banner 728x90

Hoa Trượng Hội, nét đẹp trong lễ hội Phủ Dầy

29/05/2024 Lượt xem: 2451

Hoa Trượng Hội hay còn gọi là Hội Kéo chữ là nét đẹp văn hóa không thể thiếu trong lễ hội Phủ Dầy.

Trong cuốn “Dấu ấn lịch sử hơn 530 năm của họ Nguyễn Cựu Hào tại tỉnh Nam Định” của ​Tác giả Bùi Văn Tam sinh ra tại Vụ Bản Nam Định có viết:

   “Chuyện rơi chén ngọc dấu son giáng

     Sắp bày hoa trượng , chữ vàng tươi”

Trong bia “Khải định lục niên Xuân” cụ Nghè Tính là người đầu tiên đưa Hội hoa trượng khắc vào bia đá , khẳng định Hội hoa trượng có tính lịch sử và ý nghĩa tư tưởng rất tốt đẹp. Với đoạn văn 53 chữ cụ Nghè Tính đã khái quát lịch sử của Hội Hoa Trượng , một nét đẹp văn hoă của lễ hội Phủ Dầy.

Cụ Nghè Tính cho biết Hội Hoa Trượng có từ đời Trịnh Thái Phi: Trần Thị Ngọc Đài. Vốn là năm 1630-1632 nước ta bị lũ lụt lớn, đê vỡ nhiều đoạn, vùng đồng bằng Bắc Bộ bị ngập lụt, dân tình đói khổ. Đê Hà Thành bảo vệ kinh thành Thăng Long cũng bị phá vỡ nhiều đoạn, chúa Trịnh Tráng phải triệu phu các trấn về đắp đê, trong đó có dân phu Vụ Bản , quê hương của vợ chúa tức bà Vương Phi Trần Thị Ngọc Đài. Dân phu đến kêu cầu với Vương Phi Ngọc Đài , Vương Phi bày kế lên tâu xin với chúa Trịnh Tráng, nên dân phu Vụ Bản được chúa cho về để lo việc chống lụt ở nhà.

Theo lời dặn của Vương Phi, khi dân phu về đến nhà nên tập chung tại Phủ Dầy (An Thái từ) vì có sự giúp đỡ của Mẫu Liễu Hạnh, bà Ngọc Đài mới có địa vị Vương Phi để cầu xin chúa Trịnh. Dân phu kéo về đền An Thái từ, vác mai, cuốc sắp thành chữ “Thánh cung vạn tuế“ để lễ tạ Thánh Mẫu. Sau này cứ đến ngày kỵ của Mẫu lại diễn lại việc xếp chữ bằng mai , cuốc này. Năm Dương Hoà 1642, Phủ Dầy An Thái được nhà nước cho xây dựng và lợp ngói, Vương Phi Ngọc Đài về dự lễ khánh thành, đổi hội mai, cuốc thành gậy hoa để sắp chữ, từ đó Hội Hoa Trượng được hình thành, nguyên lệ cho đến ngày nay.

Làng Vân Cát mới mở rộng ra cánh cát phía Tây Bắc xã An Thái, từ đầu thế kỉ thứ XVII năm Cảnh Trị cuối thế kỉ XVIII mới lập miếu thờ Thánh Mẫu Liễu Hạnh (theo bia của cụ Cao Xuân Dục để ở phủ Vân Cát) nhưng rất đơn giản.

Đến đời Cảnh Thịnh thời Tây Sơn (1793-1801). Hội Nguyên Trần Gia Du mới xây được Phủ Vân Cát, cung đệ nhất ba gian. Có lẽ từ đây Vân Cát mới có Hội Hoa Trượng , nhưng đến đầu đời Tự Đức vì dân ít, của ít nên không làm được, phải giao lại theo nguyên lệ cho phủ An Thái tức Phủ Dầy Tiên Hương ngày nay.

Bia ghi rõ sự việc này và nói rõ sau hơn 60 năm , đến năm Khải Định thứ sáu (1921) Vân Cát mới xin mở lại Hội Hoa Trượng.

