Tín ngưỡng thờ Mẫu là tín ngưỡng dân gian thuần Việt, có lịch sử lâu đời, tiếp biến văn hoá thích nghi với những thay đổi ở các vùng miền mang tính thần văn hoá dân tộc, bản địa. Tín ngưỡng thờ Mẫu hướng đến cuộc sống thực tại của con người ước vọng sức khỏe, tài lộc, may mắn… Thờ Mẫu là một nhu cầu trong đời sống tâm linh của con người mang lại nguồn lực sức mạnh, niềm tin thu hút mọi tầng lớp nhân dân trong xã hội, giữ chữ tâm trong tín ngưỡng thờ Mẫu. Đạo Mẫu dạy con người sống hướng thiện, tâm sáng, biết đối nhân xử thế, thờ phụng tổ tiên, ông bà, cha mẹ và biết ơn những người có công đức với dân, với nước.

Lễ hội Đền Hùng. Nguồn: Internet
Giá trị văn hoá tín ngưỡng thờ Mẫu điều chỉnh nếp sống, phong tục làng xã tạo đức tin về tư tưởng, chính trị thời phong kiến cổ đại. Nghi thức lễ hội thờ Mẫu làm thoả mãn nhu cầu của con người về những mong ức trong đời sống tình cảm riêng tư, giải toả khó khăn, thách thức trong đời sống xã hội và tự nhiên… Phần lễ đã giúp con người giải toả năng lượng bức xúc, hướng tới sức mạnh đức tin vượt qua mọi lực cản để thành công như mong muốn trong đời sống của nhân dân. Vào thời kháng chiến đánh giặc Tống năm 1075, tín ngưỡng thờ Mẫu tiếp tục khẳng định vai trò đức tin làm chủ vận mệnh dân tộc, phát triển người phụ nữ là có thật được huyền thoại hóa thành Thánh Mẫu Nguyên Phi Ỷ Lan. Bà là nhân vật có thật của lịch sử tôn vinh thần thánh hóa Nguyên phi Ỷ Lan, mang tính kế thừa giá trị văn hóa dân tộc trong tín ngưỡng thờ Mẫu có bản sắc riêng của một thời đại lịch sử dân tộc. Sự kiện Nguyên phi Ỷ Lan là một thôn nữ, được Vua tuyển dụng làm phi tử với con người đức độ, tài năng, bà đã giúp Vua lo việc nước. Qua hai lần nhiếp chính dẹp thù trong, chống giặc ngoài, bà đã nâng tín ngưỡng thờ Mẫu lên đỉnh cao mới. Công đức của Nguyên Phi Ỷ Lan được tôn vinh như một vị thánh linh thiêng, xây dựng đền thờ, nhân dân tổ chức lễ hội hàng năm để tưởng nhớ giá trị công đức của bà, mang ý nghĩa văn hóa dân tộc trong tín ngưỡng thờ Mẫu.

Tượng thờ Nguyên Phi Ỷ Lan
Lịch sử thờ Mẫu phát triển với những bước thăng trầm qua thời gian của từng xã hội, nằm trong niềm tôn kính nữ thần của người Việt. Những Thánh Cô là bậc siêu thoát thanh cao: Phật – Thánh - Thần- Tiên. Giá trị thờ đạo Mẫu từ lịch sử ngàn xưa đến ngày nay đang phát triển mạnh là:
Làm thoả mãn nhu cầu mong muốn xin tài lọc, cuộc sống bình yên của mỗi người dân.
Tạo ra sức mạnh nguồn lực năng lượng niềm tin, giúp con người vượt lên cải tạo đời sống của họ trước tự nhiên và xã hội.
Nghi thức lễ và hội tạo ra sự hoà đồng cảm xúc, mang lại tinh thần sức sống mới cho mỗi người về cuộc sống tốt đẹp hơn hiện tại, hướng tới tương lại tươi sáng.
Giá trị tín ngưỡng thờ Mẫu, thờ nữ thần của người Việt và các dân tộc mang đến tinh thần hướng thiện, điều chỉnh nhân cách con người ứng xử trong đời sống tự nhiên và xã hội. Tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt phát triển khắp các tỉnh thành phố trên mọi miền đất nước, mang đến sự phồn hoa trong công cuộc xây dựng đất nước ở mỗi tỉnh thành địa phương, hướng lòng dân ngưỡng vọng tổ tiên, nhớ ơn công đức những người có công với làng xã, lập nghiệp mở nước, làm giàu quê hương để có cuộc sống mới.
Ban Nghiên cứu VHTN phía Nam