banner 728x90

Bài 6: Phủ Suối Mỹ Quan, di tích danh thắng có giá trị lịch sử văn hóa cần được tu bổ, tôn tạo, giữ gìn

09/04/2024 Lượt xem: 2633

Phủ Suối Mỹ Quan là một trong những di tích thờ Liễu Hạnh công chúa mang đặc điểm chung tín ngưỡng Thờ Mẫu của người Việt. Mẫu Liễu Hạnh được phong là Đệ nhất Thánh Mẫu Thượng Thiên và được xem là một trong “Tứ Bất Tử” 15 của thần linh Việt Nam. Hàng năm nhân dân trong làng ngoài xã và du khách tề tựu về đây để tổ chức tế lễ và tưởng nhớ đến Thánh Mẫu, người có công trong việc bảo vệ sự bình yên cho bà con nhân dân và ban cho mưa thuận gió hoà, mùa màng bội thu, xóm làng no ấm. Việc thờ tự vị thần đã trở thành ngày hội tưng bừng náo nức, làm xao xuyến lòng người, giúp bà con nhân dân trong làng ngoài xã trở nên thân thương, gần gũi nhau hơn, tạo cho con người nơi đây thêm gắn bó với xứ sở của mình, từ đó nâng cao tình yêu quê hương đất nước.

Xét về giá trị khoa học, những hiện vật câu đối, đại tự, sắc phong, bát hương gốm, bát hương đá… ghi nhận và tôn vinh Thánh Mẫu là những căn cứ khoa học phục vụ việc nghiên cứu tìm hiểu về lịch sử làng xã và văn hóa vùng đất này trong lịch sử dân tộc. Hiện nay Phủ Suối còn lưu giữ được một số đồ thờ tự cũ như Bát hương, tượng cũ, được Ban Quản lý di tích trông coi bảo vệ.

Về giá trị thẩm mỹ, Phủ Suối tọa lạc trên một khu đất rộng rãi, thoáng đãng, dưới những tán cây cổ thụ xanh mát giữa không gian đồng ruộng bát ngát mía ngô thanh bình yên ả, xa xa là dòng sông Hoạt chảy vòng quanh phía trước; Sau lưng, tựa vào thế núi vững chãi của dãy Tam Điệp hùng vĩ tạo cho khách hành hương cảm giác thật thanh bình khi thưởng ngoạn. Điều này vừa góp phần làm đẹp thêm quê hương, làm phong phú thêm di sản văn hoá dân tộc.

Phủ Suối cũng là di tích có giá trị về lịch sử - văn hoá, đặc biệt nằm trong quần thể di tích thắng cảnh của dãy Tam Điệp – Bỉm Sơn chạy ra cửa biển Thần Phù xưa theo tuyến sông Hoạt, Phủ Suối cách Đền Sòng – Chín Giếng về phía tây khoảng 7 km theo đường chim bay, cách chùa Thanh Vân trong bán kính chưa đầy 1km; theo đường thủy trên sông Hoạt (khoảng 2-3 km) là đến cụm di tích thắng cảnh Động Lục Vân thơ mộng và bên bờ nam là đền thờ Áp Lãng Chân Nhân La Viện. Không xa, chỉ khoảng 01 km về phía nam là đến động Bạch Á đã được các tao nhân mặc khách đề thơ trên vách núi, đây cũng là ngôi chùa cổ với tấm bia chỉ được khắc duy nhất một chữ Hán đó là chữ “Phật”, du khách có thể vào viếng Phật và vãn cảnh hang động nổi tiếng này. Tất cả những di tích, thắng cảnh nơi đây cùng với Phủ Suối tạo cho vùng đất này một không gian văn hóa, lịch sử đậm nét, có giá trị lớn về tiềm năng phát triển du lịch. Vì vậy, cần được sự quan tâm nghiên cứu và phát huy giá trị đối với di tích này.

Công trình Phủ Suối được tôn tạo lại vào năm 1990 nhưng bằng chất liệu gạch vữa, mái lợp ngói Hòa Bình, vì kèo suốt gác chếnh bằng sắt, hoành tải bằng tre nứa. Trải qua thời gian mưa nắng gần 40 năm, các loại vật liệu tre nứa đã bị mục mọt; ngói hòa bình và ngói do nhân dân tự đóng và đốt bằng rơm rạ nên đến nay đã bị mục mại, lợp dọi nhiều lần nên rất nhiều chủng loại, kích cỡ khác nhau. Điều đó không chỉ ảnh hướng đến tính thẩm mỹ của công trình kiến trúc tâm linh tín ngưỡng mà còn có nguy cơ sụp đổ, đe dọa đến sự an toàn của nhân dân địa phương và du khách mỗi khi đến di tích dâng hương, vãn cảnh.

Xuất phát từ thực trạng xuống cấp của di tích, chính quyền địa phương đã làm tờ trình gửi các cấp có thẩm quyền xin chủ trương tu bổ. Tuy nhiên, trong thời gian chờ đợi ý kiến của cấp có thẩm quyền thì nhân dân đã hạ giải di tích và xây dựng nền móng như đã khảo tả.

Thực hiện các Công văn chỉ đạo số 7135/UBND-VX ngày 03/6/2020 của Chủ tịch UBND tỉnh và Công văn chỉ đạo số 2843/SVHTTD-DSVH ngày 25/8/2020 của Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, chính quyền địa phương xã Hà Vinh, huyện Hà Trung đang tích cực thực hiện và phối hợp với các cơ quan chuyên môn để lập lại hồ sơ di tích và hoàn chỉnh các thủ tục trình các cấp có thẩm quyền thẩm định và cho phép tu bổ, tôn tạo lại di tích Phủ Suối theo quy định.