Như vậy, cụ Nghè Tính là người đầu tiên ghi bia về lịch sử phát triển Hội Hoa Trượng với nguyên lệ xuất phát từ An Thái từ , nay là Phủ Dày Tiên Hương , nói lên công đức của Thái Phi Trần Thị Ngọc Đài.

Trong bài “ Luận Thánh Mẫu” ông Nghè Tính cũng từng viết : “ Cường quyền hạ thủ phi vi quý

Bần nhược tu tri quảng dĩ nhân “

Bùi Văn Tam

 

Tags:

Bài viết khác

Phong tục cúng giỗ đầu trong văn hóa của người Việt

Giỗ đầu còn gọi là Lễ tiểu tường, là ngày giỗ đầu tiên, tổ chức sau ngày người mất đúng một năm. Đây cũng chính là một nét văn hóa đặc trưng của người Việt từ xa xưa cho đến hiện nay.

Sự khác biệt trong phong tục thờ cúng giữa người Hoa với người Việt

Dù chịu ảnh hưởng bởi lối sống của người Việt nhưng người Hoa vẫn giữ được những phong tục riêng, đặc biệt là phong tục thờ cúng. Chính việc giữ gìn phong tục này đã tạo nên sự khác biệt độc đáo giữa người Việt và người Hoa, góp phần làm đa dạng bản sắc văn hóa của các dân tộc.

Hình tượng chim hạc trong đời sống tâm linh người Việt

Chim Hạc với hình ảnh nhẹ nhàng, tinh tế uyển chuyển là biểu trưng cho điềm lành, thanh cao thoát tục, trường thọ và hạnh phúc. Người dân dùng hình tượng Hạc để biểu thị mong ước ấm êm, gia đình vui vẻ.

Vai trò của bản hội trong tín ngưỡng thờ Mẫu

Bản hội chính là một loại hình cộng đồng tôn giáo, tín ngưỡng. Cộng đồng này được cố kết với nhau bởi có cùng niềm tin vào sự độ trì của các vị thần trong tín ngưỡng thờ Mẫu và có chung một đồng thầy với những năng lực đặc biệt. Những phân tích lý thuyết về mối quan hệ giữa cộng đồng và di sản văn hóa đã chỉ ra vai trò chủ thể sáng tạo, thực hành, bảo vệ và trao truyền di sản của cộng đồng. Không có cộng đồng ắt sẽ không có di sản.

Tứ Phủ Thánh Cô trong tín ngưỡng thờ Mẫu

Tứ Phủ Thánh Cô gồm Thập Nhị Thánh Cô (Mười hai cô). Trong Đạo Mẫu, Tứ Phủ Thánh Cô đứng sau Ngũ Vị Tôn Ông, Tứ Phủ Chầu bà, Tứ Phủ Quan Hoàng, đứng trên Tứ Phủ Thánh Cậu.

Tục thờ cúng bà Mụ trong tín ngưỡng người Việt

Lễ cúng Mụ thịnh hành trong một số dân tộc châu Á trong đó có dân tộc Việt, và thường được tổ chức vào những thời điểm khi đứa trẻ mới sinh được 3 ngày (ngày đầy cữ), 1 tháng (ngày đầy tháng) và 1 năm (ngày thôi nôi).

Hành lễ trong tín ngưỡng thờ Mẫu

Cũng như các tôn giáo, tín ngưỡng khác, tín ngưỡng thờ Mẫu cũng có những nguyên tắc nhất định trong việc hành lễ. Hành lễ trong tín ngưỡng thờ Mẫu là hệ thống những hành vi, động tác nhằm biểu hiện sự tôn kính của con người với thần linh, phản ánh những ước mơ chính đáng của con người trước cuộc sống mà bản thân họ chưa có khả năng thực hiện.

Tứ Phủ Thánh Cậu trong tín ngưỡng thờ Mẫu

Tứ Phủ Thánh Cậu gồm có 12 Thánh Cậu, là các hình tượng nam thiếu niên, nhanh nhẹn, xông xáo, mạnh mẽ, hiếu động và thường là hầu cận của một vị thánh quan trong Tứ Phủ Quan Hoàng.
Top