banner 728x90

Ý nghĩa các cấp bậc trong Phật giáo

19/02/2025 Lượt xem: 2667

Đại đức, Thượng tọa, Hòa thượng đều là những từ tôn xưng để tỏ lòng tôn kính, tôn trọng đối với một vị tu sĩ Phật giáo có trí tuệ, đức độ. Để hiểu rõ hơn về tôn xưng này chúng ta cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Chúng ta hay đến chùa lễ bái, cầu nguyện nhưng không phải ai cũng hiểu rõ được cách xưng hô sao cho đúng và ý nghĩa của cách xưng hô. 

Các cấp bậc trong Phật giáo như Hòa thượng, Thượng tọa, Đại đức đều là những tu sĩ xuất gia, là chư Tăng hay còn gọi là Tỳ kheo. Đây là các si sa môn tức các tu sĩ phát nguyện xuất gia, lìa bỏ gia đình, sống thanh bần, phụng sự chúng sinh. 

Đại đức, Thượng tọa, Hòa thượng đều là những từ tôn xưng được nêu lên để tỏ lòng thành kính với vị tu sĩ Phật giáo có trí tuệ, đức độ chứ không phải là những từ dùng để tự xưng. 

Các cấp bậc trong Phật giáo đối với Tăng (Nam)

Đại đức

Đại đức (Bhadanta): Vị có đức hạnh lớn lao, cao vời, thường dùng để chỉ Đức Phật, các bậc cao tăng, thạc đức, vị Tăng thống. Theo Tục Cao Tăng truyện thì năm 688 đời Đường. Tăng chúng quá đông nên có 10 vị được cử ra để duy trì phép tắc, gọi là 10 Đại đức.

Theo Giáo hội Phật giáo Việt Nam hiện nay, Đại đức là vị Tăng thọ Đại giới (250 giới sau ít nhất 2 năm thọ giời Sa di (10 giời) và tu tập ít nhất 2 năm, tuổi đời ít nhất là 20 tuổi.

Các cấp bậc trong Phật giáo đối với Tăng.

Thượng tọa

Thượng tọa (Sthavira – Thera): Vị trưởng lão, có tuổi hạ cao, có vị trí cao trong Tăng chúng, thường là vị giảng dạy Phật pháp.

Theo Giáo hội Phật giáo Việt Nam hiện nay, Thượng tọa là những Tăng sĩ từ 45 tuổi đời, 25 tuổi đạo trở lên có đạo hạnh, công đức với đạo pháp và dân tộc do Ban Trị sự Tỉnh hội, Thành hội đề nghị lên Ban Thường trực Hội đồng Trị sự Giáo hội xét duyệt đệ trình Thường trực Hội đồng Chứng minh phê chuẩn và tấn phong tại Hội nghị Trung ương Giáo hội và Đại hội Phật giáo toàn quốc, với một Nghị quyết và một Giáo chỉ do Đức Pháp chủ ban hành (quy định tại Chương 3 Điều 38).

Hòa thượng

Hòa thượng (Upadhyaya – Upajjhaya): Còn gọi là Thân giáo sư, Lực sinh (tạo ra sức tu hành cho đệ tử), Y sư (hay Y chỉ sư, vị thầy mà các tu sĩ trẻ nương vào để được dạy dỗ thêm, ngoài vị bổn sư). Đây là vị đại trưởng lão trí tuệ và đức độ cao ngời.

Theo Giáo hội Phật giáo Việt Nam hiện nay, Hòa thượng là vị Thượng tọa có tuổi đạo ít nhất là 40 năm (tuổi đời trên 60 tuổi)

Cấp bậc trong Phật giáo đối với Ni (Nữ)

Các cấp bậc trong Phật giáo đối với Ni.

– Năm 20 tuổi đời, vị nữ xuất gia thụ giới tỳ kheo ni được gọi là Sư cô (hiện nay ở Canada, có giáo hội gọi các vị tỳ kheo ni này là Đại Đức).
– Năm 40 tuổi đời, vị tỳ kheo ni được 20 tuổi đạo, được gọi là Ni sư.
– Năm 60 tuổi đời, vị tỳ kheo ni được 40 tuổi đạo, được gọi là Sư bà (hiện nay gọi là Ni trưởng).

