banner 728x90

Bò kho ăn với bánh mì

15/04/2025 Lượt xem: 2360

Bánh mì bò kho là món ngon có lịch sử truyền thống lâu đời. Bánh mì nóng giòn chấm với nước dùng bò kho nóng hổi trong thố đất làm ấm lòng thực khách những ngày trời đổ cơn mưa. Đây là món ăn được rất nhiều thực khách yêu thích.

Cách nấu bò kho ngon đơn giản cho bữa cơm của gia đình không khó, bạn có thể tự làm được:

Nguyên liệu nấu bò kho gồm: Thịt nạm bò: 1kg, Cà rốt, khoai tây mỗi loại khoảng 2-4 củ, bánh mì: 5 cái, bột gia vị bò kho 2 gói, bột năng: 4 thìa. Gia vị tươi và khô: Sả, gừng, hành khô, tỏi, ớt tươi, rau húng quế, mùi tàu, hoa hồi (mỗi thứ một ít), muối, dầu ăn, đường, hạt tiêu, bột ngọt, dầu điều.

Cách nấu bò kho ngon như sau: Bước 1 là sơ chế nguyên liệu, khử mùi hôi và làm sạch thịt bò: Lấy 1 mẩu gừng đập dập pha với một chút rượu thêm chút muối rồi cho thịt bò vào bóp đều và rửa sạch. Tiếp theo, cho thịt bò vào chần qua nước sôi trong khoảng 2-3 phút rồi vớt ra, để ráo và thái miếng vừa ăn.

Cà rốt cắt khúc vừa ăn hoặc có thể tỉa hoa cho đẹp. Khoai tây gọt vỏ, cắt miếng vừa ăn. Sả cắt khúc đập dập, hành khô, gừng, tỏi đập dập băm nhỏ. Hoa hồi rang thơm để cả hoa, không nên giã nhỏ khi ăn thịt bò sẽ bị đắng.

Bước 2: Ướp thịt bò

Thịt bò sau khi thái miếng cho vào tô ướp với 2 thìa cà phê muối, 2 thìa đường, 2 thìa bột gia vị bò kho, hạt tiêu, thêm chút dầu điều sau đó cho nửa phần tỏi, gừng và hành băm vào rồi trộn đều. Nếu khẩu vị gia đình ăn được cay thì cho thêm ớt hoặc sa tế. Để khoảng 25 phút cho thịt ngấm đều gia vị.

Bước 3: Nấu bò kho

Cho nồi lên bếp, thêm dầu ăn vào đun nóng rồi cho sả và nửa phần tỏi, gừng, hành băm còn lại vào phi thơm, đến khi gia vị dậy mùi thơm, có màu vàng đẹp mắt thì dừng lại.

Tiếp đó, cho thịt bò đã ướp gia vị vào và xào, đảo đều đến khi thịt săn lại thì cho thêm chút dầu điều để lên màu cho món ăn hấp dẫn. Sau đó, đổ thêm nước lọc vào nồi cho xâm xấp mặt thịt tiếp rồi cho khoai tây, hoa hồi vào đun sôi nhỏ lửa khoảng 20 phút rồi vớt hoa hồi ra.

Tiếp theo, lấy 4 thìa bột năng hòa vào bát con nước lọc khuấy đều sau đó chế từ từ vào nồi đun sôi đến khi sền sệt. Nêm nếm gia vị sao cho vừa ăn rồi cho cà rốt vào đun nhỏ lửa trong vòng 10 phút là cà rốt chín mềm.

Cuối cùng, tắt bếp, bắc nồi bò kho ra ngoài, múc bò kho ra tô, dùng kéo cắt mùi tàu, húng quế và 1 ít ớt tươi lên trên, trang trí lại cho đẹp mắt và thưởng thức.

Một số lưu ý khi làm bò kho: Để có món bò kho ngon, nên chọn thịt bò tươi ngon, có màu đỏ sẫm, thớ thịt bò nhỏ, mềm, gân bò giòn và béo hơn, không bị khô, nát như miếng toàn thịt nạc.

Nồi bò kho đạt chuẩn là sau khi hoàn thành có màu sắc và mùi thơm cực kỳ cuốn hút. Nước dùng đậm đà, thịt thăn bò được ninh nhừ, thấm gia vị, có độ béo của mỡ và giòn ngon của gân, cà rốt mềm ngọt, tất cả hòa quyện vào nhau tạo nên món ăn đầy hấp dẫn.

Món bò kho ngon nhất này ăn kèm với bánh mì, xé miếng nhỏ chấm nước sốt kho sền sệt ăn kèm với thịt bò, rau húng quế và chút mùi tàu sẽ có vị thơm ngọt bùi béo ngậy mà không ngấy. Bò kho cũng có thể ăn với cơm nóng, bún, hủ tiếu, bánh phở... cũng rất tuyệt.

