banner 728x90

Các khái niệm cơ bản về nơi thờ tự

04/10/2024 Lượt xem: 2906

Đền là công trình kiến trúc được xây dựng để thờ cúng một vị thần hoặc một danh nhân quả cố. Nhiều đền thờ dành cho các thần thánh trong tôn giáo hoặc tín ngưỡng địa phương. Chẳng hạn ở Trung Quốc có các đền thờ các vị thần tiên của Đạo giáo như Tam Thanh Huyền Đế, Linh quan, Lão Đăng lộc đình, Thần Vũ Bát sát, Lão tổ Thiền sư, Hắc hổ Huyền đàn và Sùng linh Địa kỳ…; ở Ai Cập cổ đại có các đền thờ chư thần (như đền thần Isis ở Philae) hoặc đền thờ pharaon ; còn ở Hy Lạp có các đền thờ các vị thần trong Thần thoại Hy Lạp như đền Delphi thờ thần Apollo.

Nhiều đền thờ được xây dựng để ghi nhớ công ơn của một anh hùng có công với đất nước hay công đức của một cá nhân với địa phương mà được dựng lên theo truyền thuyết dân gian.

Ở Việt Nam có nhiều nhân vật có thực trong lịch sử được xây dựng đền thờ ở rất nhiều nơi là Lý Nam Đế, Triệu Quang Phục, Đinh Tiên Hoàng, Lê Đại Hành, Lý Quốc Sư, Lý Thường Kiệt, Tô Hiến Thành và đặc biệt là các đền thờ Trần Hưng Đạo.

Trong hệ thống đền thờ ở Việt Nam, có thể nói những đền thờ thuộc Tín ngưỡng Tam Tứ Phủ chiếm đa số, với số lượng rất lớn tạo thành một hệ thống Đền Thờ Tam Tứ Phủ. Đây là những công trình kiến trúc thờ các vị thánh thuộc Tứ Phủ và thờ chung cho Công Đồng Tứ Phủ, chân linh bốn miền vũ trụ. Một số ngôi đền nổi tiếng trong tín ngưỡng Tứ Phủ như Đền Đồng Bằng, Đền Sòng Sơn, Đền Lảnh Giang, Đền Ninh Giang, Đền Ông Hoàng Bảy, Đền Ông Hoàng Mười,…

Đền Đồng Bằng (Thái Bình)

Phủ cũng là một công trình kiến trúc tôn giáo tương tự như Đền. Tuy nhiên từ “Phủ” làm cho chúng ta liên tưởng tới nơi đặt trụ sở của cơ quan chính quyền (như Phủ Chủ Tịch, Chính Phủ, …). Xưa kia thì Phủ dùng để chỉ quan thự, dinh quan, tức là nơi quan làm việc của các quan. Phủ cũng dùng để chỉ một đơn vị hành chính thời phong kiến tại Việt Nam và Trung Quốc, cao hơn cấp tỉnh.

Như vậy việc dùng từ “Phủ” cho các nơi thờ tự thuộc Tín ngưỡng Tứ Phủ để làm trang trọng và tăng thêm phần uy nghiêm cho những nơi thờ tự đó. Suy cho cùng phủ là một nơi thờ tự Tứ Phủ khá sầm uất, mang tính chất trung tâm của cả một vùng lớn vượt ra ngoài phạm vi địa phương, thu hút tín đồ khắp nơi đến hành hương. Một số Phủ trong Tín ngưỡng Tam Tử Phủ là Phủ Dầy, Phủ Tây Hồ, Phủ Đồi Ngang, Phủ Vân Cát, Phủ Quảng Cung,…

Phủ Dầy

Miếu là một dạng di tích văn hóa trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam, có quy mô nhỏ hơn đền. Miếu thường được toạ lạc ở nơi xa làng, yên tĩnh, thiêng liêng và chỉ là nơi yên nghỉ của các vị thánh thần. Khi miếu khi phối thờ Phật cùng thì được gọi là Am, ở Nam Bộ miếu còn được gọi là miễu.

