banner 728x90

Tháng Saga Dawa - Sự hội tụ của ba sự kiện thiêng liêng trong cuộc đời Đức Phật

31/05/2025 Lượt xem: 2546

Từ ngày 28/5 đến ngày 25/6/2025, tháng thứ tư theo lịch Tây Tạng được gọi là Saga Dawa, là thời điểm đặc biệt trong năm đối với những người con Phật, cùng nhau tích lũy công đức để kỷ niệm ba sự kiện trọng đại trong cuộc đời Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Theo lịch Tạng, 3 sự kiện bao gồm:

1. Đức Phật Đản Sinh

Vào ngày 15 tháng Chu-tod, năm Thổ Mùi, Đức Phật đã từ cõi trời Đâu Suất thị hiện dưới hình tướng một con voi trắng sáu ngà, thông qua năm thiền định linh thiêng, và nhập thai Hoàng hậu Maya. Ngài được sinh ra vào ngày mồng bảy tháng Saga, năm Kim Thân, tại khu vườn Lumbini.

2. Đức Phật Thành Đạo

Vào ngày rằm tháng tư, năm Mộc Ngọ, dưới cội Bồ đề tại Bodhgaya, Đức Phật đã an trú trong thiền định sâu. Ngài chiến thắng ma vương vào nửa đêm, và lúc bình minh, chứng đạt giác ngộ viên mãn.

3. Đức Phật Nhập Niết Bàn

Vào ngày rằm tháng Saga, năm Rồng Sắt, tại Kushinagar, trước khi Ngài nhập Niết bàn trong trạng thái thanh tịnh tuyệt đối, Đức Phật truyền trao giáo pháp cho Đại La Hán Ca Diếp, Ngài thuyết giảng lời dạy cuối cùng:
“Các pháp hữu vi là vô thường. Mọi thứ ô nhiễm đều là khổ đau. Tất cả pháp đều không thật và vô ngã. Niết bàn là an lạc.”

Thực hành và nghi lễ trong tháng linh thiêng:

Trong tháng đặc biệt này, mọi thiện hạnh và công đức được tin là tăng trưởng gấp bội. Các truyền thống tâm linh bao gồm:

 - Ăn chay trường suốt tháng, dâng cúng đèn bơ và vật phẩm cúng dường (đặc biệt vào các ngày 8, 15 và 30 âm lịch)

 - Tùy hỉ cúng dường Tam Bảo; hành trì bố thí, giúp đỡ người nghèo, người hành khất và những hoàn cảnh khó khăn.

Tháng Saga Dawa là một trong những dịp linh thiêng nhất trong năm theo truyền thống Phật giáo Kim Cang Thừa – cơ hội quý báu để tích lũy công đức và thực hành giáo pháp sâu sắc.

Nguồn: phatsuonline.vn

 

Tags:

Bài viết khác

Từ và rải tâm từ

Tình thương không có hình thù, không hương vị, không thể cầm nắm được nhưng không có nó thì nhân loại sẽ chìm vào khổ đau. Và cũng nhờ vào cái tưởng chừng như là không thấy gì ấy mà mọi rào cản được xóa bỏ, con người trở nên gần nhau, yêu thương và tha thứ, xã hội ngày càng tốt đẹp hơn.

Ý nghĩa chuông, trống Bát Nhã trong thiền môn

Trong nhà Phật, mỗi một pháp cụ đều có một ý nghĩa đặc biệt, riêng có. Tiếng trống, tiếng mõ hay tiếng chuông trong thiền gia khi cất lên lên đều ngầm có ý là cảnh tỉnh mọi người nên thức tỉnh tu hành. Và mỗi pháp cụ khi sử dụng, đều có phương pháp và cách thức riêng.

Phật giáo là chân lý cần thiết cho đời sống an lạc của nhân loại

Albert Einstein, cho rằng đạo Phật không cần phải xét lại chính mình, vì Phật giáo là chân lý luôn luôn cần thiết cho đời sống an lạc của nhân loại. Đạo Phật nổi tiếng với lời nói “Mời bạn đến và thấy” (Ehipassiko), nhẹ nhàng đi vào thế giới trí thức bởi tính chất trí tuệ nhân bản của nó.

Tỉnh giác với tham ái

Trong vòng luân hồi sinh tử vô tận, ái được xem là sợi dây vô hình trói buộc chúng sanh vào đau khổ. Yêu thương vốn dĩ là điều tốt đẹp, nhưng nếu không có trí tuệ soi đường, nó lại dễ dàng biến thành ái nhiễm, gây ra muôn vàn khổ lụy khi đối diện với hiện thực biến hoại, vô thường.

Pháp “An cư” là một Phật sự quan trọng và thiết thực của Tăng Ni

Mùa an cư là là giai đoạn để chư Tăng, chư Ni chuyên tâm tu tập tại một trú xứ, nhằm thúc liễm thân tâm, trau dồi giới đức, phẩm hạnh. Đó là ý nghĩa quan trọng của việc an cư đối với tất cả Tăng Ni.

Nguồn gốc và ý nghĩa mùa an cư kiết hạ

An cư kiết hạ là pháp tu hành của người xuất gia trong ba tháng hạ đã có truyền thống từ thời Đức Phật còn tại thế. Vậy ý nghĩa của an cư kiết hạ là gì? Chư Tăng làm gì trong mùa an cư kiết hạ?

Phật giáo Việt Nam - Hơn 2000 năm đồng hành cùng dân tộc

Phật giáo, từ khi du nhập vào Việt Nam hơn hai nghìn năm trước, đã không đơn thuần là một tôn giáo, mà còn là một dòng chảy tâm linh sâu lắng, gắn bó máu thịt với vận mệnh của dân tộc. Từ thời kỳ Bắc thuộc, trải qua các triều đại Lý, Trần, Lê, Nguyễn cho đến thời hiện đại, Phật giáo luôn hiện diện như một cội nguồn đạo đức, một sức mạnh tinh thần bất diệt trong lòng dân tộc Việt Nam.

Vì sao các tăng ni đều cạo đầu nhưng Đức Phật lại để tóc?

Mái đầu cạo trọc tượng trưng cho sự từ bỏ và khiêm hạ của những người xuất gia, nhưng tại sao các bức tượng Phật cho thấy ngài vẫn để tóc?
Top