banner 728x90

Phong tục truyền thống Đêm giao thừa

25/01/2025 Lượt xem: 2431

Giao thừa là thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, thời khắc trời đất giao hòa, âm dương hòa quyện để vạn vật bừng lên sức sống mới.

Đêm giao thừa còn có tên gọi khác là đêm Trừ Tịch, đêm linh thiêng nhất trong năm. Vào thời khắc này, các gia đình Việt Nam sẽ làm lễ thắp hương cúng gia tiên để tiễn năm cũ đón năm mới, đồng thời cầu sức khỏe, may mắn tài lộc, an khang thịnh vượng sẽ đến với tất cả thành viên trong gia đình.

Giao thừa diễn ra từ 12h đêm ngày cuối cùng của năm theo Âm lịch đến 1h sáng mùng 1 Tết Âm lịch.

Đối với các quốc gia phương Tây và phương Đông, giao thừa diễn ra vào đêm ngày 31/12 dương lịch. Vào dịp này, họ thường tổ chức lễ hội Countdown - đếm ngược tới thời khắc giao thừa và bắn pháo hoa vào đúng thời điểm 0 giờ 0 phút ngày 1 tháng 1.

Ảnh minh họa

Theo truyền thống của người Việt, các gia đình sẽ làm lễ cúng đêm giao thừa (một mâm cúng gia tiên tại bàn thờ ở trong nhà và một mâm cúng thiên địa ở khoảng sân trước nhà) vào đúng giờ chính Tý tức 00 giờ ngày 1 tháng 1 trong năm.

Sau khi cúng Giao thừa ở nhà xong, nhiều gia đình thường cùng nhau đi lễ các đình, chùa, miếu, điện để cầu phúc, cầu may cho bản thân gia đình trong năm mới. Nhiều người cũng thường xin quẻ đầu năm.

Một trong những phong tục quan trọng trong đêm giao thừa là hái lộc - một cành cây, mang về cắm trước bàn thờ cho đến khi tàn khô với ngụ ý xin "lộc" của Trời đất, Thần Phật.

Vào lần ra khỏi nhà đầu tiên trong năm mới, người ta chọn giờ và hướng xuất hành hợp với năm tuổi để gặp may mắn quanh năm.

Thay vì hái lộc là một cành cây, nhiều người lại xin lộc tại các đình đền chùa miếu bằng cách đốt một nắm hương hoặc một cây hương lớn, sau khi khấn vái sẽ xin hương đó cắm tại bàn thờ Tổ tiên hoặc bàn thờ Thổ Công ở nhà để cầu mong được phù hộ phát đạt tài lộc quanh năm.

Người xông đất là người đầu tiên bước vào nhà cùng với lời chúc mừng năm mới sau thời điểm giao thừa.

Tục xông đất đầu năm

Theo quan niệm của người Việt, người xông đất đầu năm rất quan trọng. Vì vậy người được chọn để xông đất thường là người hợp tuổi, tính tình vui vẻ, gia đình hạnh phúc, làm ăn phát đạt.

Dân gian có câu “đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi” do muối có ý nghĩa xua đuổi tà ma, xui xẻo, đồng thời thể hiện sự gắn kết tình cảm quan hệ gia đình, con cái khỏe mạnh, thuận hòa.

Do vậy, sau đêm giao thừa người ta thường hay mua một túi muối nhỏ mang về nhà với mong muốn khởi đầu năm mới thuận lợi, xua đuổi tà ma.

Thời khắc bước vào những giây phút đầu tiên của năm mới, mọi người thường dành tặng nhau những lời chúc tết, chúc năm mới hay và ý nghĩa để cầu mong cho một năm mới đầy thuận hoà, may mắn, hạnh phúc và nhiều thành công.

Ban Nghiên cứu VHTN phía Nam

 

 

 

 

 

 

Tags:

Bài viết khác

Các biện pháp bảo vệ và phát huy giá trị di sản thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu.

Việc bảo vệ di sản thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu phải là sự phối kết hợp của nhiều biện pháp khác nhau, với sự tham gia của nhiều bên, trong đó phát huy vai trò của cộng đồng, cụ thể là của đồng thầy và bản hội, là một trong những biện pháp quan trọng nhất.

Bảo vệ và phát huy giá trị di sản thực hành tín ngưỡng Thờ Mẫu

Bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể là một trong những chương trình quan trọng của mỗi quốc gia dân tộc. Việc bảo vệ ấy là nhiệm vụ chung của rất nhiều bên liên quan, trong đó hiện nay mô hình bảo vệ di sản mà UNESCO khuyến khích là sự kết hợp giữa vai trò của chủ thể/cộng đồng + các tổ chức phi chính phủ (NGOs) và nhà nước. Trong đó cộng đồng - chủ thể thực hành di sản có vai trò mang tính quyết định.

Nét đẹp trong tín ngưỡng thờ Mẫu

Hoà Bình có di sản văn hóa vật thể, phi vật thể phong phú, trong đó phải kể đến tín ngưỡng thờ Mẫu là nét văn hóa đặc trưng, phổ biến, thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn. Tín ngưỡng thờ Mẫu còn được biết dưới cái tên Đạo Mẫu không chỉ là tín ngưỡng tôn giáo đơn thuần. Thông qua truyền thuyết, câu chuyện lịch sử cùng những nghi lễ và lễ hội, đặc biệt trong hình thức diễn xướng vô cùng độc đáo, Đạo Mẫu thực sự là một bảo tàng sống của văn hóa truyền thống, cần thiết được lưu truyền.

Khói hương trong tâm linh người Việt

Thắp nhang là một phong tục đẹp của người Việt, được lưu truyền qua bao đời nay. Nén hương thơm cháy theo tàn lửa mang theo những nỗi niềm, tâm tư của con cháu gửi gắm đến ông bà, tổ tiên. Phong tục thắp nhang không chỉ thể hiện lòng thành kính, biết ơn của con cháu đối với tổ tiên mà còn mang nhiều ý nghĩa tâm sâu sắc.

Vì sao có tục mua vàng ngày vía thần Tài?

Hàng năm, vào ngày mùng 10 tháng Giêng, các cửa hàng kinh doanh vàng luôn tấp nập người đến mua vàng. Không chỉ người làm kinh doanh, buôn bán mà cả những người làm công ăn lương... cũng mua vàng vào ngày này.

Sự tích ngày vía thần tài mùng 10 tháng giêng

Thần Tài là một trong những vị thần nổi tiếng của tín ngưỡng Đông phương. Cho đến nay, giai thoại về Ngày vía Thần Tài vẫn được lưu truyền như một câu chuyện đậm chất dân gian.

Đi Lễ Chùa Đầu Năm - Nét Duyên Trong Phong Tục Ngày Tết

Trong đời sống văn hóa của người Á Đông nói chung và người Việt nói riêng thì đi lễ chùa đầu năm cầu may mắn, bình an là phong tục tập quán lâu đời. Mùa xuân là mùa sinh sôi nảy nở trong quan niệm, khởi đầu năm mới và gắn liền với tín ngưỡng của người Việt.

Ý nghĩa cây đào - quất - mai ngày Tết

Tết đến xuân về, người Việt thường mua đào, mai, quất về trưng bày cho ngôi nhà, mong muốn may mắn, phước lộc sẽ đến với mọi người trong gia đình. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết hết ý nghĩa của các loài cây này, chỉ biết rằng, vào dịp Tết Nguyên Đán, việc trang trí ngôi nhà bằng những cành đào, cây quất, cây mai đã trở thành tục lệ, nét đẹp văn hóa của người dân Việt Nam.
Top