banner 728x90

Lễ hội điện Huệ Nam là di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia

30/03/2025 Lượt xem: 2423

Lễ hội truyền thống điện Huệ Nam (hay còn gọi là điện Hòn Chén) là một trong những lễ hội quan trọng và đặc sắc của xứ Huế đã đón nhận danh hiệu di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia vào ngày 30/3/2025.

Lễ hội này được tổ chức tại điện Huệ Nam, thuộc làng Hải Cát, phường Long Hồ, thành phố Huế. Đây là sự kiện mang đậm dấu ấn văn hóa dân gian, đồng thời kết hợp hài hòa với yếu tố cung đình, tạo nên bản sắc độc đáo của vùng đất cố đô.

Lễ hội này được tổ chức tại điện Huệ Nam, thuộc làng Hải Cát, phường Long Hồ, thành phố Huế

Trải qua hàng trăm năm hình thành và phát triển, lễ hội điện Huệ Nam ngày càng thu hút đông đảo người dân địa phương và du khách thập phương tham dự.

Ban đầu, lễ hội chỉ diễn ra trong phạm vi điện thờ, nhưng theo thời gian, dân làng Hải Cát và các khu vực lân cận cũng bắt đầu tham gia, biến lễ hội trở thành một sự kiện văn hóa quan trọng trong đời sống tinh thần của người dân Huế.

Hiện nay, lễ hội mang đậm màu sắc tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ - một di sản văn hóa phi vật thể đã được UNESCO công nhận, đồng thời lan tỏa sức ảnh hưởng đến nhiều vùng miền trong cả nước.

Đón nhận danh hiệu Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia "Lễ hội điện Huệ Nam".

Lễ hội điện Huệ Nam được tổ chức hai lần mỗi năm vào tháng 3 và tháng 7 âm lịch. Trong đó, các nghi thức quan trọng bao gồm lễ cung nghinh Thánh Mẫu và chư vị Thánh bằng đường bộ và đường thủy, lễ Cáo yết, lễ Chánh tế tại điện Huệ Nam và đình làng Hải Cát, cùng các nghi thức hầu đồng đặc sắc.

Đặc biệt, tại Festival Huế 2022, lễ hội điện Huệ Nam lần đầu tiên tái hiện nghi lễ cung nghinh Thánh Mẫu bằng đường bộ, một nghi thức từng được tổ chức vào thập niên 1960. Sự kiện đánh dấu bước chuyển mình quan trọng trong việc gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, tạo tiền đề để duy trì và tổ chức lễ hội một cách quy mô hơn trong tương lai.

Lễ hội điện Huệ Nam không chỉ là hoạt động tín ngưỡng đơn thuần mà còn là nơi thể hiện tinh thần "uống nước nhớ nguồn", tôn vinh công lao của các bậc thần linh thông qua những nghi thức trang trọng và thiêng liêng.

Lễ hội điện Huệ Nam vẫn được tổ chức một năm hai lần vào tháng 3 và tháng 7 âm lịch.

Lễ hội điện Huệ Nam chính thích khai hội sau lễ đón nhận danh hiệu di sản văn hoá cấp Quốc gia

Lễ hội cũng tạo nên sự kết nối giữa con người và thế giới tâm linh thông qua các nghi thức như hầu đồng, hát văn, rước Mẫu. Đây được xem như một "bảo tàng sống", lưu giữ những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam.

Nhận thức được giá trị quan trọng của lễ hội, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Thừa Thiên Huế đã phối hợp với Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế cùng Chi hội Di sản văn hóa Tín ngưỡng thờ Thánh Mẫu thành phố Huế lập hồ sơ khoa học để đề xuất công nhận lễ hội điện Huệ Nam là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.

Ngày 10/12/2024, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ký Quyết định số 3981/QĐ-BVHTTDL, chính thức đưa Lễ hội truyền thống điện Huệ Nam vào Danh mục Si sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.

Lễ hội thu hút rất đông các du khách và người dân tham dự.

Được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia là bước tiến quan trọng trong việc bảo tồn và phát huy giá trị của lễ hội điện Huệ Nam. Niềm tự hào của người dân Huế góp phần giữ gìn, tôn vinh và quảng bá văn hóa truyền thống Việt Nam đến với bạn bè quốc tế.

Trong tương lai, việc tổ chức lễ hội điện Huệ Nam cần có sự đầu tư bài bản hơn để giữ vững bản sắc và phát triển theo hướng bền vững, góp phần làm phong phú thêm đời sống văn hóa tâm linh của cộng đồng.

