banner 728x90

Tục giải hạn "Kẻ Pác cằm" của người Tày, Nùng

31/07/2024 Lượt xem: 2615

Trong đời sống, con người có nhiều mối quan hệ cộng đồng như: gia đình, dòng tộc, hàng xóm... Sống thế nào để hài hòa trong các quan hệ, đó là vấn đề xưa nay nhiều người đề cập đến. Sống khoan dung, độ lượng, chân thật là một trong những nét ứng xử của người Tày, Nùng. Tìm hiểu nét đặc trưng này thông qua tục giải hạn “Kẻ pác cằm” (giải lời nguyền) của người Tày, Nùng ở Cao Bằng.

Lễ giải hạn của người Tày, Nùng

Người Tày, Nùng cũng như một số tộc người khác quan niệm vũ trụ có ba tầng, gồm: Tầng trời (các vị thần thánh và người âm sống), tầng dưới đất (con người sống), tầng dưới nước (thuộc các loài sống dưới nước). Theo người Tày, Nùng, con người gồm 12 “khoăn” (“Slíp sloong tua khoăn”). Nhưng cũng có người nói khoăn có: “Slam slip khoăn pạng nả/Hả slip khoăn pạng lăng”. Dịch: “Ba mươi khoăn đằng trước/Năm mươi khoăn đằng sau”. Thường thì “khoăn” và thân xác ở cùng nhau. Khoăn là vật dao động, luôn biến đổi, “khoăn” có thể rời thân xác đi chu du trong ba cõi. Khoăn đi lâu không về thì người mệt mỏi, ốm đau, khoăn đi hết thì người sẽ chết. Khi người chết đi khoăn biến thành “phi” (ma), phi cũng như người sống, có phi lành, phi ác. Phi lành phù trợ cho con cháu làm ăn, nhưng nếu con người ứng xử không tốt thì phi lành cũng quay lại quở con cháu, gây hoạn nạn… Người Tày, Nùng tin tưởng vào tổ tiên với lòng tin tuyệt đối thể hiện qua câu thành ngữ: “Mạy slổng nhoòng lảc, mác slổng nhoòng co, cần slổng nhoòng chỏ đẳm”. Dịch: “Cây sống nhờ rễ, quả sống nhờ cành, người sống nhờ tổ tiên”. Do vậy, tổ tiên luôn là vị “phi lành” hộ mệnh.

Phi pác (ma miệng), người Tày, Nùng gọi đôi môi là phi pác. Hai từ này vừa là danh từ, vừa chỉ sự giảo hoạt của đôi môi. Mà điều gì giảo hoạt quá người ta thường liên tưởng đến phi. Họ gắn cho đôi môi là phi pác và cho rằng: Miệng ăn mắm, ăn muối nói những lời gở thì ma miệng sẽ theo đó mà hành: “Phi pác sloong piếng năng. Phuối răng pền răng”. Dịch: “Đôi môi hai miếng da. Nói gì y vậy”. Từ quan niệm về phi pác có sự uy linh nên người ta rất sợ việc quở mắng, nguyền thề độc đối với nhau. Theo họ khi thề độc, cãi vã thì ma miệng lập tức thông tin ngay đến hai vị phi Mang, phi Nguyền (ma mang, ma nguyền) ngụ trên Đồng Mang, Đồng Nguyền biết. Hai vị phi này lập tức cho lời thề độc ứng nghiệm gây họa cho đôi bên.

Do vậy, việc quở hoặc thề độc với những người biết hậu quả là họ tuyệt đối tránh. Với quan niệm “Tốc tẩư mạy chắng thai. Tốc tẩư cần bấu thai”, Dịch: “Rơi từ cây xuống mới chết. Nhường nhịn với người không chết”.

