banner 728x90

Độc đáo hoa văn hình con nhện của người Tày

09/06/2024 Lượt xem: 2546

Trong rất nhiều họa tiết mang hình cây rừng, núi đồi, dòng suối, hoa sen, hoa đào và các con vật như chim, cá, gà… thì có một con vật được người Tày sử dụng làm hoa văn chính trong sản phẩm gối truyền thống của dân tộc mình. Đó là hình con nhện được thêu cách điệu, tạo nên một nét hoa văn thổ cẩm đặc trưng của dân tộc Tày. Theo quan niệm của người Tày từ xưa, thêu hình con nhện lên gối bằng chỉ thêu rực rỡ nhiều màu mang ý nghĩa đuổi những con nhện độc không đến gần giường, cũng có hàm ý sâu xa là giữ gìn hạnh phúc vợ chồng.

Giữ nghề thêu thổ cẩm và làm gối truyền thống của người Tày 

Bao giờ người Tày cũng làm một đôi gối thổ cẩm, trên hai đầu mặt gối, thêu hoa văn hình một con nhện đực, một con nhện cái tạo thành gối chồng, gối vợ. Trong phong tục truyền thống của đồng bào Tày ở Bản Hồ, trước khi đi lấy chồng, con gái người Tày phải thêu được những hoa văn hình con nhện để làm gối tặng cho bố mẹ chồng và các anh, chị, em bên nhà chồng. Vì vậy, hầu hết con gái dân tộc Tày ở vùng này từ nhỏ đã được bà hoặc mẹ dạy thêu thổ cẩm và làm gối, nhất là phải dạy con cháu mình thêu bằng được hoa văn hình con nhện để may gối.

Người Tày quan niệm, hoa văn con nhện phải được thêu thành cặp đôi, có như thế mới tạo nên sự gắn bó lâu dài giữa nghĩa vợ tình chồng trong mỗi gia đình. Không chỉ thêu hoa văn thổ cẩm lên gối, buồng của con dâu trong gia đình người Tày cũng phải có rèm thêu hình hoa văn một đôi “nhện chồng, nhện vợ”… để cầu mong hạnh phúc đôi lứa trăm năm bền lâu. Và những phụ nữ Tày lớn lên, trước khi về nhà chồng đều tự tay thêu cho mình một đôi gối uyên ương hình con nhện như vậy… Đó là một nét văn hóa bản sắc độc đáo của người Tày vẫn còn lưu giữ đến ngày nay.

Đôi gối của người Tày thêu hoa văn hình đôi nhện cách điệu

Những phụ nữ Tày ở Bản Dền còn kể lại câu chuyện cho chúng tôi nghe về hành trình đi tìm hình mẫu thêu con nhện. Ngày còn bé, họ phải đem gối của bà mình về đặt cạnh để làm mẫu, nhìn và mày mò học theo cách bà mình “làm thêu”. Khi lớn lên, các cô gái Tày biết tự tay thêu vỏ gối và làm gối trước khi về nhà chồng. Sau này, nối nghề truyền thống cho con cháu, bà Hoàng Thị Ngân và các phụ nữ Tày ở Bản Hồ đều dạy lại cho con gái mình, cháu gái mình cách nhuộm chàm, thêu may hoa văn trên gối, rèm cửa, trong đó không thể thiếu hoa văn hình con nhện cách điệu, một nét văn hóa đặc trưng trong kho tàng di sản văn hóa của đồng bào Tày.

Nguồn:quehuongonline.vn

 

 

Tags:

Bài viết khác

Di tích Lịch sử - Văn hóa là gì? Tiêu chí, phân loại di tích lịch sử văn hóa

Di tích Lịch sử - Văn hóa là công trình xây dựng, địa điểm, hiện vật, di vật, đồ vật, bảo vật quốc gia thuộc công trình, địa điểm có liên quan đến những sự kiện lịch sử, quá trình phát triển văn hoá, xã hội một dân tộc, một đất nước. Di tích lịch sử - văn hoá phải có một trong các tiêu chí sau:

Những nhạc cụ “thổi hồn” cho Di sản Văn hóa hát Then

Hát Then trong đời sống, văn hoá tín ngưỡng, tâm linh của đồng bào Tày, Nùng, Thái vùng cao phía Bắc được ví là "điệu hát thần tiên", điệu hát của “Trời”. Nghệ thuật diễn xướng dân gian này ẩn chứa và phô diễn những giá trị lịch sử, văn hóa lâu đời. Trong hát Then, đàn Tính và chùm Xóc Nhạc là hai loại nhạc cụ không thể thiếu. Hai loại nhạc cụ này vừa có chức năng giữ nhịp, đệm cho hát, vừa có khả năng diễn tấu linh hoạt, đặc biệt còn được sử dụng như đạo cụ trong những điệu múa Then.

Điều kiện di tích lịch sử văn hóa được xếp loại là di tích quốc gia

Theo quy định tại Điều 29 Luật Di sản văn hóa năm 2001, được sửa đổi bởi khoản 10 Điều 1 Luật Di sản văn hóa sửa đổi năm 2009, việc phân loại di tích lịch sử và văn hóa phải dựa trên những điều kiện về giá trị lịch sử và văn hóa. Các điều kiện này được quy định rõ ràng nhằm xác định và bảo vệ các di tích có giá trị quan trọng đối với quốc gia và dân tộc. Cụ thể, các di tích được phân loại dựa trên bốn điều kiện cơ bản:

Thủ tục xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia

Di tích lịch sử Việt Nam đã được phân thành ba cấp khác nhau, nhằm phản ánh giá trị lịch sử, văn hoá và khoa học của chúng. Đây là một dạng di sản văn hoá vật thể, bao gồm các công trình xây dựng, địa điểm và các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc công trình hoặc địa điểm đó.

Phân cấp, phân quyền trong quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa

Ở Việt Nam, vấn đề phân cấp là một nhiệm vụ chính trị quan trọng của quá trình cải cách nền hành chính nhà nước. Phân cấp quản lý có thể hiểu là vấn đề chuyển giao nhiệm vụ, quyền hạn rõ ràng giữa các cơ quan nhà nước, các bạn ngành Trung ương và địa phương. Theo Từ điển Luật học, phân cấp quản lý được định nghĩa là “Chuyển giao nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan quản lý nhà nước cấp trên cho cơ quan quản lý nhà nước cấp dưới thực hiện thường xuyên, lâu dài, ổn định trên cơ sở pháp luật…

Lễ Hội Hoa Ban: Nét đẹp văn hóa vùng núi Tây Bắc Việt Nam

Lễ hội Hoa Ban là một trong những sự kiện văn hóa đặc sắc của Việt Nam, phản ánh sự hòa quyện giữa thiên nhiên và con người, giữa các giá trị truyền thống và sự phát triển hiện đại. Với vẻ đẹp thuần khiết của hoa ban, cùng với những hoạt động văn hóa phong phú, lễ hội Hoa Ban hứa hẹn sẽ tiếp tục là một điểm đến hấp dẫn của du khách trong và ngoài nước.

Quản lý nhà nước về di sản văn hóa phi vật thể

Quản lý nhà nước với tính chất là một hoạt động quản lý xã hội. Quản lý nhà nước được thực hiện bởi tất cả các cơ quan nhà nước, là hoạt động chấp hành và điều hành có tính tổ chức chặt chẽ, được thực hiện trên cơ sở pháp luật, được bảo đảm thực hiện bởi hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước.

Mối quan hệ giữa các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể

Sự tập trung vào di sản văn hóa vật thể trong luật pháp và chính sách thường phải trả giá cho những mối quan hệ liên kết và không thể tách rời của các yếu tố vật thể và phi vật thể. Chẳng hạn, đối với việc xây dựng một ngôi nhà và bảo vệ một hiện vật nghi lễ cụ thể thì dễ dàng hơn nhiều so với việc nhận biết và nhận diện một ý tưởng, hay một hệ thống tri thức. Với di sản văn hóa vật thể, một cách dễ dàng hơn để nhận biết cái mất đi, hay sẽ bị hư hỏng.
Top