Viện nghiên cứu
Văn hoá Tín ngưỡng Việt Nam
Văn phòng đại diện phía Nam
Tin tức
Đọc báo online
Kiến nghị cơ quan
Du lịch tâm linh
Tập quán vùng miền
Di sản văn hoá
Hội thảo khoa học
Nghiên cứu Phật giáo
Pháp luật về tôn giáo
Nghiên cứu lịch sử
Tư vấn
Văn hóa tín ngưỡng
Tín ngưỡng dân gian
Tín ngưỡng các tôn giáo
Thông tin khác
Giải trí
Du lịch
Văn học
Ẩm thực
Media
Hình ảnh
Video
Trang chủ
Giải trí
Văn học
Văn học
Truyện ngắn: Tuổi hai mươi của chúng tôi ngày ấy
Thời chiến tranh, lính miền Bắc hầu hết là có học, chí ít cũng xong cấp 2, tương đương với lớp 9 bây giờ. Đại đội cối pháo của mình được coi là đơn vị hỏa lực mạnh, con cưng của Trung đoàn, vào đó phải biết sin, cos, tang, cotang... để tính toán trước khi bắn, nên lính được lựa chọn rất kỹ, ít nhất phải xong cấp 3 mới cho vào. Thế mà trời ơi, không biết làm sao lại có một người học 3 năm chưa xong lớp 6 lọt vô đây. Hắn tên là Nguyễn Văn Thời.
Xem chi tiết
Tản văn: Những buổi chiều quê
Tôi lững thững thả lòng trôi theo một chiều đường quê miên man gió. Ánh nắng cuối ngày nhạt dần, chiếu những tia sáng le lói qua từng khóm tre hai bên đường. Trong giây phút ấy, cảnh và người quê hiện ra chầm chậm theo ngày, bình yên, nhẹ nhàng. Dù rằng, cái cơ cực của từng mảng cuộc sống quê nghèo vẫn chạy theo từng vòng bánh xe, nhưng sự yên bình vẫn lan tỏa trong màu nắng nhạt, trong tiếng lá tre xào xạc ven đường.
Xem chi tiết
Tạp văn: Hạnh phúc giản đơn
Sân nhà không lớn lắm nhưng cũng đủ để trồng ít cây xanh có thể làm dịu bớt những cơn nắng nóng vào mùa hè. Một ngày, chợt nhận ra nhà mình toàn là lá xanh, anh mang về mấy chậu hồng tỉ muội và hoa mười giờ. Những cánh hoa tỉ muội nhỏ xíu màu hồng cam và đám hoa mười giờ đủ màu sắc làm cho chị chú ý việc tưới cây mỗi buổi sáng hơn.
Xem chi tiết
Tạp văn: Thèm một lần về với đồng quê
Có những chiều thật mệt mỏi, phố người đông và còi xe inh ỏi, tan việc chỉ muốn chạy thẳng về nhà. Những chiều như thế, lại muốn về giữa đồng quê, ngồi trước ngõ nhà mà hóng gió ngoài sông thổi vào mát rượi, lang thang ra bờ kênh nghịch nước với đám trẻ chăn trâu. Ở mãi nơi thành phố tất bật, những chiều quê yên bình cứ thế xa dần…
Xem chi tiết
Tản văn: Những mầm cây ngày ấy
Một ngày, tôi nhận một cuộc điện thoại với giọng rất lạ: “Cô không biết em đâu, hồi học với cô, em mới mười ba tuổi… nhưng chúng em muốn mời thầy cô về lại trường xưa. Cô nhận lời nghe cô”.
Xem chi tiết
Tạp văn: Bàu sen làng tôi
Một bên là những ngọn đồi nối tiếp nhau, chập chùng, một bên là cánh đồng rộng. Ở đó, giữa đồi và đồng có một cái bàu rất rộng và chạy dài đến cả chục cây số, quanh năm đầy nước, từ đầu tới cuối, đoạn nào cũng mọc đầy sen. Có lẽ do sen mọc nhiều nên từ thời xa xưa, người trong làng lấy sen để gọi tên bàu.