Đây đều là danh xưng được chính thức hóa bằng quyết định tấn phong của Giáo hội Phật giáo đối với chư Tăng có các điều trên, đặc biệt phải có đức độ và công lao hoàn thành tốt các Phật sự của Giáo hội. Tuy nhiên, dù là danh xưng như thế nào đi nữa thì vị tu sĩ chân chính của Phật giáo cũng được gọi là vị Tăng, Tăng già để cho hàng đệ tử nương tựa vào để trở thành con Phật.

Theo bchannel.vn

 

 

Tags:

Bài viết khác

Ý nghĩa chuông, trống Bát Nhã trong thiền môn

Trong nhà Phật, mỗi một pháp cụ đều có một ý nghĩa đặc biệt, riêng có. Tiếng trống, tiếng mõ hay tiếng chuông trong thiền gia khi cất lên lên đều ngầm có ý là cảnh tỉnh mọi người nên thức tỉnh tu hành. Và mỗi pháp cụ khi sử dụng, đều có phương pháp và cách thức riêng.

Phật giáo là chân lý cần thiết cho đời sống an lạc của nhân loại

Albert Einstein, cho rằng đạo Phật không cần phải xét lại chính mình, vì Phật giáo là chân lý luôn luôn cần thiết cho đời sống an lạc của nhân loại. Đạo Phật nổi tiếng với lời nói “Mời bạn đến và thấy” (Ehipassiko), nhẹ nhàng đi vào thế giới trí thức bởi tính chất trí tuệ nhân bản của nó.

Tỉnh giác với tham ái

Trong vòng luân hồi sinh tử vô tận, ái được xem là sợi dây vô hình trói buộc chúng sanh vào đau khổ. Yêu thương vốn dĩ là điều tốt đẹp, nhưng nếu không có trí tuệ soi đường, nó lại dễ dàng biến thành ái nhiễm, gây ra muôn vàn khổ lụy khi đối diện với hiện thực biến hoại, vô thường.

Pháp “An cư” là một Phật sự quan trọng và thiết thực của Tăng Ni

Mùa an cư là là giai đoạn để chư Tăng, chư Ni chuyên tâm tu tập tại một trú xứ, nhằm thúc liễm thân tâm, trau dồi giới đức, phẩm hạnh. Đó là ý nghĩa quan trọng của việc an cư đối với tất cả Tăng Ni.

Nguồn gốc và ý nghĩa mùa an cư kiết hạ

An cư kiết hạ là pháp tu hành của người xuất gia trong ba tháng hạ đã có truyền thống từ thời Đức Phật còn tại thế. Vậy ý nghĩa của an cư kiết hạ là gì? Chư Tăng làm gì trong mùa an cư kiết hạ?

Phật giáo Việt Nam - Hơn 2000 năm đồng hành cùng dân tộc

Phật giáo, từ khi du nhập vào Việt Nam hơn hai nghìn năm trước, đã không đơn thuần là một tôn giáo, mà còn là một dòng chảy tâm linh sâu lắng, gắn bó máu thịt với vận mệnh của dân tộc. Từ thời kỳ Bắc thuộc, trải qua các triều đại Lý, Trần, Lê, Nguyễn cho đến thời hiện đại, Phật giáo luôn hiện diện như một cội nguồn đạo đức, một sức mạnh tinh thần bất diệt trong lòng dân tộc Việt Nam.

Tháng Saga Dawa - Sự hội tụ của ba sự kiện thiêng liêng trong cuộc đời Đức Phật

Từ ngày 28/5 đến ngày 25/6/2025, tháng thứ tư theo lịch Tây Tạng được gọi là Saga Dawa, là thời điểm đặc biệt trong năm đối với những người con Phật, cùng nhau tích lũy công đức để kỷ niệm ba sự kiện trọng đại trong cuộc đời Đức Phật Thích Ca Mâu Ni.

Vì sao các tăng ni đều cạo đầu nhưng Đức Phật lại để tóc?

Mái đầu cạo trọc tượng trưng cho sự từ bỏ và khiêm hạ của những người xuất gia, nhưng tại sao các bức tượng Phật cho thấy ngài vẫn để tóc?
Top