banner 728x90

Câu chuyện gia đình: “Ly hôn và những điều vụn vặt”

26/04/2024 Lượt xem: 3288

         Khi yêu nhau, đôi bạn trẻ nào cũng nghĩ rằng, họ sẽ chung sống với nhau đến trọn đời. Thế nhưng, thực tế có rất nhiều đôi nam nữ chỉ sau một thời gian ngắn sống chung họ đành phải nói lời từ biệt. Vài năm gần đây, tỷ lệ ly hôn đang có xu hướng không ngừng gia tăng. Mặc dù các tổ chức xã hội ở đia phương như tổ dân phố, tổ hòa giải, hội phụ nữ… đã cố gắng hết sức trong việc hòa giải song vẫn không làm giảm bớt số lượng các cặp vợ chồng đưa nhau ra tòa. Vậy điều gì đã dẫn đến tình trạng này? Hãy nghe lời tâm sự bộc bạch của “những người trong cuộc”.

        Chị T nhà ở phường 11 TP.Vũng Tàu kể:“bây giờ nghĩ lại một thời yêu anh ấy tôi lại tự trách mình. Sao lúc ấy tôi lại ngây thơ lãng mạn đến thế! Để rồi khi chung sống mới thấy vỡ mộng. Ừ thì cuộc sống khó khăn, nhưng điều đó cũng sẽ vượt qua được thôi nếu cả hai cùng biết lo toan chia sẻ. Đằng này, anh ấy cứ như người trên mây, trên gió. Tiền hết, gạo hết, nhà thuê đến hẹn phải trả, con đau ốm, vợ mang thai… anh ấy vẫn cứ dửng dưng xem đó như là chuyện của người khác chứ không phải là chuyện của mình. Thượng vàng hạ cám, cái gì cũng đổ lên đầu tôi. Tôi vừa phải làm đàn bà lo việc nội trợ trong gia đình, vừa phải làm đàn ông để lo kiếm tiền nuôi sống cả nhà”.

         Còn chị S nhà ở phường 2 TP.Vũng Tàu tâm sự: “Ông ấy chỉ biết kiếm tiền. Thậm chí say kiếm tiền hơn cả say vợ. Mà mình chỉ cần có tiền vừa  đủ sống. Thời gian còn lại vợ chồng dành cho việc quan tâm chăm sóc lẫn nhau. Vậy mà…

Giá như ông ấy biết rằng, phụ nữ cũng cần được chiều chuộng vuốt ve cũng chẳng kém gì cần tiền, thì gia đình tôi đâu đến nỗi bị tan vỡ”.

        Trường hợp của chị H nhà ở đường Trương Công Định, TP.Vũng Tàu thì lại ở một khía cạnh khác. Chị vừa khóc vừa kể với bạn bè khi đã ly hôn: “Mình đâu cần người hầu. Mình cần một người đàn ông. Thế mà ông ấy cứ như đàn bà, chỉ biết nấu ăn, giặt giũ, đưa đón con đi nhà trẻ. Nhiều lúc mình sai trái xúc phạm đến ông ấy mà ông ấy vẫn cứ cười khì khì. Những lúc như vậy, thà ông ấy cứ tát vào mặt mình, còn thấy dễ chịu hơn”.

        Hai vợ chồng anh V.và chị M ở thành phố Bà Rịa, chồng là kỹ sư, vợ là giáo viên thì các vụ cãi nhau lại bắt đầu từ những nguyên cớ tưởng như không có gì. Anh biểu lộ một cử chỉ mà theo anh đó là biểu hiện của tình yêu thì bị coi đó là một sự xúc phạm đến chị.

Một lời góp ý của chị với anh thì bị coi là lên mặt dạy đời…Những vụ cãi nhau như vậy xảy ra như cơm bữa khiến cho không khí gia đình lúc nào cũng ngột ngạt khó thở và kết cục là họ chia tay nhau.

        Còn chị A ở thị xã Phú Mỹ thì hồn nhiên vui vẻ kể lại với mọi người ở cơ quan chị rằng: “Mình chịu đựng ông ấy được hai năm kể cũng hơi nhiều. Lẽ ra phải bỏ từ lâu rồi. Đành rằng vẫn biết ông ấy rất tốt, rất chu đáo với mình, nhưng khổ nỗi mình không sao chịu được vì ông ấy chẳng chịu tắm rửa, thay quần áo gì cả, người lúc nào cũng hôi hám và nhất là chẳng bao giờ ông ấy chịu đánh răng…”      

        Có vô vàn nguyên nhân dẫn đến ly hôn, chẳng ai giống ai, song dễ thấy rằng hầu hết các nguyên nhân đều xuất phát từ những chuyện rất nhỏ nhặt, vụn vặt trong cuộc sống hàng ngày, mà nếu họ biết để ý một chút thôi hẳn đã không dẫn đến những đổ vỡ đáng tiếc. Một anh đã ly hôn vợ vì lý do vợ ngoại tình phân trần: “Tôi làm việc hùng hục, chẳng quản ngày đêm để lo kiếm tiền nuôi vợ, nuôi con. Vậy mà cô ấy lại hậm hực: Tôi mải lo làm giàu, chẳng ngó ngàng gì đến vợ, nên cô ấy mới ngã vào vòng tay người khác”.