Khi một tô bò kho còn tỏa khói được đặt trên bàn, trong tô là rau, cà rốt, thịt, gân, mỡ… cùng một màu cam đỏ kích thích, khiến ai nhìn vào cũng khó lòng cưỡng lại cơn thèm.

Võ Thị Mai

 

Tags:

Bài viết khác

Món ngon miền Trung Nam Bộ: Dưa chuối chát

Vốn là vùng đồi, quê tôi trồng rất nhiều chuối, đặc biệt do hợp thổ nhưỡng nên chuối hột hay còn gọi là chuối chát rất nhiều, vườn nào cũng có ít nhất vài lùm. Trồng nhiều chuối chát cũng có cái lợi, vì gói các loại bánh chỉ có lá chuối chát mới làm cho bánh xanh và ngon. Trái chuối chát già thì để ngâm rượu, trị bệnh đau nhức xương khớp cho người già. Chuối non thì nấu canh, làm rau ăn sống. Riêng món dưa chuối chát thì khỏi phải nói, được ăn một lần sẽ nhớ mãi.

Chả Rươi – đặc sản Tứ Kỳ, Hải Dương

Con rươi là một loại sinh vật kỳ lạ, tới mùa gần Tết sẽ tự chui từ dưới đất ruộng nổi lên, bơi nhao nhao trên mặt nước. Người dân sẽ đem vợt đi vớt từng con lên. Đến mùa gần Tết thì mới có rươi, chứ ngày thường sẽ không có. Rươi không được nuôi chủ động như các loài gia cầm, gia súc để làm thực phẩm, mà con rươi tự nổi từ dưới lòng đất lên. Hiện nay, người ta chưa thể chủ động gây giống và chăn nuôi được rươi.

Mèn mén – đặc sản vùng cao Bắc Hà

Nếu có dịp du lịch vùng cao Tây Bắc, bạn hãy thử một lần thưởng thức mèn mén - một món ăn được chế biến từ những hạt ngô nếp vùng cao.

Vịt nấu chao – món ngon miền Tây

Đến miền Tây, bạn có thể thưởng thức vịt nấu chao tại các quán ăn dân dã hoặc các nhà hàng đặc sản nổi tiếng. Mỗi địa phương sẽ có cách nấu chao khác nhau, tạo ra sự đa dạng và phong phú về hương vị. Một số địa điểm phổ biến như Cần Thơ, Long An, Tiền Giang, hay Vĩnh Long, đều có những quán ăn gia truyền với bí quyết riêng để nấu món vịt nấu chao thơm ngon.

Thắng cố Bắc Hà – món ăn đặc sản vùng Tây Bắc

Đến với cao nguyên Bắc Hà (tỉnh Lào Cai), du khách không chỉ được khám phá những nét văn hóa đặc trưng của đồng bào dân tộc H’Mông mà còn được thưởng thức những đặc sản của núi rừng Tây Bắc. Một trong những món ăn để lại ấn tượng cho du khách khi đến mảnh đất này phải kể đến đặc sản thắng cố ngựa Bắc Hà.

Nem chua Lai Vung, Đồng Tháp

Nem Lai Vung, Đồng Tháp từ lâu đã là món ngon nổi tiếng, được sách kỷ lục Việt Nam ghi nhận nằm trong top 10 đặc sản nem chả nổi tiếng Việt Nam. Điều khiến cho món nem Lai Vung trở nên thu hút thực khách chính là vị ngon và thơm đến từ món nem. Khi ăn nem bạn sẽ cảm nhận được vị ngọt thơm. Vị nem chua chua, ngọt ngọt, thanh thanh hòa quyện với vị cay cay mặn mặn của ớt, dai dai của thịt, giòn giòn sần sật của bì. Mùi thơm đặc biệt chỉ có ở nem chua Lai Vung nhờ vào lá gói và cả ớt xanh, tỏi.

Món don đặc sản Quảng Ngãi

Nhắc đến Quảng Ngãi phần lớn du khách sẽ nghĩ ngay đến những món ngon đặc sản như đường phèn, mì Quảng... Tuy nhiên không phải ai cũng biết và thưởng thức don - đặc sản của vùng đất này.

Chả cá thác lác, món ngon miền Đông Nam Bộ

Cá thác lác sinh sống ở hầu khắp các vùng nước tự nhiên trên thế giới. Phần lớn cá thác lác tập trung ở châu Á, đặc biệt là Ấn Độ và các nước Đông Nam Á. Ở Việt Nam, cá thác lác sinh sống chủ yếu ở đồng bằng sông Cửu Long, sông Đồng Nai, khu vực miền Trung - Tây Nguyên. Với cá thác lác, người ta có thể chế biến theo nhiều cách khác nhau như nấu canh, hấp, kho, xào, nấu lẩu, chiên… đều rất ngon. Chả cá thác lác được sử dụng trong các món lẩu, canh, hay vo thành viên để chiên đều thơm ngon.
Top