banner 728x90

Tín ngưỡng thờ Nữ Thần trong các di tích lịch sử - văn hóa ở Bình Thuận

28/05/2024 Lượt xem: 2464

Qua khảo sát và nghiên cứu hàng trăm di tích lịch sử văn hóa ở Bình Thuận, đại đa số các di tích đều thờ Thành Hoàng bổn cảnh (vị thần bảo bọc, che chở cho dân làng), thờ Phật hoặc thờ một vị thần nào đó của dân tộc, chẳng hạn một vị tướng, vua hay một vị quan… Bên cạnh đó, cũng không ít những đình làng, đền thờ, đền miếu và chùa chiền thờ các vị Nữ Thần (dưới đây gọi là tục thờ Mẫu). Thông qua các di tích lịch sử – văn hóa tiêu biểu có tục thờ Mẫu ở Bình Thuận, chúng ta thấy việc thờ phụng được thể hiện ở nhiều dân tộc khác nhau với phong tục cũng khác nhau.

Nghi thức lễ hội ka tê của dân tộc Chăm

Người Chăm rất tôn trọng việc thờ Mẫu và họ cũng có truyền thống thờ Mẫu từ xa xưa, theo những truyền thuyết từ xa xưa của tiền nhân. Người Chăm thờ thần Thiên Yana (Thánh Mẫu Thiên Yana) mà theo truyền thuyết là một vị Mẫu chứa đựng một huyền thoại thiêng liêng. Bà chính là vị thần Mẹ của người Chăm – Bà Pô Inư Nagar. Bà là người trời cho xuống trần gian để tạo ra quả đất, dạy dân trồng lúa, dệt vải. Bà đã sinh ra hoa Chămpa và gỗ trầm hương. Bà là hóa thân của áng mây trời và bọt biển. Bà cai quản tất cả mọi nơi, mọi miền, là mẹ lớn của tất cả mọi mẹ xứ sở, Bà luôn cưỡi voi trắng đi mây về gió để ban phước cho mọi người. Bà ngự trong tòa tháp cổ được xây dựng từ ngàn năm trước để người đời hành hương về với Mẹ.

Thánh Mẫu Thiên Yana được thờ ở nhiều nơi. Tại một hòn đảo nhỏ (Hòn Bà thuộc huyện Hàm Tân) trong đền thờ có tượng Bà. Kể từ khi người Chăm xây dựng đền thờ, hòn đảo được mang tên Hòn Bà. Tại đây còn có ngôi đền thờ Bà, nhưng theo phong tục và cách thờ tự riêng của người Việt. Dẫu vậy, hằng năm đến ngày vía Bà 23/3 âm lịch, cùng với người Việt ở địa phương người Chăm từ các nơi đến viếng cũng rất đông.

Tục thờ Mẫu của người Chăm còn được thể hiện rõ nét ở nhóm đền tháp Pô Sah Inư, nguyên trước thế kỷ XV, tháp thờ thần Shiva, hiện thân chính là bệ thờ Linga – Yoni trong tháp chính, nhưng đến thế kỷ XV, người Chăm xây dựng đền thờ để thờ Công chúa Pô Sah Inư (nền móng đền thờ được phát hiện trong đợt khai quật năm 1994). Từ đó, nhóm đền tháp có tên gọi là Pô Sah Inư.

Ngoài ra, trên đảo Phú Quý còn có đền thờ một Nữ Thần của người Chăm, đó là đền thờ Công chúa Bàn Tranh. Nhân dân trên đảo gọi là miếu thờ Bà Chúa Xứ. Hiện trong đền còn có nhiều loại tượng bia kút bằng đá. Bà đã được các vua triều Nguyễn ban tặng nhiều sắc phong vì đã có công phù hộ cho người dân trên đảo được sống yên lành.

Lễ tảo mộ Ramưwan của đồng bào Chăm ở Bình Thuận

Tục thờ Mẫu của người Hoa cũng được coi trọng kể từ khi họ di dân từ Trung Quốc đến và định cư một số nơi tại Bình Thuận. Tục thờ Mẫu của người Hoa ở nhiều nơi, nhưng quan trọng nhất và tập trung các giá trị văn hóa dân gian, phong tục nhiều nhất là ở chùa Bà. Chùa Bà tọa lạc ở xã Phan Rí Thành bên dòng sông Cái thuộc huyện Bắc Bình. Thực ra đây là đền thờ được xây dựng từ năm 1725 để thờ Bà Thiên Hậu. Bà được các triều Tống, Minh phong tặng mỹ hiệu, triều Thanh phong là Thánh Mẫu. Hiện đền thờ vẫn còn giữ nguyên phong tục thờ cúng Bà như xưa. Đây là điểm di tích danh thắng có vị trí đẹp ở Bắc Bình.

