banner 728x90

Chả Nhái làng Trào

09/04/2024 Lượt xem: 4580

          Làng Phong Triều, xã Nam Triều, huyện Phú Xuyên, Tp. Hà Nội xưa có tên nôm là làng Trào (được gọi chệch từ chữ Triều) nổi triếng trong vùng với món ăn “chả nhái”.

          Từ Trung tâm Hà Nội, theo đường Quốc lộ 1A cũ, đến xã Nam Triều, rẽ tay trái vào đường bê tông asphalt liên xã trên 2km, qua làng Nam Quất là tới Phong Triều. Nơi đây có ngôi đình cổ đã được Bộ Văn hóa và Thông tin (nay là Bộ VHTTDL) xếp hạng Di tích Kiến trúc nghệ thuật năm 1987 – Gắn dấu ấn của Thiếu bảo Đỗ Khắc Trung (vì có công trạng giúp dân, giúp nước trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông thế kỷ XIII, được ban quốc tính Trần Khắc Trung) và được dân làng Phong Triều lập đền, đình sở thờ phụng suy tôn làm Thành hoàng làng đến ngày nay.

          Trong bữa cơm dân dã đồng quê, được thưởng thức món ăn “chả nhái” thơm lựng béo ngậy mới cảm nhận được hương vị thơm ngon của nó. Theo các cụ cao niên ở làng kể lại cho chúng tôi biết:

          “Chả nhái” làng Trào nổi tiếng từ rất lâu đời. Xưa vùng đất này nghèo khổ lắm “đồng chũng chiêm khê mùa thối”, các cụ chúng tôi chỉ có mỗi nghề làm nông nghiệp, lũ trẻ thường chăn trâu, tổ chức bắt cá, rồi bắt ếch, bắt nhái nướng ăn… Dần dà trải qua nhiều đời thành nghề bắt nhái và chế biến món ăn “chả nhái” này càng hợp khẩu vị hơn.

          Cách bắt cũng rất đơn giản: Thường vào tháng 3 âm lịch, người ta bắt bằng dậm (dậm làm bằng tre đan có thể bắt được cả cua, cá…) và một thanh tre dài để khua cho nhái nhảy vào. Người ta thường bắt vào ban đêm, nhất là sau mỗi cơn mưa, nhái nhảy ra kiếm ăn, trên các mô đất hoặc trong các rãnh luống ruộng màu mỡ (thợ bắt nhái đi bắt có thể dùng đèn, buộc giỏ tre bên cạnh sườn bỏ nhái vào).

          Nhái được bắt về để trong giỏ hoặc được chuyển sang nới cất giữ bảo quản. Sáng ra, người ta sóc ít tro bếp vào nhái để nhái đỡ nhảy, sau đó đem rửa sạch nhúng vào tro bếp lột da. Bỏ hết nội tạng… chỉ lấy phần thịt để băm chả. Phần nội tạng có thể dùng làm thức ăn cho gia súc, gia cầm, cũng có thể làm thức ăn cho đàn vịt để có nguồn “trứng vịt lộn” nổi tiếng vùng đất Phú Xuyên Hà Nội.

          Thịt nhái có thể chế biến nhiều món:

          * Món rang: Người ta phi hành mỡ thơm rối đảo nhái vào, vừa đủ độ cho nghệ, ớt để dậy mùi rồi cho vào kho với tương là được.

          * Nhái băm viên: Tức là băm thịt nhái với nghệ, hành, ớt.. băm nhỏ nhuyễn mới vo viên đem rán vàng, viên có thể dùng nấu với măng, nấu với mớp hương… là món ăn nhiều người ưa thích.

          * Món chả nhái: Người ta có thể chọn thịt ngon đem lên thớt băm (để giảm công đoạn giã – nay cho vào máy xay nhỏ). Khi tương đối nhỏ thì cho vào cối giã (giã như giã giò). Dùng 2 chày giã thúc xong cho ít muối đến khi cảm thấy nó dính chày là được. Người ta tiếp tục trộn đều với nghệ, vỏ quýt khô ngâm đem giã nhỏ (cho thêm ít nước mắm, bột ngọt) để tạo hình dạng đẹp, dùng khuôn tre dầy 5 ly (làm tròn, vuông, hoa thị.. tùy ý) đặt khuôn lên lá chuối sạch đã bôi mỡ, lấy thìa múc sản phẩm phết kín vào khuôn, một lúc bỏ ra cho khô, rồi tiến hành rán vàng là được. Ngày nay, người ta có thể băm thêm rau răm, mỡ lợn khổ hoặc thịt ba chỉ (thái con chì) điểm đem thúc giã đều lẫn với thịt nhái làm tăng hương vị của chả. Nhiều nơi còn thêm đậu xanh, đậu phộng…

          “Chả nhái” là món ăn vừa giòn, vừa đậm, vừa bùi, vừa cay, vừa ngậy, vừa ngon… Ăn “chả nhái” không ngấy, có nhiều đạm, giàu vitamin là món ăn bồi bổ cho cơ thể được nhiều người ưa thích – ăn rồi làm người ta khó quên. Cùng chính vì vậy mà món ăn “chả nhái’ làng Trào nổi tiếng trong vùng và về đến quê làng Trào hẳn ai cũng còn nhớ câu ca “Cụ Tạo 2 dao – Ông Đào 2 thớt” – Ý muốn nói tới sự nhanh tay khéo léo của người thợ chế biến món băm “chả nhái” làng Trào./.