Từ quan niệm về những lời thề nguyền độc ảnh hưởng đến tâm lý, tinh thần của con người, nên khi có chuyện xảy ra, người Tày, Nùng mời thầy đến nhà làm lễ giải hạn (Kẻ pác cằm) để tránh những hậu quả về sau. Để giải lời nguyền, người ta phải mời bảy họ khác nhau đến cùng hóa giải (có trường hợp mời chín họ). Người ta dùng bẹ chuối làm thuyền có mái che để chở điều xấu, điều gở đi. Từ trên mui thuyền người ta cắm con dao nhọn, mũi dao xuyên xuống dưới lòng thuyền (chuôi dao có lỗ tròn). Thuyền giải hạn này đặt cạnh mâm thầy cúng. Từ con thuyền người ta rải hai tấm vải trắng, đen làm cầu âm kéo ra ngoài cửa nhà, đầu cầu đặt vào mép chậu nước (bể nước); trong chậu có ngọn đèn, chiếc thang, gà, vịt sống để tống lời nguyền đi ra sông, ra bể...

lời nguyền bên âm (nghĩa là đời trước các cụ nguyền rủa nhau nay con cháu chịu). Lễ cũng tiến hành như trên nhưng mục hóa giải thì khác, người ta đem các loại ngũ cốc cho vào chảo rang đến khi nổ thành bỏng (phá lời nguyền), riêng ngô hạt lần đầu cho vào 3 hạt, lần thứ hai cho vào 5 hạt, lần thứ ba cho vào 7 hạt… đến khi nào đủ 36 hạt thì thôi (giải đi 36 cái hạn). Tiếp đó, thầy dùng ngô hạt (tượng trưng là đạn mác xá) ném trong bếp, trong nhà ra ngoài cửa (xua đuổi ma Nguyền trong nhà đi)...

Theo dân gian, những người gây chuyện hoặc dùng ma thuật để hại người, nếu người bị hại hóa giải được lời nguyền thì người làm hại sẽ hứng chịu hậu quả do mình làm ra, gia đình lâm vào hoạn nạn.

Từ những quan niệm về “phi pác” mà người Tày, Nùng rất kỵ việc quở nhau hay quở trời, quở đất, hoặc quở cha, mẹ thân sinh. Để răn con cháu, người Tày, Nùng có những câu thành ngữ, tục ngữ như: “Phảm bân, phảm đin, phảm mừa lăng/Phảm pỏ, phảm mẻ lẻ tha hăn”. Nghĩa là: “Phạm trời, phạm đất, hạn về sau/Phạm cha, phạm mẹ họa ngay trước mắt”. Do vậy mà người Tày, Nùng mới có quan điểm “Thẳm cuổi bấu khát dầư”. Nghĩa là: “Chặt chuối không đứt nhựa”. Khuyên con người sống với nhau phải rộng lượng, bao dung: “Mốc quảng chắng pền quan. Mốc luông chắng pền slấy”. Dịch: “Rộng lòng mới thành quan. Rộng tâm mới thành thầy”. Đây là câu thành ngữ cửa miệng của người Tày, Nùng. Và để tránh những điều không hay, người ta nhắc nhở nhau việc ăn nói phải thận trọng: “Mác bấu luổn mì/Phi bấu luổn chảng”. Dịch: “Quả không dưng có/Ma không thể nói bừa”; “Luổn kin, bấu luổn phuối”. Dịch: “Ăn bừa được, không nói bừa được”...

Trong các mối quan hệ, cách ứng xử của người Tày, Nùng có vẻ như không mang tính đấu tranh. Nhưng ngẫm lại thì đó là sự nhẫn nại, nhường nhịn, là sự bao dung, rộng lượng và trân trọng tình người.


Theo Báo Cao Bằng

 

Tags:

Bài viết khác

Tết Thanh minh của người Dao

Tết Thanh minh không chỉ là dịp để tưởng nhớ tổ tiên mà còn là một nét văn hóa đặc sắc của nhiều dân tộc thiểu số, trong đó có người Dao Quần Chẹt ở các tỉnh Tuyên Quang, Hòa Bình, Vĩnh Phúc. Đây là dịp để con cháu sum vầy, thể hiện lòng thành kính với bậc tiền nhân, đồng thời lưu giữ những phong tục truyền thống.

