banner 728x90

Lễ đạp tro của người Gia Rai

19/05/2024 Lượt xem: 2428

Sau khi tổ chức đám cưới, để bày tỏ lòng thành kính, đền đáp công ơn của cha mẹ, gắn kết tình nghĩa anh em, bạn bè, đồng thời tiễn người con trai về nhà vợ, đồng bào Gia Rai thường tổ chức lễ Joă H’Bâu hay còn gọi Lễ đạp tro.

Sau khi cưới, trong thời gian 3-7 ngày, người Gia Rai thường làm lễ Joă H’Bâu

Theo tập tục của đồng bào Gia Rai, sau khi tổ chức đám cưới, người con trai phải tất bật dọn dẹp đồ đạc của mình để về nhà vợ. Sau khi cưới 3-7 ngày, người Gia Rai thường tổ chức lễ Joă H’Bâu.

Lễ này có ý nghĩa đền đáp công ơn sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ, gắn kết tình nghĩa anh em, bạn bè lâu bền. Đồng thời, đây cũng là việc tiễn người con trai về nơi ở mới, gắn bó suốt đời với người vợ. Do đó, để thể hiện bổn phận của mình, đôi vợ chồng trẻ phải chọn 1 ngày trong tuần, thường là ngày lẻ để về lại nhà bố mẹ chồng, mời anh em, bạn bè đến dự lễ Joă H’Bâu.

Thông thường, trong lễ Joă H’Bâu, người con trai sẽ đem 1 ghè rượu, 1 con heo, 1 nồi cơm cho cha mẹ; 1 ghè rượu, 1 con gà, 1 tấm chiếu cho bạn bè. Các lễ vật này người con trai phải mang từ nhà vợ đến. Địa điểm tổ chức lễ là tại nhà bố mẹ người con trai, chủ trì lễ thường là người mai mối của đôi vợ chồng trẻ. Sau khi đem các lễ vật này đến nhà cha mẹ, người con trai sẽ mời tất cả anh em, bạn bè, họ hàng thân thuộc đến chung vui với gia đình mới.

Trong buổi lễ, các thành viên trong gia đình, anh em, bạn bè sẽ ngồi lại với nhau. Tiếp đến, người con sẽ chủ động đứng lên phát biểu, nêu lý do của việc tổ chức lễ Joă H’Bâu, đồng thời bày tỏ lòng biết ơn đối với cha mẹ đã nuôi dạy. Cũng trong buổi lễ này, anh em, bạn bè sẽ mời nhau uống ngụm rượu ghè để ôn lại những kỷ niệm, chia sẻ, nói chuyện, dặn dò đôi vợ chồng trẻ những công việc phải làm trong thời gian sắp tới và chúc phúc cho đôi vợ chồng sống hạnh phúc, hòa thuận, cố gắng làm ăn, phát triển kinh tế, nuôi dạy con cái...

Lễ Joă H’Bâu thường tổ chức với hình thức nhỏ và ít tốn kém. Các thành viên trong buổi lễ này chủ yếu là người thân trong gia đình, bạn bè thân thiết nên về chi phí và thời gian không quá cầu kỳ, có thể tổ chức buổi sáng hoặc chiều tối, tùy theo đặc thù công việc của mỗi gia đình.

Hiện nay, đa số cặp vợ chồng trẻ tổ chức cưới theo nếp sống mới nên ở một số vùng, tục lệ này cũng ít thực hiện hơn trước kia. Nhưng với người Gia Rai, lễ Joă H’Bâu vẫn là một phần không thể thiếu trong đời sống văn hóa, tinh thần, thể hiện nét đẹp trong sinh hoạt thường ngày của bà con.

Theo Báo dân tộc

 

Tags:

Bài viết khác

Nét văn hóa đặc sắc của dân tộc Mảng

Phong tục, tập quán của người Mảng phản ánh triết lý sống hòa hợp với tự nhiên, từ việc chăm sóc mùa màng đến các nghi lễ tôn thờ thần linh, thể hiện một triết lý sống cân bằng, nơi con người và thiên nhiên không chỉ tồn tại song song mà còn bổ trợ, duy trì sự sống lẫn nhau. Mọi hành động đều phản ánh sự kính trọng và thấu hiểu về mối quan hệ mật thiết giữa con người và thế giới tự nhiên.

Đôi đũa trong văn hóa người Tày

Từ bao đời nay, đôi đũa đã trở thành vật dụng rất quen thuộc trong bữa ăn hằng ngày, hơn nữa còn thể hiện bản sắc văn hóa trong đời sống và tập quán của người Tày.

Nét đặc trưng trong dân ca dân tộc Mông

Đồng bào dân tộc Mông vốn có văn hóa rất đặc sắc. Trong đó, dân ca là một nét văn hóa đặc trưng không thể không nhắc tới. Những tiếng hát dân ca từ bao đời nay vẫn được cất lên mỗi dịp sum vầy hay chia xa, lúc vui hay lúc buồn, thay cho tiếng lòng vời vợi chất chứa bao nỗi niềm và cảm xúc của mỗi người.

Nét đẹp trong trang phục truyền thồng của dân tộc Brâu

Cũng giống như các dân tộc Tây Nguyên, trang phục dân tộc Brâu có 2 màu đỏ và đen làm chủ đạo, không cầu kỳ, không sặc sỡ, mà đơn giản, hoà quyện với khung cảnh núi rừng Tây Nguyên hùng vĩ vẫn toát lên vẻ thanh thoát với màu sắc tinh tế, nhẹ nhàng.

Lễ Mở cửa kho lúa của người Rơ Măm

Vào những ngày tiết trời chuẩn bị sang Đông, khi công việc thu hoạch lúa rẫy đã xong, khi hạt lúa, hạt bắp đã được đem về cất kỹ trong nhà kho, đây cũng là lúc người Rơ Măm làng Le, xã Mô Rai, huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum chuẩn bị các nghi thức cho việc tổ chức Lễ Mở cửa kho lúa.

Ghe ngo trong đời sống của đồng bào Khmer

Trong đời sống của đồng bào Khmer Nam Bộ luôn gắn liền với văn hóa lễ hội; trong đó ghe ngo là sản phẩm văn hóa, tinh thần, có giá trị to lớn đối với đồng bào. Chiếc ghe ngo gắn liền với văn hóa Khmer Nam Bộ, đua ghe ngo cũng vì thế chứa đựng nhiều yếu tố văn hóa tâm linh.

Phong tục kết bạn “tồng” của người Tày

Phong tục kết bạn “tồng” của người Tày ở Cao Bằng là một phong tục có từ lâu đời, gắn kết những người có sự đồng điệu về tâm hồn, tính cách, muốn chia sẻ buồn vui với nhau trong cuộc sống.

Trống, chiêng trong đời sống văn hóa của đồng bào các dân tộc

Trống, chiêng là bộ nhạc cụ có vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống thường ngày và văn hóa tín ngưỡng truyền đời của đa phần đồng bào các dân tộc ở Sơn La. Nhạc cụ này gắn liền với mọi nghi lễ truyền thống, được coi là linh hồn trong văn hóa tinh thần.
Top