Miếu nhỏ hơn đền, thường xây theo kiểu hình chữ nhật với hai phần cách nhau bởi một bức rèm, nội điện bên trong và nhà tiền tế bên ngoài…. miếu thường được xây trên gò cao, nơi sườn núi, bờ sông hoặc đầu làng, cuối làng, những nơi yên tĩnh để quỷ thần có thể an vị, không bị mọi sự ồn ào của đời sống dân chúng làm nhộn. Trong miếu cũng cỏ tượng thần hoặc bài vị thần linh, đặt trên ngai, ngai đặt trên bệ với thần sắc hoặc bản sao…

Miếu là công trình nhỏ nhưng lại có kiến trúc rất đa dạng. Thường có 3 gian chạy dọc vừa có nội điện vừa có nhà tiền tế. Không có tả hữu gian, sân nhỏ và không có tam quan. Tuy nhiên cũng có những ngôi miếu đồ sộ như toà nhà lớn, nhiều gian và nhiều lớp cấu trúc.

Đối tượng được thờ ở miếu rất đa dạng, thể hiện ở tên gọi của miếu tên gọi theo đối tượng được thờ thường phiếm chỉ và tượng trưng. Ví dụ: miếu Cô, miếu Cậu, miếu thờ thần núi gọi chung là miếu sơn thần, miếu thờ thần nước gọi là miếu Hà Bả hoặc miếu thuỷ thần. Miếu thờ thần đất gọi là miếu thổ thần hoặc thần Hậu thổ.

Miếu còn là nơi thờ cúng các bậc trung liệt có công với nước, với dân như miếu Ngòi làng Lũng Ngoại xã Lũng Hoà, huyện Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc (di tích được xếp hạng cấp quốc gia năm 1994).

Miếu thường được toạ lạc ở nơi xa làng, yên tĩnh, thiêng liêng và chỉ là nơi yên nghỉ của các vị thánh thần. Trong các ngày giỗ thần như ngày sinh, ngày hóa (nhân thần), ngày hiện hóa (thiên thần) làng mở tế lễ, mở hội, nghinh rước thần từ miếu về đình. Tế lễ xong, lại rước thần về miếu yên vị.

Ở Việt Nam cũng có những miếu thờ về Tam Tứ Phủ, tuy nhiên do quy mô thờ về Tam Tứ Phủ thường rộng lớn hơn nên cấu trúc thờ tự chủ yếu tập trung ở hình thức Đền Thờ và Phủ, còn Miếu thờ về Tam Tứ Phủ thì ít hơn. 

Miếu Nhị Phủ hay Chùa Ông Bổn (quận 5, Tp.Hồ Chí Minh)

Điện là sảnh đường cao lớn, thường chỉ chỗ vua chúa ở, chỗ thờ thần thánh. Như vậy Điện thờ là một hình thức của đền, nơi thờ thánh trong tín ngưỡng dân dã Việt. Tuy nhiên quy mô của Điện thờ thường nhỏ hơn so với Đền thờ và Phủ, và lớn hơn so với Miếu thờ.

Điện phổ biến thờ Thánh Mẫu, Tam Tử Phủ, Trần Triều hoặc các thần nổi tiếng khác. Điện có thể của cộng đồng hoặc tư nhân, tuy nhiên đa phần Điện thờ là thuật ngữ dùng để chỉ nơi thờ tự của tư nhân. Trên ban thờ ở Điện thờ thường có ngai, bài vị, khám, tượng chư vị thánh thần và các đồ thờ khác: Tam sơn, bát hương, cây nến, đài, lọ hoa, vàng mã, …

Điện thờ

Linh Từ là một cách gọi khác của Đền Thờ. Ở đây “Từ” nghĩa là đền thờ, nhà thờ, nơi thờ tự. Còn “Linh” nghĩa là chân linh, linh hồn hoặc cũng có nghĩa sự thần diệu, diệu kỳ, ứng nghiệm. Một số nơi thờ tự vừa có thể gọi là Đền, vừa được gọi là Linh Từ. Ví dụ như Đền Quan Lớn Đệ Nhất = Quan Lớn Đệ Nhất Linh Từ, hoặc Đền Chầu Lục = Lục Cung Linh Từ, v.v…

Ban Nghiên cứu VHTN phía Nam

 

 

Tags:

Bài viết khác

Nhạc cụ truyền thống trong hát Chầu Văn

Hát Chầu văn hay còn được gọi là hát văn hay hát hầu đồng là một loại hình nghệ thuật ca hát cổ truyền và một phần tín ngưỡng thờ Mẫu của văn hóa Việt Nam. Đây là hình thức lễ nhạc gắn liền với nghi thức hầu đồng của tín ngưỡng Tứ phủ (tín ngưỡng thờ Mẫu) và tín ngưỡng thờ Đức Thánh Trần (Trần Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuần), một tín ngưỡng dân gian Việt Nam.