Xem chi tiết
Câu chuyện gia đình: Mẹ và nàng dâu
Nhà chỉ có một mẹ một con. Anh công tác xa nhà, mẹ sống một mình lủi thủi ở quê trông nom vườn tược. Đêm nằm, nghĩ thương mẹ bao năm cực nhọc nuôi con khôn lớn, anh chưa tận tay chăm lo được cho mẹ ngày nào. Anh cưới vợ, hy vọng vợ thương anh, nấu cho mẹ bữa cơm và chăm lo ngôi nhà nhỏ của mình.
Xem chi tiết
Tản văn: Một buổi chiều rơi…
Có một ngày lạc lõng nơi chốn xa, lòng chợt khắc khoải nhớ về những buổi chiều đã níu giữ trong tim… Mặt trời phía xa thả nốt ráng đỏ rực rỡ cuối ngày. Khói bếp bắt đầu vờn bay trên nóc nhà nhỏ từng vòng, từng vòng bình yên và dịu dàng. Cánh gió nhè nhẹ vi vút chạm vào chiều. Mấy con diều chấp chới lượn bay trên bầu trời dưới bàn tay nắm giữ nhỏ xíu của lũ trẻ, dây căng ra hết cỡ. Lũ gà con liếp chiếp luẩn quẩn chân mẹ nơi mấy gốc cây tìm miếng mồi cuối ngày trước khi về chuồng.
Xem chi tiết
Tạp văn: Đâu rồi những tiếng rao đêm
Ngày đầu đến Huế trọ học, tôi thích thú khám phá thế giới hàng rong ở xứ này, từ các loại bánh bèo, bánh nậm, bánh bột lọc đến chè, bánh canh, bún hến, trứng lộn, bánh bao… Có bao nhiêu thứ hàng rong là có bấy nhiêu tiếng rao gọi mời. Ngày nắng cũng như ngày mưa, phụ nữ Huế cắp chiếc nón lá, khoác đôi quang gánh lên vai nhẫn nại đi khắp các nẻo đường, len lỏi vào từng con hẻm nhỏ cất tiếng rao quen thuộc để mời chào.
Xem chi tiết
Tạp văn: Ký ức chợ quê
Chợ quê xưa ở làng tôi có thể nhóm họp trên mặt đê, ở bãi đất trống, ven đường, hay giữa đình làng... Chợ quê chỉ có dăm cái lều thấp lợp rạ mỏng, vài dãy quán ngói... mà hầu hết người mua, người bán đều đứng hoặc ngồi giữa trời, nó chỉ sôi động, ồn ào một chốc lúc buổi sáng hay chiều hôm, rồi lại tan chợ.
Xem chi tiết
Câu chuyện gia đình: Cái bóng của chị
Hồi mới lấy nhau, lúc chưa có con cái, ngoài những lúc đến công sở, về nhà, rảnh rỗi, họ ríu rít như chim. Chị thấy hạnh phúc này không gì có thể đánh đổi.
Xem chi tiết
Chào xuân mới 2025: MỘT MÙA XUÂN MỚI ĐANG VỀ
Hôm nay, ngày mùng 1 Tết, ngày khởi đầu một mùa Xuân mới. Trong rực rỡ ánh sáng muôn màu sắc của pháo hoa phút giao thừa năm, trong hơi lạnh đêm đầu xuân mới, hàng triệu con tim hòa vào thời khắc thiêng liêng lắng đọng của đất trời với biết bao niềm tin, niềm hy vọng về những điều tốt đẹp của cuộc sống hôm nay…
Xem chi tiết
Tản văn: Mong ước mùa xuân
Mùa xuân đã về, ai cũng cầu mưa thuận gió hòa, ai cũng mong cây xanh lộc biếc! Mùa xuân gắn với quê hương, xứ sở…nhất là trong những ngày Tết Việt đầu năm!