Tục thờ Mẫu của người Việt biểu hiện rất phong phú và có phần đa dạng trong các di tích lịch sử – văn hóa. Ngoài việc thờ Phật chung ở nhiều nơi, còn có những đền thờ riêng và không phải chỉ có thờ những vị thần của người Việt, mà còn thờ các vị thần của người Chăm trong cùng một đền thờ, một đình làng. Điểm thờ Mẫu tiêu biểu nhất tại Bình Thuận là chùa Bà Đức Sanh, chỉ thờ duy nhất các vị Thần Nữ, mà qua phong cách bài trí các bàn thờ, đến việc thờ các pho tượng từ hình thức đến nội dung đều biểu hiện việc sinh nở, phù hộ, độ trì cho việc sinh nở. Do nội dung thờ tự như thế, khách đến đây thăm viếng và cầu xin vẫn là phụ nữ.

Từ việc khảo sát, nghiên cứu những di tích thờ Thần Nữ đã nêu trên, chúng ta thấy người Việt, người Chăm, người Hoa ở Bình Thuận đều thờ một Nữ Thần của dân tộc mình. Do quá trình cộng cư và có điểm xuất phát chung từ tâm linh trong việc tôn phong và thờ Thánh Mẫu, nên có những vị thần không chỉ dân tộc này thờ mà dân tộc khác cũng thờ. Như người Việt thờ cả Thiên Yana của người Chăm và Bà Thiên Hậu của người Hoa nhưng lại theo phong cách riêng của mình.

Việc tôn phong và thờ các Nữ Thần trong các di tích lịch sử – văn hóa ở Bình Thuận đã có từ lâu đời, là một nét tín ngưỡng mang nội dung sâu sắc và có ý nghĩa giáo dục đạo đức còn nguyên giá trị đến hôm nay. 

Ban Nghiên cứu văn hóa

 

Tags:

Bài viết khác

Phong tục cúng giỗ đầu trong văn hóa của người Việt

Giỗ đầu còn gọi là Lễ tiểu tường, là ngày giỗ đầu tiên, tổ chức sau ngày người mất đúng một năm. Đây cũng chính là một nét văn hóa đặc trưng của người Việt từ xa xưa cho đến hiện nay.

Sự khác biệt trong phong tục thờ cúng giữa người Hoa với người Việt

Dù chịu ảnh hưởng bởi lối sống của người Việt nhưng người Hoa vẫn giữ được những phong tục riêng, đặc biệt là phong tục thờ cúng. Chính việc giữ gìn phong tục này đã tạo nên sự khác biệt độc đáo giữa người Việt và người Hoa, góp phần làm đa dạng bản sắc văn hóa của các dân tộc.

Hình tượng chim hạc trong đời sống tâm linh người Việt

Chim Hạc với hình ảnh nhẹ nhàng, tinh tế uyển chuyển là biểu trưng cho điềm lành, thanh cao thoát tục, trường thọ và hạnh phúc. Người dân dùng hình tượng Hạc để biểu thị mong ước ấm êm, gia đình vui vẻ.

Vai trò của bản hội trong tín ngưỡng thờ Mẫu

Bản hội chính là một loại hình cộng đồng tôn giáo, tín ngưỡng. Cộng đồng này được cố kết với nhau bởi có cùng niềm tin vào sự độ trì của các vị thần trong tín ngưỡng thờ Mẫu và có chung một đồng thầy với những năng lực đặc biệt. Những phân tích lý thuyết về mối quan hệ giữa cộng đồng và di sản văn hóa đã chỉ ra vai trò chủ thể sáng tạo, thực hành, bảo vệ và trao truyền di sản của cộng đồng. Không có cộng đồng ắt sẽ không có di sản.

Tứ Phủ Thánh Cô trong tín ngưỡng thờ Mẫu

Tứ Phủ Thánh Cô gồm Thập Nhị Thánh Cô (Mười hai cô). Trong Đạo Mẫu, Tứ Phủ Thánh Cô đứng sau Ngũ Vị Tôn Ông, Tứ Phủ Chầu bà, Tứ Phủ Quan Hoàng, đứng trên Tứ Phủ Thánh Cậu.

Tục thờ cúng bà Mụ trong tín ngưỡng người Việt

Lễ cúng Mụ thịnh hành trong một số dân tộc châu Á trong đó có dân tộc Việt, và thường được tổ chức vào những thời điểm khi đứa trẻ mới sinh được 3 ngày (ngày đầy cữ), 1 tháng (ngày đầy tháng) và 1 năm (ngày thôi nôi).

Hành lễ trong tín ngưỡng thờ Mẫu

Cũng như các tôn giáo, tín ngưỡng khác, tín ngưỡng thờ Mẫu cũng có những nguyên tắc nhất định trong việc hành lễ. Hành lễ trong tín ngưỡng thờ Mẫu là hệ thống những hành vi, động tác nhằm biểu hiện sự tôn kính của con người với thần linh, phản ánh những ước mơ chính đáng của con người trước cuộc sống mà bản thân họ chưa có khả năng thực hiện.

Tứ Phủ Thánh Cậu trong tín ngưỡng thờ Mẫu

Tứ Phủ Thánh Cậu gồm có 12 Thánh Cậu, là các hình tượng nam thiếu niên, nhanh nhẹn, xông xáo, mạnh mẽ, hiếu động và thường là hầu cận của một vị thánh quan trong Tứ Phủ Quan Hoàng.
Top