        Vậy đấy, không ít người cứ lầm tưởng rằng những cái lớn lao mới là quan trọng, còn những điều nhỏ nhặt đời thường thì dễ bỏ qua. Và chính từ những nhận thức đó đã nảy sinh không ít bi kịch gia đình./.                                        

Đào Quốc Thịnh

 

Tags:

Bài viết khác

Tản văn: Yêu thương đi cùng năm tháng

Hồi ấy, cuộc sống vô cùng khó khăn. Nhà anh nghèo lắm, nấu cơm toàn độn khoai lang, khoai mì và bo bo. Người lớn ăn phần khoai, trẻ con được ăn phần cơm nhưng không đủ, phải ăn lấn qua phần khoai. Ấy là cơm, còn thức ăn thường trực chỉ là món rau trồng và mọc tự nhiên xung quanh vườn: rau muống, rau lang, rau dền… Cả nhà thèm được ăn miếng thịt biết bao.

Tản văn: Hũ mẻ ngày xưa

Trong căn bếp mới tinh khôi, tất cả đều sáng loáng màu men đá, màu gỗ, lặng lẽ nơi góc bếp có một hũ nhỏ, anh vẫn nuôi mẻ từ hồi xưa. Con gái ngạc nhiên hỏi, nhà mình có mấy khi nấu món gì cần mẻ đâu mà ba nuôi cả hũ, để rồi đến khi đầy, ba lại xúc đổ đi? Anh chỉ cười hiền, trong bếp phải có hũ mẻ cho vui con à…

Tản văn: Nhớ mùa mía năm xưa

Ai đã từng sống ở vùng quê trồng mía chắc chắn sẽ biết đường non là gì, và bánh tráng nhúng vào đường non, khi ăn sẽ thấy nó ngon thế nào. Với tôi, mỗi lần đi qua những vùng trồng mía, trước mắt lại hiện ra hình ảnh cái chòi ép mía, nấu đường nằm trên mảnh đất nhỏ bên con đường ở đầu thôn cùng bao hình ảnh đầy yêu thương lúc mình còn bé.

Tản văn: Giọt mồ hôi của mẹ

Sau mùa gặt, cánh đồng vàng thơm óng ánh. Đó là màu vàng ruộm của những sợi rơm cong mình trong nắng, là màu vàng xanh của những cây rạ còn tươi, giẫm chân lên gãy rạp, nghe giòn rụm. Đó là mùi thơm của rơm khô, của khói đốt đồng. Đứa con nào của đồng ruộng mà chẳng mê mẩn màu vàng của cánh đồng sau vụ gặt, mà chẳng hít no nê mùi thơm của rơm rạ quyện với mùi mồ hôi của ba, của mẹ trên cánh đồng.

Tản văn: Chợ quê ngày ấy

Tôi không thích đi những chợ sầm uất, rau trái xanh tươi chất đầy các sạp. Bao giờ tôi cũng mê những khu chợ lưa thưa hàng quán, bày biện lộn xộn trên tấm ni lông cũ mèm, bà già bán chuối ngồi nhai trầu bỏm bẻm…

Tạp văn: Hương cốm mùa thu

"Gió thổi mùa thu hương cốm mới/ Tôi nhớ những ngày thu đã xa...". Câu thơ trên của Nguyễn Đình Thi trong bài "Đất nước" lại vang lên trong tôi mỗi khi cái nắng gắt mùa hạ đã chuyển sang hanh vàng, cùng với cơn gió heo may se se thổi về, cũng là lúc đất trời vào thu.

Một thời đã qua

Những ngày cuối tháng 8, đến các nhà sách nhìn thấy nhiều bậc phụ huynh đi mua sách vở chuẩn bị cho con tựu trường, lòng lại thấy xốn xang nhớ về những năm tháng mới cắp sách đến trường.

Tản văn: Cảm xúc mùa Vu Lan

Mùa Vu lan này là mùa thứ 5, chị lên chùa và được nhận bông hồng trắng cài lên ngực áo. Trong khói nhang trầm ngào ngạt, vẫn thoảng đâu đây mùi hoa huệ, mùi ngọc lan… Ngọc lan là thứ hoa ngày xưa mẹ đặc biệt thích, mỗi dịp thắp nhang ngày rằm, mùng một, bao giờ mẹ cũng có một đĩa nhỏ trên bàn thờ.
Top