Mới đây, ngày 05/3/2024, Chủ tịch UBND xã Hà Vinh (huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa) Mai Hồng Cường đã ra Quyết định số 36/QĐ-UBND về việc kiện toàn Ban Quản lý Cụm Di tích lịch sử văn hóa và danh thắng Phủ Suối, đồng thới mời Thạc sĩ Trịnh Văn Khoa – Viện trưởng Viện Nghiên cứu Văn hóa Tín ngưỡng Việt Nam làm Phó Trưởng ban thường trực.

Tiếp đó, ngày 22/3/2024, chủ tịch Mai Hồng Cường cũng đã ra Quyết định số 43/QĐ-UBND về việc Ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban Quản lý Khu Di tích lịch sử văn hóa và danh thắng Phủ Suối – Phó Trưởng Ban thường trực trực tiếp làm Thủ nhang (trụ trì) quản lý, khai thác và phát huy giá trị Khu Di tích Phủ Suối – Được đại diện cử người về trông nom trực tiếp quản lý, hoạt động thực hành tín ngưỡng, công tác bảo quản các hiện vật đồ thờ (quản lý cơ sở vật chất, tài chính, phụ trách huy động các nguồn kinh phí xã hội hóa… tại Di tích).

Đề nghị chính quyền địa phương và Ban Quản lý di tích lịch sử Phủ Suối thực hiện việc cắm mốc theo bản đồ khoanh vùng di tích đã được Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa chấp thuận tại Công văn số 15104/UBND-VX ngày 29/9/2021 đồng ý với diện tích và biên bản, bản đồ khoanh vùng các khu vực bảo vệ di tích Phủ Suối và Chùa Mỹ Quan thuộc Cụm Di tích lịch sử văn hóa và danh thắng Phủ Suối. Đồng thời tiếp tục thực hiện Văn bản số 15104/UBND-VX ngày 29/9/2021 của UBND tỉnh Thanh Hóa về việc đồng ý với diện tích và biên bản, bản đồ khoanh vùng các khu vực bảo vệ di tích Phủ Suối và chùa Mỹ Quan thuộc Cụm Di tích lịch sử văn hoá và Danh thắng Phủ Suối, trên cơ sở đó yêu cầu UBND huyện Hà Trung phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cùng các sở ban ngành, đơn vị có liên quan để thực hiện hoàn thiện hồ sơ theo quy định./.

Thạc sĩ Phùng Quang Trung – Chủ tịch Hội đồng Thẩm định Viện Nghiên cứu Văn hóa Tín ngường Việt Nam

 

Tags:

Bài viết khác

Lễ hội Katê lung linh sắc màu văn hóa Chăm

Trong tín ngưỡng dân gian của đồng bào dân tộc Chăm có nhiều lễ hội, với những nghi thức tín ngưỡng độc đáo, như: Lễ Cầu đảo với nghi lễ truyền thống mở cửa biển, gợi những ký ức về biển của người Chăm; hay Lễ hội Ka tê đã được Nhà nước công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia… Không gian lễ hội của cộng đồng người Chăm luôn ngập tràn sắc màu văn hóa, từ trang phục, nhạc cụ, điệu múa truyền thống… đến tín ngưỡng dân gian.

Ngôi chùa Khmer xây bằng đá granit nằm ở độ cao 45m, được ví như chốn ‘bồng lai tiên cảnh’ giữa núi rừng

Đây là ngôi chùa có lối kiến trúc chứa đựng nhiều huyền tích của đồng bào dân tộc Khmer.

Sống động di sản văn hóa Óc Eo tại Bảo tàng Bà Rịa Vũng Tàu dịp lễ 2/9

Gần 400 hình ảnh, hiện vật, di sản văn hóa Óc Eo đang được trưng bày sống động tại Bảo tàng tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, thể hiện góc nhìn khái quát, giá trị quý về một trong ba nền văn hóa cổ tiêu biểu của Việt Nam.

Nghề đan võng ngô đồng được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Nghề thủ công truyền thống đan võng ngô đồng Cù Lao Chàm (đảo Cù Lao Chàm, xã Tân Hiệp, thành phố Hội An, Quảng Nam) được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Một di tích tại Bà Rịa - Vũng Tàu được xếp hạng cấp quốc gia

Bà Rịa - Vũng Tàu tổ chức công bố quyết định xếp hạng Di tích Quốc gia đối với "Di tích lịch sử địa điểm trận chiến ngày 6.6.1969 tại Bình Ba" trên địa bàn.

Tháp Bình Sơn - Ngọn tháp bằng đất nung cao nhất còn lại tới ngày nay

Kiến trúc tháp Bình Sơn mang dấu ấn độc đáo, dù được xây dựng từ thời Lý-Trần vẫn còn giữ được hầu như nguyên vẹn, và là ngọn tháp cao nhất được xây dựng bằng đất nung còn lại cho tới ngày nay.

Những ngôi chùa nổi tiếng tại Việt Nam, điểm đến tâm linh của khách thập phương

Những ngôi chùa tại Việt Nam không chỉ là nơi thờ cúng linh thiêng, giữ vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần của người dân mà còn là những công trình kiến trúc tuyệt đẹp, thu hút du khách từ khắp nơi trên thế giới. Dưới đây là những ngôi chùa nổi tiếng tại Việt Nam, mỗi ngôi chùa đều mang một nét đặc trưng riêng biệt và lịch sử lâu đời.

Nghề dệt của người Lự ở Bản Hon

Từ bao đời nay, người Lự ở xã Bản Hon, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu coi nghề dệt thổ cẩm truyền thống là thước đo đánh giá sự khéo léo, đảm đang của người phụ nữ. Vì thế khung cửi dệt thổ cẩm truyền thống là vật dụng quan trọng không thể thiếu trong gia đình người Lự.
Top