banner 728x90

Tục hèm của người chết giờ thiêng và trở thành Thành hoàng

22/06/2024 Lượt xem: 2703

Một số làng người Việt ở đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có thờ các Thành hoàng vốn xưa là người ăn mày, hốt phân, ăn trộm, ăn cướp… chết vào giờ thiêng, linh ứng và được thờ làm Thành hoàng. Bởi vậy, trong nghi lễ hội làng thường phải thực hiện các hèm tục này, mà thường làm vào ban đêm, người ngoài làng không được tham dự. Có thể kể ra một số hèm tục loại này như sau:

Hèm đi ăn mày và cướp bị gậy của làng Đôn Điển (Quảng Xương, Thanh Hóa) và làng Xuân Ái (Võ Giàng – Hà Bắc cũ). Thành hoàng các làng này vốn xưa là người đi ăn mày.

Hèm thần dọn phân Thành hoàng của làng Cổ Nhuế (Hà Nội), Đồng Vệ (Vĩnh Phú cũ). Tương truyền Thành hoàng của làng này là người hốt phân, nên hiện tại trong thờ tự hay lệ tục trong Hội làng, có đồ vật (sọt tre, que sơn son) hay hành động, thậm chí đồ dâng cúng liên quan tới phân và đi nhặt phân về.

Hèm đuôi lợn trong lễ hội Ngô Xá (Gia Lâm, Hà Nội), tái hiện việc người lái lợn xưa vì đuổi lợn mà rơi xuống ao bị chết.

Hèm thần ăn trộm, ăn cướp còn quan sát thấy ở một số làng Cộng Khê (Thái Bình), Tích Sơn (Tam Dương, Vĩnh Phú cũ), Khắc Niệm – Võ Giàng (Hà Bắc cũ)… sinh thời các vị Thành hoàng làng trên là kẻ trộm, cướp, nhưng hiển linh nên được các làng thờ là Thành hoàng. Bởi vậy, hèm trong hội làng đều phải tái hiện lại thời khắc tiêu biểu nhất của nghề nghiệp, thậm chí là cái chết của những con người mang tội này. Ví dụ, làng Cộng Khê diễn lại cảnh đưa tượng vị thần qua lỗ ngạch, vị tiên chỉ chực sẵn ở ngoài tóm lấy đầu tượng và hô lớn “Bắt được rồi ạ!”. “Bắt được rồi!”. Còn hèm làng Tích Sơn thì diễn lại cảnh đánh người tới mức bò lăn ra đất, gọi là quật bò. Làng Khắc Niệm diễn lại hèm chặt đầu lợn, liên tưởng tới vị thành hoàng xưa bị trọng tội phải chặt đầu.

Hèm thần trẻ con chết nghẹn của làng Đông Thôn (huyện Hoàng Long), vào dịp 12 tháng giêng, dâng thần bánh trôi và nhiều món ăn khác.

Hèm ẩu đả giữa các làng có thể quan sát thấy ở nhiều nơi: Thụy Khuê, Sài Sơn, Thượng ốc, Yên Lũng, Văn Lũng, Phú Vinh (Hà Tây cũ), Bong Trung (Thanh Hóa), Yên Vĩ – Đục Khê, Đại Phùng (Hà Tây cũ)… Vào các dịp hội hè, nghi lễ - có hèm tục các làng ẩu đả lẫn nhau bằng cách ném gạc bới ấu đả, “choang” đá vào nhau ở Yên Vĩ… Theo quan niệm dân gian, các cuộc ẩu đả đó càng căng thẳng, thậm chí gây đổ máu thì các làng năm đó mới làm ăn phát đạt, tránh mọi rủi ro, dịch bệnh. Đặc biệt là sau khi ẩu đả, người ta lại qua lại hỏi thăm nhau bình thường, không hề có thù oán.

