banner 728x90

Gìn giữ nét đẹp trong điệu múa Chhay - dăm của đồng bào Khmer

01/05/2024 Lượt xem: 2670

Múa trống Chhay-dăm là loại hình múa dân gian của người dân Khmer, tồn tại và phát triển hàng trăm năm trên địa bàn tỉnh Tây Ninh. Đây là bộ môn nghệ thuật đã được công nhận là di sản văn hoá phi vật thể quốc gia. 

Điệu múa Chhay-dăm của người Khmer (Nguồn: internet)

Múa trống Chhay-dăm của người Khmer, thường được biểu diễn trong các ngày lễ hội như Tết Chol Chnam Thmay, lễ Dolta, Ook om bok, các dịp thu hoạch mùa màng bội thu, biểu diễn giao lưu trong các liên hoan văn hóa - nghệ thuật, đặc biệt là giao lưu trong các chương trình sinh hoạt cộng đồng của bà con phum, sóc dân tộc Khmer…

Về trống Chhay - dăm là loại trống bịt da một mặt, tang trống làm bằng thân cau già đục rỗng ruột. Thông thường sẽ có từ 4 - 6 cái trống Chhay – dăm đi kèm 2 cái Cuôl (chiêng) cùng với Chul (chũm chọe) và Krap (gõ sênh).

Trống sử dụng trong múa Chhay – dăm (Nguồn: internet)

Để có thể thực hiện các động tác trong bài múa trống Chhay - dăm, người múa phải có sức khỏe, sự dẻo dai, biết khéo léo kết hợp hài hòa giữa tiết tấu của trống với điệu bộ hình thể. Khi múa, người múa đeo trống trước bụng và được múa tại một cái sân rộng, các diễn viên sẽ được sắp xếp đứng ở 4 góc. Ở những lễ hội lớn, người Khmer còn sử dụng thêm mặt nạ với hình thù, hoạ tiết lạ mắt, ngộ nghĩnh để tạo thêm màu sắc cho điệu múa. Múa trống Chhay - dăm có động tác đánh trống, múa trống và múa tay, lúc múa đơn, lúc múa đôi, múa ba, múa tư và cả múa tập thể.

Trong điệu múa này đòi hỏi sự đồng điệu giữa động tác của diễn viên và âm thanh, với các động tác khi mạnh mẽ như võ thuật, khi uyển chuyển trong vũ điệu đẹp mắt. Người nghệ sĩ múa trống Chhay dăm được ví như vừa là vũ công vừa là võ sư với các màn xuống tấn, nhào lộn, khi dùng tay, lúc dùng cùi chỏ, khi lại dùng gót chân để đánh trống. Ngoài ra, người Khmer còn biểu diễn kết hợp cùng với những chú khỉ Hanuman để tăng thêm sự vui nhộn và sinh động cho lễ hội.

Đối với người Khmer, múa trống Chhay-dăm cũng là một cách để gắn kết cộng đồng, thể hiện lòng tôn kính với tổ tiên, các vị thần trong tâm thức người dân. Bên cạnh đó, việc truyền lại và duy trì truyền thống múa trống Chhay-dăm còn giúp người dân tộc Khmer giữ vững bản sắc văn hóa, đồng thời truyền đạt giá trị lịch sử và tinh thần đoàn kết trong cộng đồng.

Ban Nghiên cứu Văn hóa

 

Tags:

Bài viết khác

Di tích Lịch sử - Văn hóa là gì? Tiêu chí, phân loại di tích lịch sử văn hóa

Di tích Lịch sử - Văn hóa là công trình xây dựng, địa điểm, hiện vật, di vật, đồ vật, bảo vật quốc gia thuộc công trình, địa điểm có liên quan đến những sự kiện lịch sử, quá trình phát triển văn hoá, xã hội một dân tộc, một đất nước. Di tích lịch sử - văn hoá phải có một trong các tiêu chí sau:

Những nhạc cụ “thổi hồn” cho Di sản Văn hóa hát Then

Hát Then trong đời sống, văn hoá tín ngưỡng, tâm linh của đồng bào Tày, Nùng, Thái vùng cao phía Bắc được ví là "điệu hát thần tiên", điệu hát của “Trời”. Nghệ thuật diễn xướng dân gian này ẩn chứa và phô diễn những giá trị lịch sử, văn hóa lâu đời. Trong hát Then, đàn Tính và chùm Xóc Nhạc là hai loại nhạc cụ không thể thiếu. Hai loại nhạc cụ này vừa có chức năng giữ nhịp, đệm cho hát, vừa có khả năng diễn tấu linh hoạt, đặc biệt còn được sử dụng như đạo cụ trong những điệu múa Then.

Điều kiện di tích lịch sử văn hóa được xếp loại là di tích quốc gia

Theo quy định tại Điều 29 Luật Di sản văn hóa năm 2001, được sửa đổi bởi khoản 10 Điều 1 Luật Di sản văn hóa sửa đổi năm 2009, việc phân loại di tích lịch sử và văn hóa phải dựa trên những điều kiện về giá trị lịch sử và văn hóa. Các điều kiện này được quy định rõ ràng nhằm xác định và bảo vệ các di tích có giá trị quan trọng đối với quốc gia và dân tộc. Cụ thể, các di tích được phân loại dựa trên bốn điều kiện cơ bản:

Thủ tục xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia

Di tích lịch sử Việt Nam đã được phân thành ba cấp khác nhau, nhằm phản ánh giá trị lịch sử, văn hoá và khoa học của chúng. Đây là một dạng di sản văn hoá vật thể, bao gồm các công trình xây dựng, địa điểm và các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc công trình hoặc địa điểm đó.

Phân cấp, phân quyền trong quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa

Ở Việt Nam, vấn đề phân cấp là một nhiệm vụ chính trị quan trọng của quá trình cải cách nền hành chính nhà nước. Phân cấp quản lý có thể hiểu là vấn đề chuyển giao nhiệm vụ, quyền hạn rõ ràng giữa các cơ quan nhà nước, các bạn ngành Trung ương và địa phương. Theo Từ điển Luật học, phân cấp quản lý được định nghĩa là “Chuyển giao nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan quản lý nhà nước cấp trên cho cơ quan quản lý nhà nước cấp dưới thực hiện thường xuyên, lâu dài, ổn định trên cơ sở pháp luật…

Lễ Hội Hoa Ban: Nét đẹp văn hóa vùng núi Tây Bắc Việt Nam

Lễ hội Hoa Ban là một trong những sự kiện văn hóa đặc sắc của Việt Nam, phản ánh sự hòa quyện giữa thiên nhiên và con người, giữa các giá trị truyền thống và sự phát triển hiện đại. Với vẻ đẹp thuần khiết của hoa ban, cùng với những hoạt động văn hóa phong phú, lễ hội Hoa Ban hứa hẹn sẽ tiếp tục là một điểm đến hấp dẫn của du khách trong và ngoài nước.

Quản lý nhà nước về di sản văn hóa phi vật thể

Quản lý nhà nước với tính chất là một hoạt động quản lý xã hội. Quản lý nhà nước được thực hiện bởi tất cả các cơ quan nhà nước, là hoạt động chấp hành và điều hành có tính tổ chức chặt chẽ, được thực hiện trên cơ sở pháp luật, được bảo đảm thực hiện bởi hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước.

Mối quan hệ giữa các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể

Sự tập trung vào di sản văn hóa vật thể trong luật pháp và chính sách thường phải trả giá cho những mối quan hệ liên kết và không thể tách rời của các yếu tố vật thể và phi vật thể. Chẳng hạn, đối với việc xây dựng một ngôi nhà và bảo vệ một hiện vật nghi lễ cụ thể thì dễ dàng hơn nhiều so với việc nhận biết và nhận diện một ý tưởng, hay một hệ thống tri thức. Với di sản văn hóa vật thể, một cách dễ dàng hơn để nhận biết cái mất đi, hay sẽ bị hư hỏng.
Top