banner 728x90

Tản văn: Ngõ chợ xưa và nay

14/04/2025 Lượt xem: 2458

Nói về địa danh thì đấy là con đường nhỏ gần với chợ. Tuy nhiên, khi nghĩ về nơi ấy, ai cũng có chút buồn đầy xa vắng. Cho tới tận hôm nay, không gian mua bán ở chợ đã trở lên sầm uất gấp bội so với trước, nhưng ngõ chợ vẫn vậy, bình thản như một người đã trải qua thời gian.

Xưa, chợ là nơi hội tụ tất cả những gì về vật chất và tinh thần của mọi người. Không phải ngẫu nhiên đất Kinh Kỳ - Thăng Long xưa được gọi là kẻ chợ. Nơi đó, con người có thể hoàn toàn mưu sinh tự do nhất cho mình, nếu không muốn nói là rất thuận lợi vì “phi thương bất phú”. Còn người quê thầm ước được sống nơi kẻ chợ, Giàu thôn quê không bằng ngồi lê “Kẻ Chợ”. Do vậy, từ các thương gia năm châu bốn biển cho tới tao nhân mặc khách, văn nghệ sĩ đều muốn tá túc gần chợ. Chính vì sức hút đó mà dù xung quanh chợ rất chật chội, họ sẵn sàng chấp nhận không gian sống hạn chế của mình từ giao thông, nhà ở, vị trí... Vì xưa đất đai đâu có thiếu thốn như ngày nay.

Ngõ chợ là không gian tiệm cận với chợ. Nó hội tụ đầy đủ những yếu tố trạng thái mà con người đều cần có: sáng sớm ồn ào, nửa trưa dịu nguội, buổi chiều bùng lên để tối về thanh bình. Về góc độ nhu cầu sinh hoạt thường ngày, người ngõ chợ có thể thủng thẳng bước ra để mua sắm bất cứ thứ gì mình thích với tâm thế của người bản địa vì quen thuộc. Về thông tin, dù xưa không có đài báo, internet thì chỉ cần rảo bước ra đầu chợ có thể nắm biết toàn bộ thông tin một vùng rộng lớn. Với văn nhân, họ sẽ lang thang dạo bước để ngắm nghía, lắng nghe mọi giai tầng xã hội ở chợ để làm vốn sống cho mình. Vì thế, không phải ngẫu nhiên các nhà thơ văn xưa trú ngụ ở ngõ chợ rất nhiều. Có những ngõ chợ nổi tiếng ở Hà Nội như: ngõ chợ Khâm Thiên, ngõ chợ Mơ, ngõ chợ Hôm...

Ở Vũng Tàu, có chợ Bến Đá, Bến Đình, chợ Xóm Lưới… dù phát tích từ bến nước nhưng vẫn có những ngõ chợ rất điển hình sau thành tên đường quanh đây. Bây giờ, nơi đây có nhiều công trình cổ mang đậm dấu ấn thời gian. Ai đến đây chỉ ở một ngày đêm sẽ cảm nhận đúng nghĩa trạng thái riêng của ngõ chợ. Đó chính là những mảng văn hóa riêng biệt của người Việt về chợ.

Hoàng Long

 

 

Tags:

Bài viết khác

Tản văn: Bánh lá mít quê tôi

Hồi nhỏ, ở quê, tôi thấy nhà ông Trãi nghèo nhất xóm. Ngày hai buổi đi làm, với tính tình hiền lành, chăm chỉ, ông lại có tay nghề “đa năng” nên ai nhờ gì làm nấy, cả ngày vất vả có khi cũng chỉ được trả công bằng 5 lon gạo hoặc ít ký khoai lang, củ mì. Vợ anh, chị Hải mắt kèm nhèm, lại thêm bị bệnh khớp gối nên chỉ quanh quẩn trong nhà, ngoài bếp.

Tản văn: Chiếc áo tuổi thơ

Sáng sớm ra phố, trong làn gió cuối đông se lạnh, nhìn những chiếc áo ấm đầy màu sắc bỗng nôn nao nhớ những mùa đông xưa bên mẹ. Ngày ấy, mùa đông như lạnh hơn bây giờ, trẻ con nhà quê đứa nào môi cũng tím tái, chỉ có nụ cười hồn nhiên thường trực trên môi.

Truyện ngắn: Chia tay

Mùa xuân vừa đi qua cũng là lúc thành phố nơi nàng gắn bó thời ấu thơ tràn ngập ánh mặt trời. Hơi lạnh se se len lỏi trong gió cách đó mấy ngày, giờ không còn nữa.

Truyện ngắn: Tín hiệu tình yêu

Trông họ giống như một cặp tình nhân mới yêu nhau. Chứ yêu lâu, người ta chẳng được tình tứ đến thế. Cách sống của cặp này khiến cho người chung quanh bình phẩm bàn tán. Có người khen, cũng có người chê. Chị Việt nói: “Anh Tưởng với chị Viên đi đâu cũng có đôi, ăn gì cũng ngồi cạnh nhau, gắp thức ăn, chăm sóc cho nhau. Họ mê nhau chớ chẳng phải vợ chồng. Tình tứ đến thế là cùng! Vợ chồng mình chỉ mong được một phần mười như thế đã mừng rồi…”.

Truyện ngắn: Một mùa thu nữa trôi qua…

Hoàng hôn đang buông xuống bằng những tia sáng nhạt nhòa rơi rớt trên những rặng cây. Những con đường nồng nàn mùi hoa sữa đưa tôi đến quán cà phê quen thuộc. Giờ này, quán rất vắng. Tôi đi thẳng đến cái bàn đá nơi góc vườn. Ở đó có một cây khế già rậm rạp. Những chùm quả lúc lỉu kéo những tán lá la đà, tạo nên một khoảng không gian vừa kín đáo vừa thơ mộng.

Truyện ngắn: Xuân này em sẽ lấy chồng

Chiều nào đi làm về Diệp cũng dừng lại con kênh trong xanh trước nhà, hưởng thụ khoảng không gian trong veo ấy. Diệp vào thành phố đã 7 năm rồi, tốt nghiệp xong cô ở lại thành phố với lời hẹn cùng ba mẹ bao giờ hoàn thành những dự định của mình sẽ trở về. Và cứ thế, công việc đã giữ Diệp ở lại thành phố.

Truyện ngắn: “Bão tan”

Đài báo ngày mai có áp thấp nhiệt đới gần bờ. Nửa đêm, chị tỉnh giấc khi gió đập vào cửa kính. Trời mưa và lạnh. Căn phòng vẫn còn đèn sáng và mùng chưa mắc, bên cạnh chị, anh nằm co như con tôm, mền đạp dưới chân. Chị kéo mền đắp cho anh. Rồi chị mắc mùng, vừa bực vừa thương.

Câu chuyện gia đình: Sẻ chia sau cơn bão

Thời tiết những ngày qua thật lạ. Mưa thì như thác đổ, dằng dai; nắng thì rám cong mặt lá. Với cái biên độ của nắng mưa như thế, sợ sinh bệnh, vợ chồng anh gọi lái bán heo.
Top