Ban Nghiên cứu Văn hóa

 

Tags:

Bài viết khác

Nét độc đáo trong trang phục truyền thống của người Khmer

Việt Nam có 54 dân tộc cùng sinh sống và mỗi dẫn tộc đều có trang phục truyền thống riêng. Tuy nhiên trang phục dân tộc Khmer có lẽ được xem là nổi bật và cầu kỳ nhất, đặc biệt trang phục truyền thống của phụ nữ Khmer Nam bộ mang nét duyên, nét độc đáo không thể lẫn lộn với bất kỳ một trang phục nào khác.

Độc đáo tục rước dâu của người Dao Thanh Y ở Bình Liêu (Quảng Ninh)

Lễ cưới của người Dao Thanh Y ở Bình Liêu (Quảng Ninh) không chỉ là một nghi thức quan trọng trong đời sống hôn nhân, mà còn mang đậm dấu ấn văn hóa truyền thống với nhiều phong tục đặc sắc hiếm thấy ở các dân tộc khác. Trong đó, Lễ rước dâu là phần đặc biệt nhất, thể hiện sự giao thoa giữa tín ngưỡng, phong tục và tinh thần cộng đồng.

Tết Thanh minh của người Dao

Tết Thanh minh không chỉ là dịp để tưởng nhớ tổ tiên mà còn là một nét văn hóa đặc sắc của nhiều dân tộc thiểu số, trong đó có người Dao Quần Chẹt ở các tỉnh Tuyên Quang, Hòa Bình, Vĩnh Phúc. Đây là dịp để con cháu sum vầy, thể hiện lòng thành kính với bậc tiền nhân, đồng thời lưu giữ những phong tục truyền thống.

Nét văn hóa trong trang phục dân tộc H’mông

Nằm trong một quốc gia đa dân tộc, dân tộc H’mông được coi là một thành viên quan trọng trong cộng đồng các dân tộc thiểu số ở Việt Nam. Cùng với tiếng nói, chữ viết, trang phục cũng là một trong những chi tiết quan trọng đầu tiên để nhận biết và phân biệt dân tộc này với dân tộc khác. Trang phục truyền thống không chỉ mang đậm bản sắc văn hóa, mà còn chứa đựng những giá trị nghệ thuật, giá trị lịch sử của từng tộc người.

Những tấm dệt đan sắc núi rừng

Giữa sắc thẫm của đại ngàn Trường Sơn, đây đó nổi lên màu trắng của những dải mây vành khăn ở lưng chừng núi, màu đỏ của hoa gạo, hoa chuối, màu xanh của cây cỏ, màu vàng của lá úa rơi rụng, hay màu tím của hoàng hôn, màu của những tia nắng tán sắc cuối chân trời khi chiều muộn… Tất cả đã vẽ nên một bức tranh thiên nhiên mà người Tà Ôi ở không gian sống của chính tộc người mình

Những điều cần biết về tục thờ Linga và Yoni của người Chăm

Tục thờ Linga và Yoni có nguồn gốc từ cộng đồng người sống ở vùng lưu vực sông Ấn, thuộc chủng tộc Sumerian và Dravidan. Tín ngưỡng của họ gắn liền với thần thoại về thần mẹ và sự thờ cúng âm lực, coi sinh thực khí là nguồn gốc của mọi sự sáng tạo.

Các phong tục cần biết khi đến các làng bản của người dân tộc

Đồng bào các dân tộc Bắc Hà nói riêng và Lào Cai nói chung rất hiếu khách, nhưng khi du khách đến thăm làng, bản nên chú ý những điều kiêng kỵ và cần biết một vài phong tục, tập quán sinh hoạt để tiện ứng xử và giao tiếp.

Nhuộm răng đen - Phong tục lâu đời của người Việt

Nhuộm răng đen là một tục lệ lâu đời, xuất hiện từ thời Hùng Vương, tồn tại suốt mấy ngàn năm trong lịch sử văn hóa của người Việt. Đây vốn là phong tục cổ truyền không chỉ của cư dân người Việt mà còn tồn tại ở cộng đồng các dân tộc như Thái, Mường, Dao, Lự, Si La,…Trong cộng đồng người Việt, tục nhuộm răng đen chủ yếu chỉ phổ biến ở khu vực miền Bắc và miền Trung, còn ở miền Nam không thấy dấu vết của phong tục này.
Top