Nét văn hóa trong trang phục dân tộc H’mông

Nằm trong một quốc gia đa dân tộc, dân tộc H’mông được coi là một thành viên quan trọng trong cộng đồng các dân tộc thiểu số ở Việt Nam. Cùng với tiếng nói, chữ viết, trang phục cũng là một trong những chi tiết quan trọng đầu tiên để nhận biết và phân biệt dân tộc này với dân tộc khác. Trang phục truyền thống không chỉ mang đậm bản sắc văn hóa, mà còn chứa đựng những giá trị nghệ thuật, giá trị lịch sử của từng tộc người.

Những tấm dệt đan sắc núi rừng

Giữa sắc thẫm của đại ngàn Trường Sơn, đây đó nổi lên màu trắng của những dải mây vành khăn ở lưng chừng núi, màu đỏ của hoa gạo, hoa chuối, màu xanh của cây cỏ, màu vàng của lá úa rơi rụng, hay màu tím của hoàng hôn, màu của những tia nắng tán sắc cuối chân trời khi chiều muộn… Tất cả đã vẽ nên một bức tranh thiên nhiên mà người Tà Ôi ở không gian sống của chính tộc người mình

Những điều cần biết về tục thờ Linga và Yoni của người Chăm

Tục thờ Linga và Yoni có nguồn gốc từ cộng đồng người sống ở vùng lưu vực sông Ấn, thuộc chủng tộc Sumerian và Dravidan. Tín ngưỡng của họ gắn liền với thần thoại về thần mẹ và sự thờ cúng âm lực, coi sinh thực khí là nguồn gốc của mọi sự sáng tạo.

Các phong tục cần biết khi đến các làng bản của người dân tộc

Đồng bào các dân tộc Bắc Hà nói riêng và Lào Cai nói chung rất hiếu khách, nhưng khi du khách đến thăm làng, bản nên chú ý những điều kiêng kỵ và cần biết một vài phong tục, tập quán sinh hoạt để tiện ứng xử và giao tiếp.

Nhuộm răng đen - Phong tục lâu đời của người Việt

Nhuộm răng đen là một tục lệ lâu đời, xuất hiện từ thời Hùng Vương, tồn tại suốt mấy ngàn năm trong lịch sử văn hóa của người Việt. Đây vốn là phong tục cổ truyền không chỉ của cư dân người Việt mà còn tồn tại ở cộng đồng các dân tộc như Thái, Mường, Dao, Lự, Si La,…Trong cộng đồng người Việt, tục nhuộm răng đen chủ yếu chỉ phổ biến ở khu vực miền Bắc và miền Trung, còn ở miền Nam không thấy dấu vết của phong tục này.

Thala – nét đẹp văn hóa cộng đồng của người Khmer

Trên đường vào các phum, sóc của đồng bào Khmer Nam Bộ, đi khoảng một vài cây số, ta dễ dàng bắt gặp những ngôi nhà từ vài mét đến vài chục mét vuông, nép dưới bóng chùa hay bóng cây. Đó là các điểm dừng, nghỉ cho khách đi đường, do bà con dân tộc Khmer xây dựng. Tiếng Khmer gọi đó là các “Thala” (Schla).

Nghề làm cốm dẹp truyền thống của người Khmer (Sóc Trăng)

Cốm dẹp là một món ăn đặc sản nổi tiếng của vùng Sóc Trăng, không chỉ là biểu tượng văn hóa đặc trưng của địa phương mà còn gắn liền với đời sống văn hóa, tinh thần của đồng bào dân tộc Khmer Nam Bộ. Món ăn này không chỉ được sử dụng trong những bữa ăn hàng ngày mà còn là một phần không thể thiếu trong các dịp lễ quan trọng, đặc biệt là Lễ cúng Trăng - một sự kiện tôn giáo quan trọng của người Khmer.
Top