Xem chi tiết
Đất nước vào xuân
Một năm có bốn mùa. Như một quy luật của thiên nhiên, của đất trời, đông qua là xuân tới. Mùa xuân là khởi đầu của một năm và cũng là mùa mang đến những hy vọng, những nguồn sức sống mới căng tràn. Đất nước đang vào xuân. Không như mùa đông lạnh giá, mùa hè chói chang ánh nắng, mùa thu buồn với những chiếc lá vàng rơi, mùa xuân mang tới cho chúng ta một không khí ấm áp, dịu hiền.
Xem chi tiết
Truyện ngắn: Chuyện xưa
Quán bán đồ ăn vặt của Gái nằm ở mé sân trường đã hơn 20 năm. Hồi xưa, quán này của má chú Hai Rằng. Ngày nào bà cũng dọn ít bánh kẹo, trái cây, bắc thêm cái võng dưới gốc đa, nằm đong đưa cho mát. Ai tới mua phải kêu thiệt to… vì tai bà điếc. Mỗi bữa, bà lời được vài trăm, đủ tiền ăn trầu và cho mấy đứa cháu nội ít bánh kẹo.
Xem chi tiết
Tết quê ngày ấy
Một mùa xuân mới lại về, ngoài trời lây phây mưa bụi. Lòng tôi lại nao nao nhớ đến Tết quê. Tết quê của thời bao cấp cách đây gần năm chục năm về trước, với cái Tết của thời bao cấp. Vào thời điểm đầu tháng chạp, bọn trẻ con chúng tôi bắt đầu trừ lùi từng ngày, mong đến Tết. Không biết người lớn lo chạy chợ kiếm tiền thế nào, chứ bọn nhóc chúng tôi thì mong Tết đến cháy lòng.
Xem chi tiết
Tản văn: Hoa lau
Cuối tuần, vào quán cà phê nhìn thấy cành hoa lau khô trang trí trên vách tường, trong lòng chợt ùa về những ký ức tuổi thơ. Ở vùng trung du miền Trung quê tôi, bây giờ hoa lau đã bung trắng sườn đồi. Trong hơi thu hiu hắt, màu lau trắng như mái tóc của mẹ một đời cơ cực, vương vất buồn như làn khói thuốc của cha ngồi bên hiên nhà ngóng con từng ngày!
Xem chi tiết
Tạp văn: Sống vội
Tôi vẫn thường có thói quen ngồi một mình nơi góc quán cà phê cạnh ngã tư đèn đỏ và lặng lẽ ngắm người người cùng xe cộ ào ạt trôi đi mỗi ngày. Cho mình chậm lại một phút giây mới thấy con người và đời sống xung quanh dường như đang lao đi quá vội.
Xem chi tiết
Tản văn: Nhật ký chia xa
Ba đi làm, mẹ đi bán, ở nhà chỉ có một mình con. Suốt ngày con đi ra đi vào, căn nhà trở nên rộng thênh thang. Chưa có những ngày tháng nào trôi qua chậm chạp như bây giờ, khi con đợi đến ngày nhập trường, đi học tại một trường đại học xa nhà.
Xem chi tiết
Truyện ngắn: Ngày ấy…đâu rồi
Mỗi năm, sau ngày 23-10 âm lịch, chuồn chuồn bắt đầu tung cánh bay thiệt cao giữa tầng trời xanh thẳm, hoa bìm bìm nở trắng cả bến sông, cò, vạc, bói cá, bồ nông tìm về đậu đầy trên bụi tre cao vút, có nghĩa là trận lụt cuối cùng đã theo nguồn ra biển bạc, để lại hai bên bờ lớp bùn non nứt nẻ, khô sần như đồng ruộng vào mùa hạn. Đó cũng là lúc tôm tép trong hang chui ra đẻ con, đỏ rực khúc sông quê. Ba lôi mấy cái nơm nhuộm đầy muội khói trên chái bếp, ngâm dưới bến sông, kỳ cọ cho sạch.
Xem chi tiết
1
2
3
4
5
Top