Sau buổi lễ đón nhận, các đoàn cung nghinh, người dân và du khách thập phương đã lên thuyền di chuyển từ Nghinh Lương Đình về điện Huệ Nam, chính thức khai hội tháng 3.

Trong hôm nay và ngày mai, tại điện Huệ Nam sẽ diễn ra các nghi lễ như lễ chánh tế, cầu nguyện quốc thái dân an; lễ hành hương; cung nghinh Thánh Mẫu và Hội đồng Tứ Phủ lên đình làng Hải Cát.

Bên cạnh đó là hoạt động văn hóa tâm linh, lễ đón nhận bằng Di sản văn hóa phi vật thể và khai hội điện Huệ Nam lần này cũng là hoạt động nhằm hưởng ứng Năm Du lịch Quốc gia và Festival Huế 2025.

Một số hình ảnh tại lễ hội:

Nguồn: congly.vn

 

Tags:

Bài viết khác

Vẻ đẹp siêu thực của tượng phật Quan Âm cao nhất Việt Nam

Bình minh giao mùa, tượng phật Bồ tát Quán Thế Âm cao 125 m nằm trên đỉnh núi Thiên Mã, TP Quảng Ngãi thoắt ẩn, thoắt hiện huyền ảo giữa biển mây tạo nên vẻ đẹp siêu thực hệt như chốn thần tiên.

Những đóng góp của tôn giáo trong bảo vệ môi trường trên thế giới qua giá trị đạo đức, giáo lý và hành động

Tôn giáo và bảo vệ môi trường là hai khái niệm tưởng chừng không liên quan nhưng thực tế lại có mối quan hệ sâu sắc và lâu dài. Trong hàng nghìn năm qua, các hệ tư tưởng tôn giáo đã ảnh hưởng sâu rộng đến nhận thức, hành vi và lối sống của hàng tỷ người trên khắp thế giới, trong đó có những giá trị đạo đức sâu sắc liên quan đến sự bảo vệ thiên nhiên và lòng tôn trọng đối với môi trường, ảnh hưởng đến hành vi của hàng triệu tín đồ.

Ngôi chùa ở Nam Định có bức tượng Phật A Di Đà bằnɡ đá xanh lớn nhất Việt Nam

Chùa Bình A (xã Đồng Thịnh, huyện Nghĩa Hưng, Nam Định) là điểm đến tâm linh nổi bật với bức tượng Phật A Di Đà bằng đá xanh tự nhiên lớn nhất Việt Nam

Lập hạ là gì? Ý nghĩa tiết lập hạ

Lập hạ là một trong những tiết khí quan trọng trong văn hóa và nông nghiệp của nhiều quốc gia Đông Á, bao gồm Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc. Tiết Lập hạ là tiết khí thứ 7 trong năm và là tiết khí đầu tiên của mùa hè.

Độc đáo di sản văn hóa phi vật thể: Đua thuyền tứ linh trên sông Trà (Quảng Ngãi)

Hàng trăm năm nay, cứ vào đầu tháng giêng âm lịch, người dân xã Tịnh Long (TP.Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi) lại rộn ràng hội đua thuyền tứ linh ở sông Trà. Đây là ngày hội lớn nhất của người dân xứ này, thể hiện nét tín ngưỡng truyền thống của người dân địa phương và cũng là để tri ân các bậc tiền hiền đã khai khẩn, lập làng, mong mưa thuận gió hòa, đời sống người dân an yên.

Tranh Thangka – sự tinh hoa của nền mỹ thuật Phật giáo Tây Tạng

Các cộng đồng cư dân trên dãy núi Himalaya nổi tiếng với nền văn hóa bản địa đặc sắc, thể hiện qua nhiều sản phẩm văn hóa liên quan đến đạo Phật, trong đó có tranh Thangka.

Độc đáo đàn đá Đắk Kar

Bộ đàn đá của người M’Nông được tìm thấy từ những năm 80 thế kỷ trước tại suối Đắk Kar, xã Quảng Tín, huyện Đắk Rlấp, tỉnh Đắk Nông. Đến năm 1993, bộ đàn đá này được Nhà nước sưu tầm, bảo quản. Sau đó bộ đàn đá được đặt tên theo tên của dòng suối nơi phát hiện là đàn đá Đắk Kar.

“Nước” trong văn hóa Phật giáo, tín ngưỡng dân gian và khoa học hiện đại

Là yếu tố gắn bó mật thiệt với cuộc sống của muôn loài, nước chiếm 70% cơ thể người cũng như bao phủ 70% bề mặt trái đất nên từ lâu đã đi vào đời sống tôn giáo, tín ngưỡng bất kể các vùng miền cũng như nhận được sự quan tâm nghiên cứu của xã hội.
Top