chùa Khmer

Ngày nay, trong kiến trúc nhiều ngôi chùa của người Khmer thường có hình ảnh cầu vồng và rắn Naga tượng trưng cho cầu nối giữa trần gian và cõi Niết bàn. Các phù điêu Naga nơi mái cuốn của ngôi chùa người Khmer có ý nghĩa trong việc trừ tà, tránh hỏa hoạn và bảo vệ Đức Phật.

Hình tượng rắn thần Naga xuất hiện ở khắp nơi, từ cổng chùa, đến nóc chùa, chân cầu thang chánh điện, chân cầu thang phòng đọc sách, chân cột cờ, trên những chiếc xe tang luôn có hình ảnh rắn Naga để đưa linh hồn người chết về cõi Niết Bàn.

Rắn Naga ở chân cầu thang phòng đọc sách chùa Chén kiểu (Sóc Trăng)

Khi xuất hiện, rắn Naga thường có phần đuôi uốn cong, phần đầu là hình ảnh của con rắn phồng mang với 3 đầu, 5 đầu, 6 đầu, 7 đầu và 9 đầu. Rắn 3 đầu tượng trưng cho thiên - địa - nhân; 5 đầu là kim - mộc - thủy - hỏa - thổ; 6 đầu biểu trưng cho nữ giới, trái đất, thể xác và sự chết, 7 đầu tượng trưng cho sự đắc đạo trong tu hành và 9 đầu chính là con đường dẫn lên thiên đàng. Tuy nhiên, phổ biến nhất trong các chùa Khmer ở Nam Bộ là rắn Naga 5 đầu.

Sự xuất hiện của hình tượng rắn Naga trong các kiến trúc chùa là nét văn hóa đặc trưng của người Khmer Nam Bộ, góp phần tạo nên một không gian linh thiêng, huyền bí của các ngôi chùa Khmer Nam Bộ.

Ban Nghiên cứu Văn hóa

 

 

Tags:

Bài viết khác

Các hình thức diễn xướng trong tín ngưỡng thờ Mẫu

Hầu bóng là một nghi lễ tiêu biểu và đặc trưng nhất của tín ngưỡng thờ Mẫu, vốn xuất phát từ người Việt ở Bắc Bộ, nhưng sau đó theo chân người Việt vào Trung Bộ và Nam Bộ, tạo nên những sắc thái riêng cho mỗi miền. Hầu bóng, nhìn từ góc độ văn hóa - nghệ thuật là một hình thức diễn xướng dân gian tổng hợp, một loại hình sân khấu tâm linh.

Lễ hội Nghinh Ông - Nét văn hóa đậm chất dân gian và lâu đời của người dân vùng biển Cần Giờ

Hàng trăm ghe đánh cá của ngư dân huyện Cần Giờ (Tp.Hồ Chí Minh) tham gia đoàn đưa - rước Nghinh Ông, cầu vụ mùa bội thu. Từng đàn hải âu bám theo ghe Nghinh ra khu vực làm lễ. Bên đường người dân lập hương án chờ Nghinh Ông về.

Sự tích hợp các giá trị văn hóa nghệ thuật trong tín ngưỡng thờ Mẫu

Trong các loại hình văn hóa của con người có một dạng thức văn hóa khá đặc thù, đó là “văn hóa tôn giáo”, như văn hóa Phật giáo, văn hóa Gia tô giáo, văn hóa Ấn giáo và văn hóa Khổng giáo. Đối với một số tín ngưỡng hay tôn giáo sơ khai, chúng ta có thể dõi thấy những dạng thức văn hóa, những quá trình tích hợp văn hóa – nghệ thuật như vậy, trong đó tín ngưỡng thờ Mẫu là một ví dụ khá tiêu biểu.

Lễ hội Nghinh Ông Phú Quốc: Nét đẹp tín ngưỡng thờ Cá Ông của ngư dân đảo ngọc

Lễ hội Nghinh Ông Phú Quốc được xem là lễ hội dân gian lâu đời của ngư dân trên đảo ngọc. Hằng năm, lễ hội đều được tổ chức để tỏ lòng thành kính đối với Cá Ông, cũng như mong muốn một năm mưa thuận gió hoà.

Ý nghĩa tượng Phúc Lộc Thọ

Từ xa xưa, con người luôn tin vào sức mạnh của thần linh để cầu chúc cho niềm vui, tuổi thọ và sức khỏe. Đặc biệt, tượng Phúc - Lộc - Thọ luôn được tôn thờ để gắn kết với những điều tốt đẹp này.

Tín ngưỡng thờ cúng trong các nhà thờ họ ở vùng biển

Nhà thờ họ là một công trình kiến trúc truyền thống của người Việt, được xây dựng để thờ cúng tổ tiên của một dòng họ. Đây là nơi con cháu trong dòng họ tập trung vào những dịp quan trọng như ngày giỗ tổ, lễ Tết, hay các nghi lễ tôn giáo khác để tưởng nhớ và bày tỏ lòng thành kính với tổ tiên.

Những mặt hạn chế, tiêu cực của tín ngưỡng thờ Mẫu và nghi lễ lên đồng

Bản thân tín ngưỡng thờ Mẫu là hệ thống các tín ngưỡng ở các trình độ phát triển rất khác nhau, từ sơ khai, nguyên thủy như các hình thức thờ Nữ thần đến các hình thức phát triển cao hơn là thờ Mẫu Tam Phủ Tứ Phủ.

Vẻ đẹp văn hóa trong nghệ thuật múa dân gian của người Dao

Khởi nguồn từ đời sống lao động và những ước mơ về cuộc sống thanh bình, hạnh phúc, nghệ thuật múa dân gian của người Dao phản chiếu những góc nhìn văn hóa đa chiều về cuộc sống, tín ngưỡng và bản sắc văn hóa Dao.
Top