banner 728x90

Đặc sắc Lễ hội cầu ngư Lộ Diêu (Bình Định)

22/06/2024 Lượt xem: 2472

Từ ngày 20 - 23/6, thôn Lộ Diêu (xã Hoài Mỹ, huyện Hoài Nhơn, Bình Định) tưng bừng tổ chức Lễ hội cầu ngư Vạn Lộ Diêu. Đây là lễ hội văn hóa truyền thống đặc sắc của cộng đồng cư dân miền biển, nhằm cầu mong mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, tàu thuyền ra khơi đánh bắt được nhiều tôm cá.

Từ sáng sớm, người dân đã đổ về Di tích tàu không số chờ đoàn tàu thực hiện nghi lễ Nghinh Ông Nam Hải, rước Ông về Nhập điện.

Phần lễ trang trọng với các nghi thức truyền thống như lễ Nghinh Ông ngoài biển, lễ Nhập điện, hát Bả trạo và lễ Nghinh cô hồn.

Các nghi thức này thể hiện lòng tôn kính của dân làng với các vị thần linh, cầu mong sự che chở và phù hộ cho cộng đồng.

Lễ Nghinh cô hồn thể hiện sự trân trọng đối với những người đã khuất là một nghi thức đặc biệt của Vạn Lộ Diêu.

Phần hội diễn ra sôi nổi với nhiều trò chơi dân gian đặc sắc như bơi thúng, lắc thúng, đá bóng, bắt vịt, nhảy bao bố... Đặc biệt, vào ban đêm, có biểu diễn các vở tuồng truyền thống đặc sắc, một di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Bả trạo là nét đặc sắc trong Lễ hội cầu ngư thể hiện cảnh sinh hoạt, lao động của ngư dân. 

Lễ hội cầu ngư Vạn Lộ Diêu không chỉ là dịp để người dân cầu mong một năm mới bình an, may mắn mà còn là cơ hội để bảo tồn và phát huy những nét đẹp văn hóa truyền thống của địa phương. Trong bối cảnh hội nhập hiện nay, việc giữ gìn những giá trị văn hóa độc đáo của cộng đồng cư dân làng chài Vạn là vô cùng cần thiết. Lễ hội góp phần nâng cao ý thức gìn giữ di sản văn hóa cho thế hệ mai sau, đồng thời khẳng định bản sắc văn hóa dân tộc trong quá trình giao lưu và phát triển.

Đội bả trạo thường từ 8 đến 16 người, có nơi 12 đến 18 người, trang phục theo lối nghi lễ cổ và 3 vị chỉ huy gồm: tổng mũi, tổng khoan (tổng trung) và tổng lái.

Kết thúc phần lễ, người dân sẽ tham gia phần hội với nhiều hoạt động đặc sắc.

Phần hội giúp người tham gia tạm quên đi những âu lo, hết mình trong các điệu múa, câu hò, trò chơi dân gian…, từ đó có đời sống tinh thần tích cực, sảng khoái hơn.

Di tích tàu không số ở giữa Lộ Diêu, Bình Định. 

Nguồn Báo Tin Tức TTXVN 

 

 

 

Tags:

Bài viết khác

Nét văn hóa đặc sắc của dân tộc Mảng

Phong tục, tập quán của người Mảng phản ánh triết lý sống hòa hợp với tự nhiên, từ việc chăm sóc mùa màng đến các nghi lễ tôn thờ thần linh, thể hiện một triết lý sống cân bằng, nơi con người và thiên nhiên không chỉ tồn tại song song mà còn bổ trợ, duy trì sự sống lẫn nhau. Mọi hành động đều phản ánh sự kính trọng và thấu hiểu về mối quan hệ mật thiết giữa con người và thế giới tự nhiên.

Đôi đũa trong văn hóa người Tày

Từ bao đời nay, đôi đũa đã trở thành vật dụng rất quen thuộc trong bữa ăn hằng ngày, hơn nữa còn thể hiện bản sắc văn hóa trong đời sống và tập quán của người Tày.

Nét đặc trưng trong dân ca dân tộc Mông

Đồng bào dân tộc Mông vốn có văn hóa rất đặc sắc. Trong đó, dân ca là một nét văn hóa đặc trưng không thể không nhắc tới. Những tiếng hát dân ca từ bao đời nay vẫn được cất lên mỗi dịp sum vầy hay chia xa, lúc vui hay lúc buồn, thay cho tiếng lòng vời vợi chất chứa bao nỗi niềm và cảm xúc của mỗi người.

Nét đẹp trong trang phục truyền thồng của dân tộc Brâu

Cũng giống như các dân tộc Tây Nguyên, trang phục dân tộc Brâu có 2 màu đỏ và đen làm chủ đạo, không cầu kỳ, không sặc sỡ, mà đơn giản, hoà quyện với khung cảnh núi rừng Tây Nguyên hùng vĩ vẫn toát lên vẻ thanh thoát với màu sắc tinh tế, nhẹ nhàng.

Lễ Mở cửa kho lúa của người Rơ Măm

Vào những ngày tiết trời chuẩn bị sang Đông, khi công việc thu hoạch lúa rẫy đã xong, khi hạt lúa, hạt bắp đã được đem về cất kỹ trong nhà kho, đây cũng là lúc người Rơ Măm làng Le, xã Mô Rai, huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum chuẩn bị các nghi thức cho việc tổ chức Lễ Mở cửa kho lúa.

Ghe ngo trong đời sống của đồng bào Khmer

Trong đời sống của đồng bào Khmer Nam Bộ luôn gắn liền với văn hóa lễ hội; trong đó ghe ngo là sản phẩm văn hóa, tinh thần, có giá trị to lớn đối với đồng bào. Chiếc ghe ngo gắn liền với văn hóa Khmer Nam Bộ, đua ghe ngo cũng vì thế chứa đựng nhiều yếu tố văn hóa tâm linh.

Phong tục kết bạn “tồng” của người Tày

Phong tục kết bạn “tồng” của người Tày ở Cao Bằng là một phong tục có từ lâu đời, gắn kết những người có sự đồng điệu về tâm hồn, tính cách, muốn chia sẻ buồn vui với nhau trong cuộc sống.

Trống, chiêng trong đời sống văn hóa của đồng bào các dân tộc

Trống, chiêng là bộ nhạc cụ có vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống thường ngày và văn hóa tín ngưỡng truyền đời của đa phần đồng bào các dân tộc ở Sơn La. Nhạc cụ này gắn liền với mọi nghi lễ truyền thống, được coi là linh hồn trong văn hóa tinh thần.
Top