Nét văn hóa tâm linh trong kiến trúc nhà thờ họ

Kiến trúc nhà thờ họ là biểu tượng vật chất đậm nét văn hóa phi vật thể của các tộc họ ở Việt Nam. Đây là nơi lưu giữ giá trị, tổ chức, quan hệ, và thành tựu của mỗi dòng tộc qua nhiều thế hệ. Theo truyền thống, nhà thờ họ thường được xây dựng theo cấu trúc đơn giản nhưng hài hòa, mang đậm nét riêng của văn hóa dân gian.

Vai trò và ý nghĩa của nhà thờ họ tại Việt Nam

Nhà thờ tổ hay từ đường là một ngôi nhà dành riêng cho việc thờ cúng tổ tiên của một dòng họ hay từng chi họ tính theo phụ hệ (dòng của cha). Nhà thờ họ phổ biến trong văn hóa người Việt tại khu đồng bằng và trung du Bắc Bộ và Trung Bộ.

Tứ quý trong tranh dân gian Đông Hồ

Tranh Tứ quý thuộc loại tứ bình (bốn bức) khổ lớn, vẽ cảnh tứ thời: Xuân, hạ, thu, đông. Mỗi mùa có một loài cây, loài hoa đặc trưng. Mùa xuân: hoa mai, hoa lan, hoa đào. Mùa hạ: hoa sen, hoa hồng, hoa lựu. Mùa thu: hoa cúc, hoa phù dung. Mùa đông: cây trúc, cây thông (tùng).

Cỗ và mâm cỗ truyền thống của người Việt

Mâm cỗ ở mỗi vùng quê Việt Nam có hương vị riêng nhưng bao giờ cũng vậy, mỗi mâm có 4 hoặc 6 người. Thông thường người ta kiêng ngồi 5 người, ở mâm cỗ có ít nhất hai người thân nhau, cũng có khi 3 cặp đều thân nhau thành một cỗ. Người nhà chủ tế nhị mời những người ăn ý với nhau vào một cỗ, sàn sàn lứa tuổi với nhau vào cùng mâm. Những người có tửu lượng mạnh hoặc nhẹ vào một cỗ, những người bằng vai phải lứa với nhau vào một cỗ. Đàn ông vào cỗ với nhau, còn đàn bà ngồi với đàn bà.

Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ, Tứ phủ Việt Nam

Mỗi quốc gia, mỗi dân tộc đều mang trong mình những nét văn hóa riêng. Văn hóa là cái gốc cho sự phát triển, phồn thịnh của một đất nước. Việt Nam là một dân tộc mang một nền văn hóa đậm đà bản sắc, đa dạng và phong phú. Tín ngưỡng thờ Mẫu Việt Nam từ lâu đã đóng vai trò quan trọng đối với người dân Việt, văn hóa tín ngưỡng có ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống xã hội và tâm thức người dân.

Tín ngưỡng dân gian trong lễ hội cổ truyền ở Việt Nam

Tín ngưỡng dân gian đóng vai trò quan trọng trong các lễ hội cổ truyền của Việt Nam, thể hiện bản sắc văn hóa, tâm linh và lòng tôn kính đối với các thế lực siêu nhiên, Tổ tiên, thần thánh. Bài viết tìm hiểu một số đặc điểm nổi bật về tín ngưỡng dân gian trong các lễ hội cổ truyền của người Việt, đặc biệt, lễ hội liên quan đến tín ngưỡng dân gian như: tín ngưỡng phồn thực, tín ngưỡng vạn vật hữu linh, tín ngưỡng thờ Thành hoàng, tín ngưỡng thờ Tổ tiên, tín ngưỡng thờ Mẫu...

Ý nghĩa và mục đích của tục “Bán khoán con lên chùa”

Bán khoán con cho chùa là một tín ngưỡng dân gian, một hình thức gửi gắm về mặt tâm linh. Có hai hình thức bán khoán con lên chùa: Bán khoán đến hết năm 12 tuổi rồi “chuộc” con ra, hoặc là bán khoán trọn đời. Từ xưa đến nay, nhiều gia đình quan niệm, khi sinh con ra, đứa trẻ hay đau yếu, khóc lóc không phải là do bị bệnh từ thân hoặc những đứa trẻ sinh vào giờ kỵ, ngày phạm (tức ngày mùng 1, 5, 8, 15, 23, 24, 28 và ngày 30 Âm lịch).
Top