Văn hoá tâm linh là nơi nương tựa vững vàng trên phương diện tinh thần. Nó có thể xoa dịu được nỗi đau đớn và những tổn thương, mang đến sự tin tưởng vào các giá trị cao quý, đạo đức và nhân văn qua việc giúp đỡ con người chiến thắng các mối lo sợ. Qua đó mang đến cảm giác thư thái và thăng bằng cho tinh thần. Có thể nói nhân tố tâm linh thực sự đã tạo ra độ bền và sức mạnh cho nền tảng tinh thần của con người, dân tộc.
Đời sống con người gắn với văn hoá tâm linh
Theo đó nhiều ý kiến nhận định rằng, văn hoá tâm linh thực chất là các hiện tượng liên quan tới linh hồn của con người sau khi qua đời. Đây là một quá trình liên kết và thậm chí còn được thể hiện bởi nhiều yếu tố mang tính thần bí, dị thường. Bên cạnh đó, khái niệm văn hoá tâm linh cũng hàm chứa được các giá trị tinh thần vô cùng phong phú và mang tính bao quát của cuộc sống con người. Đặc biệt, văn hoá tâm linh được biểu hiện khá rõ nét qua cách thờ phụng của người Việt.
Dù xưa hay nay văn hóa tâm linh của người Việt vô cùng đa dạng và phong phú. Tuy nhiên, ngày nay con người sống trong thời đại đối mới tiên tiến hơn nên sẽ có những thay đổi nhất định về văn hóa tâm linh trong đời sống. Thường ngày chúng ta vẫn thấy được đôi nét về văn hóa tâm linh của người Việt thông qua những sinh hoạt thường nhật như việc thờ cúng tổ tiên. Dù gia đình ở cập bậc nào, từ giàu đến bình dân thì trong nhà sẽ có một nơi để thờ cúng tổ tiên. Giàu thì nơi thờ cúng sẽ được trang hoàn hơn và có thể có khu vực riêng dành để thờ cúng còn bình dân thì sẽ thờ luôn ở phòng khách bình dị thân thuộc. Văn hóa tâm linh ở đây là thông qua các hình thức lễ nghi, cúng bái.
Bên cạnh đó, tín ngưỡng tâm linh cũng biểu hiện qua việc thờ cúng những vị thánh. Việc thờ cúng không những với gia tiên mà với văn hoá dân gian như thờ động vật và cây cỏ. Cùng với đó là thờ ông tổ nghề và dòng họ, thờ phật, thờ Thánh… Từng vùng miền và mỗi một dân tộc đều có những đặc điểm riêng biệt về việc thờ cúng. Tính chất tín ngưỡng của đời sống tâm linh người dân Việt Nam mình khá rõ. Trong lúc hệ thống tôn giáo tiếp tục mở rộng theo thời gian thì cùng với việc đó văn hoá cũng trở thành yếu tố chính trong cuộc sống tâm linh của con người.
Tổ chức các lễ hội văn hóa tâm linh của người Việt
Nước Việt Nam với 54 dân tộc sinh sống thì mỗi một người đều có những bản sắc văn hoá riêng biệt. Và văn hoá tâm linh cũng vì thế nên có sự thể hiện riêng với người miền núi thờ thần sông và thần núi. Những người miền biển thờ thần mặt trăng, thần gió và thần nước. Người vùng đồng bằng, trung du thờ thần đất, thần cây. Cũng chính vì vậy nên có sự giao thoa tín ngưỡng tôn giáo của nhiều dân tộc.
Bên cạnh đấy, số lượng tôn giáo khác tại Việt Nam cũng khá phong phú. Từ phật, hồi giáo, Hoà Hảo và Tin Lành đến Cao Đài. Ngoài ra cũng như khá đông người Việt Nam có tôn giáo khác. Mỗi một tôn giáo đều có văn hoá tâm linh khác nhau. Mỗi một tôn giáo có nguồn gốc và cách thức tiếp nhận của nước mình cũng khác nhau nhưng sự tiếp nhận văn hoá của dân tộc Việt Nam cũng có sự khác biệt. Do đó, mà văn hoá tâm linh gắn bó với mỗi một tôn giáo đều có điểm độc đáo riêng biệt. đặc biệt của đời sống tâm linh.
Đời sống tâm linh từ xa xưa đã thành một bộ phận thiết yếu của cuộc sống mỗi người Việt Nam. Nó cũng được phản ánh thông qua những sinh hoạt tâm linh trong đời sống thường ngày… Giữa dòng vội vã của đời sống hiện đại những nghi lễ cổ truyền luôn được duy trì. Cũng là một nét đặc sắc của đời sống văn hoá tâm linh. Du lịch tâm linh là một trong các hoạt động khá phổ biến ở Việt Nam ngày nay. Nó đi kèm với các giá trị cả phi vật thể và truyền thống. con người gắn chặt với lịch sử, văn hoá và tâm linh… Du lịch tâm linh không chỉ mang lại cho khách du lịch sự trải nghiệm. Nó cũng mang lại nhiều giá trị tốt đẹp về tâm linh đối với từng con người.
Ban Nghiên cứu văn hóa