banner 728x90

Những nữ thần huyền thoại trong đời sống tín ngưỡng của đồng bào dân tộc Tây Nguyên

27/07/2024 Lượt xem: 2677

Ở Tây Nguyên, trong hệ thống các thần linh cổ sơ, có nhiều nữ thần giữ vị trí trọng yếu trong đời sống tín ngưỡng. Đầu tiên phải kể đến nữ thần mặt trời, nữ thần tình ái, nữ thần lúa, nữ thần nghề dệt thổ cẩm… Trong thế giới vạn vật hữu linh, các nữ thần được ngưỡng vọng như những huyền thoại bất tử, luôn ẩn hiện trong tiềm thức của con người từ thuở nguyên khai.

Nghề dệt trên Tây Nguyên

Ở Bắc Tây Nguyên, nữ thần mặt trời là một thế lực siêu nhiên, thiêng liêng, kỳ diệu, đầy sức mạnh. Theo đúng tín ngưỡng, tư duy nguyên thuỷ, nơi cư ngụ của nữ thần mặt trời cũng được hiểu rất mơ hồ: Thần ở đâu đó trong không gian, trong đám mây bảng lảng trên những đỉnh núi, ngọn thác, mặt hồ…  Trong bảy hệ thống chính của vũ trụ (theo quan niệm của người Giarai, Xrê ở Gia Lai) nữ thần mặt trời cùng ở với các thần tối cao, và là một trong những thần được mời đến đầu tiên trong các nghi lễ cộng đồng.

Ở Nam Tây Nguyên, tộc người Mạ, Cơ Ho sống bên đôi bờ dòng sông Đạ Đơờng (Đồng Nai) tôn thờ nữ thần lúa, cho rằng: thần lúa cư trú trong hạt lúa mẹ, một giống lúa rẫy truyền thống; do đó, khi gieo trồng lúa mẹ, người Mạ, người Cơ Ho không bao giờ dùng phân bón (sợ làm dơ thần lúa); và họ cũng không dám cho lúa mẹ vào máy xay xát (sợ làm đau thần lúa), với lúa mẹ họ chỉ dùng cối giã chày tay. Cơm từ gạo lúa mẹ thường được dùng để làm rượu cần. Hương vị rượu cần làm từ gạo lúa mẹ đặc biệt thơm ngon, thường được dùng cúng các thần trong tất cả các nghi lễ dân gian.

Nữ thần dệt thổ cẩm của người Mạ có tên là Ka Linh, nơi ở của bà cư ngụ bên một hồ nước nhỏ, mà xung quanh đó có những ngọn núi là nơi cư ngụ của thần sấm, sét, thần mặt trời, mặt trăng. Theo người Mạ ở Buôn Go, Buôn Băng, Buôn Brun (huyện Cát Tiên, tỉnh Lâm Đồng) và người Xtiêng ở Tà Lài (huyện Tân Phú - Đồng Nai), nơi ở của nữ thần dệt nằm dưới chân gò 1, phía bắc gò 2, phía đông gò 5) giữa di tích Quảng Ngãi - thuộc thánh địa Cát Tiên. Người Mạ cho rằng: nhờ sự giúp đỡ của nữ thần nghề dệt, nên phụ nữ Mạ đã dệt nên những tấm thổ cẩm đẹp nổi tiếng thế giới dân tộc.

Lễ hội mừng lúa mới

Nữ anh hùng huyền thoại Ka Giêng được xuất hiện trong cuộc chiến giữa bộ tộc Mạ và bộ tộc Chàm. Người Mạ kể rằng nàng Ka Giêng thường cưỡi trên đầu trâu. Mỗi lần xung trận, nếu có sự yểm trợ của nàng Ka Giêng, phần thắng chắc chắn sẽ thuộc về bộ tộc Mạ. Và một điều lạ lùng là: khi khai quật di tích Cát Tiên, các nhà khảo cổ đã phát hiện một pho tượng đá còn đôi bàn chân phụ nữ giẫm trên đầu trâu (phần thân tượng đã mất), hiện pho tượng này đang được trưng bày tại Bảo tàng Lâm Đồng.

Nữ thần tình ái của miền Cát Tiên cổ xưa là nàng Ka Kôông tuyệt đẹp, bài ca của người X’ Tiêng còn hát về nàng: “Rim Prao nao rất đất kiềng ang. Kang rờ hiêng viết mắt pó bòng chinh”, tức là: “Mỗi đêm có 150 người yêu, đến sáng quà tặng là những chiếc nhẫn đựng đầy trong bảy cái đồng la”.

Câu chuyện về nữ thần có tên là Ka Kôông của người Chill, người M’nông sống bên bờ sông Krông Nô thuộc huyện Đam Rông (tỉnh Lâm Đồng) và huyện Lắc (tỉnh Đắc Lắc) khác hẳn với chuyện về nữ thần tình ái Ka Kôông ở Cát Tiên. Theo lời kể của các già làng, nữ thần Ka Kôông mang họ Đạ Duh, bà bắt nguồn từ sông Krông Nô và Krông Ana, bà còn để lại dấu tích của mình tại đầu nguồn suối nước nóng (nay thuộc xã Đạ Long - huyện Đam Rông), nơi bà dừng lại nấu nước tắm cho con trong lần sinh nở thứ hai: tảng đá có dấu chân quỳ, hai tay chống hai bên như tư thế ngồi đẻ. Sau đó, bà mang theo người con này đi miết về phía đồng bằng sông Cửu Long. Hiện nay, người dân ở Đạ Long vẫn cữ, không dám mổ gà vịt, heo, trâu… bên suối nước nóng, không dám nói bậy, chửi tục tại khu vực này. Họ cho rằng những người vi phạm sẽ bị đau bụng, chảy máu mũi, sốt cao và họ buộc phải nhờ già làng làm lễ Đàm Xá Me (xin lỗi nữ thần). Bên cạnh đó người Chill tin rằng nữ thần còn giúp người dân ở đây chữa được nhiều bệnh.