                            Thạc sĩ Phùng Quang Trung

 

Tags:

Bài viết khác

Tết Thanh minh của người Dao

Tết Thanh minh không chỉ là dịp để tưởng nhớ tổ tiên mà còn là một nét văn hóa đặc sắc của nhiều dân tộc thiểu số, trong đó có người Dao Quần Chẹt ở các tỉnh Tuyên Quang, Hòa Bình, Vĩnh Phúc. Đây là dịp để con cháu sum vầy, thể hiện lòng thành kính với bậc tiền nhân, đồng thời lưu giữ những phong tục truyền thống.

Nét văn hóa trong trang phục dân tộc H’mông

Nằm trong một quốc gia đa dân tộc, dân tộc H’mông được coi là một thành viên quan trọng trong cộng đồng các dân tộc thiểu số ở Việt Nam. Cùng với tiếng nói, chữ viết, trang phục cũng là một trong những chi tiết quan trọng đầu tiên để nhận biết và phân biệt dân tộc này với dân tộc khác. Trang phục truyền thống không chỉ mang đậm bản sắc văn hóa, mà còn chứa đựng những giá trị nghệ thuật, giá trị lịch sử của từng tộc người.

Những tấm dệt đan sắc núi rừng

Giữa sắc thẫm của đại ngàn Trường Sơn, đây đó nổi lên màu trắng của những dải mây vành khăn ở lưng chừng núi, màu đỏ của hoa gạo, hoa chuối, màu xanh của cây cỏ, màu vàng của lá úa rơi rụng, hay màu tím của hoàng hôn, màu của những tia nắng tán sắc cuối chân trời khi chiều muộn… Tất cả đã vẽ nên một bức tranh thiên nhiên mà người Tà Ôi ở không gian sống của chính tộc người mình

Những điều cần biết về tục thờ Linga và Yoni của người Chăm

Tục thờ Linga và Yoni có nguồn gốc từ cộng đồng người sống ở vùng lưu vực sông Ấn, thuộc chủng tộc Sumerian và Dravidan. Tín ngưỡng của họ gắn liền với thần thoại về thần mẹ và sự thờ cúng âm lực, coi sinh thực khí là nguồn gốc của mọi sự sáng tạo.

Các phong tục cần biết khi đến các làng bản của người dân tộc

Đồng bào các dân tộc Bắc Hà nói riêng và Lào Cai nói chung rất hiếu khách, nhưng khi du khách đến thăm làng, bản nên chú ý những điều kiêng kỵ và cần biết một vài phong tục, tập quán sinh hoạt để tiện ứng xử và giao tiếp.

Nhuộm răng đen - Phong tục lâu đời của người Việt

Nhuộm răng đen là một tục lệ lâu đời, xuất hiện từ thời Hùng Vương, tồn tại suốt mấy ngàn năm trong lịch sử văn hóa của người Việt. Đây vốn là phong tục cổ truyền không chỉ của cư dân người Việt mà còn tồn tại ở cộng đồng các dân tộc như Thái, Mường, Dao, Lự, Si La,…Trong cộng đồng người Việt, tục nhuộm răng đen chủ yếu chỉ phổ biến ở khu vực miền Bắc và miền Trung, còn ở miền Nam không thấy dấu vết của phong tục này.

Thala – nét đẹp văn hóa cộng đồng của người Khmer

Trên đường vào các phum, sóc của đồng bào Khmer Nam Bộ, đi khoảng một vài cây số, ta dễ dàng bắt gặp những ngôi nhà từ vài mét đến vài chục mét vuông, nép dưới bóng chùa hay bóng cây. Đó là các điểm dừng, nghỉ cho khách đi đường, do bà con dân tộc Khmer xây dựng. Tiếng Khmer gọi đó là các “Thala” (Schla).

Nghề làm cốm dẹp truyền thống của người Khmer (Sóc Trăng)

Cốm dẹp là một món ăn đặc sản nổi tiếng của vùng Sóc Trăng, không chỉ là biểu tượng văn hóa đặc trưng của địa phương mà còn gắn liền với đời sống văn hóa, tinh thần của đồng bào dân tộc Khmer Nam Bộ. Món ăn này không chỉ được sử dụng trong những bữa ăn hàng ngày mà còn là một phần không thể thiếu trong các dịp lễ quan trọng, đặc biệt là Lễ cúng Trăng - một sự kiện tôn giáo quan trọng của người Khmer.
Top