Những nữ thần huyền thoại đã phủ lên không gian văn hóa Tây Nguyên một bức màn huyền bí, chi phối bản sắc riêng có của những con người miền sơn cước.

Ban Nghiên cứu Văn hóa

 

Tags:

Bài viết khác

Nhạc cụ truyền thống trong hát Chầu Văn

Hát Chầu văn hay còn được gọi là hát văn hay hát hầu đồng là một loại hình nghệ thuật ca hát cổ truyền và một phần tín ngưỡng thờ Mẫu của văn hóa Việt Nam. Đây là hình thức lễ nhạc gắn liền với nghi thức hầu đồng của tín ngưỡng Tứ phủ (tín ngưỡng thờ Mẫu) và tín ngưỡng thờ Đức Thánh Trần (Trần Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuần), một tín ngưỡng dân gian Việt Nam.

Nét văn hóa tâm linh trong kiến trúc nhà thờ họ

Kiến trúc nhà thờ họ là biểu tượng vật chất đậm nét văn hóa phi vật thể của các tộc họ ở Việt Nam. Đây là nơi lưu giữ giá trị, tổ chức, quan hệ, và thành tựu của mỗi dòng tộc qua nhiều thế hệ. Theo truyền thống, nhà thờ họ thường được xây dựng theo cấu trúc đơn giản nhưng hài hòa, mang đậm nét riêng của văn hóa dân gian.

Vai trò và ý nghĩa của nhà thờ họ tại Việt Nam

Nhà thờ tổ hay từ đường là một ngôi nhà dành riêng cho việc thờ cúng tổ tiên của một dòng họ hay từng chi họ tính theo phụ hệ (dòng của cha). Nhà thờ họ phổ biến trong văn hóa người Việt tại khu đồng bằng và trung du Bắc Bộ và Trung Bộ.

Tứ quý trong tranh dân gian Đông Hồ

Tranh Tứ quý thuộc loại tứ bình (bốn bức) khổ lớn, vẽ cảnh tứ thời: Xuân, hạ, thu, đông. Mỗi mùa có một loài cây, loài hoa đặc trưng. Mùa xuân: hoa mai, hoa lan, hoa đào. Mùa hạ: hoa sen, hoa hồng, hoa lựu. Mùa thu: hoa cúc, hoa phù dung. Mùa đông: cây trúc, cây thông (tùng).

Cỗ và mâm cỗ truyền thống của người Việt

Mâm cỗ ở mỗi vùng quê Việt Nam có hương vị riêng nhưng bao giờ cũng vậy, mỗi mâm có 4 hoặc 6 người. Thông thường người ta kiêng ngồi 5 người, ở mâm cỗ có ít nhất hai người thân nhau, cũng có khi 3 cặp đều thân nhau thành một cỗ. Người nhà chủ tế nhị mời những người ăn ý với nhau vào một cỗ, sàn sàn lứa tuổi với nhau vào cùng mâm. Những người có tửu lượng mạnh hoặc nhẹ vào một cỗ, những người bằng vai phải lứa với nhau vào một cỗ. Đàn ông vào cỗ với nhau, còn đàn bà ngồi với đàn bà.

Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ, Tứ phủ Việt Nam

Mỗi quốc gia, mỗi dân tộc đều mang trong mình những nét văn hóa riêng. Văn hóa là cái gốc cho sự phát triển, phồn thịnh của một đất nước. Việt Nam là một dân tộc mang một nền văn hóa đậm đà bản sắc, đa dạng và phong phú. Tín ngưỡng thờ Mẫu Việt Nam từ lâu đã đóng vai trò quan trọng đối với người dân Việt, văn hóa tín ngưỡng có ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống xã hội và tâm thức người dân.

Tín ngưỡng dân gian trong lễ hội cổ truyền ở Việt Nam

Tín ngưỡng dân gian đóng vai trò quan trọng trong các lễ hội cổ truyền của Việt Nam, thể hiện bản sắc văn hóa, tâm linh và lòng tôn kính đối với các thế lực siêu nhiên, Tổ tiên, thần thánh. Bài viết tìm hiểu một số đặc điểm nổi bật về tín ngưỡng dân gian trong các lễ hội cổ truyền của người Việt, đặc biệt, lễ hội liên quan đến tín ngưỡng dân gian như: tín ngưỡng phồn thực, tín ngưỡng vạn vật hữu linh, tín ngưỡng thờ Thành hoàng, tín ngưỡng thờ Tổ tiên, tín ngưỡng thờ Mẫu...

Ý nghĩa và mục đích của tục “Bán khoán con lên chùa”

Bán khoán con cho chùa là một tín ngưỡng dân gian, một hình thức gửi gắm về mặt tâm linh. Có hai hình thức bán khoán con lên chùa: Bán khoán đến hết năm 12 tuổi rồi “chuộc” con ra, hoặc là bán khoán trọn đời. Từ xưa đến nay, nhiều gia đình quan niệm, khi sinh con ra, đứa trẻ hay đau yếu, khóc lóc không phải là do bị bệnh từ thân hoặc những đứa trẻ sinh vào giờ kỵ, ngày phạm (tức ngày mùng 1, 5, 8, 15, 23, 24, 28 và ngày 30 Âm lịch).
Top