Tập quán vùng miền

Độc đáo nghi thức hát Quan làng trong đám cưới của người Tày

Trong đám cưới truyền thống của người Tày, nhà trai và nhà gái sẽ giao tiếp, đối đáp với nhau bằng những bài hát Quan làng đầy tinh tế, chứa đựng tri thức văn hóa về cách ứng xử trong đời sống.

Lễ cấp sắc của người Tày ở Định Hóa

Trải qua thời gian, mặc dù hiện nay Lễ cấp sắc của đồng bào dân tộc Tày của huyện Định Hóa (Thái Nguyên) đã có nhiều thay đổi, phù hợp hơn với cuộc sống hiện đại, song những giá trị cốt lõi vẫn được giữ gìn nguyên vẹn. Do vậy, Lễ cấp sắc trở thành một nét đẹp văn hóa không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt của người Tày nơi đây.

Độc đáo mái tóc giả của phụ nữ Hà Nhì

Người Hà Nhì đen sinh sống trên vùng núi đá có độ cao trên 2.000m của huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai. Quanh năm giá rét nên trang phục và cách làm đẹp của phụ nữ Hà Nhì nơi đây rất độc đáo.

Vào nhà mới - một nghi lễ quan trọng của dân tộc Lào

Trước khi chuyển đến nhà mới, người Lào ở xã Mường (huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La) phải tổ chức thực hiện các nghi lễ truyền thống để báo cáo với thần linh và tổ tiên của gia đình. Trong dịp này, con cháu và bà con chòm xóm quây quần cùng nhau chuẩn bị và vui chơi. Trải qua thời gian, phong tục này vẫn được đồng bào Lào duy trì.

Phong tục về lễ chạm ngõ và lễ xin dâu

Sau khi hai bên gia đình đã thỏa thuận và đi đến quyết định cưới, gả, nhà trai sẽ hẹn ngày với bên nhà gái để đem lễ vật trầu cau đến xin đính ước.

Tục ra gà – một nét văn hóa Chu Hóa, Phú Thọ

Ở xã Chu Hóa (Lâm Thao, Phú Thọ), tục ra gà cho các bé trai sinh trong năm có từ thời phong kiến cách đây hàng trăm năm. Khi hòa bình lặp lại, đình làng trở thành nhà kho hợp tác xã nông nghiệp, tục ra gà tạm thời bị quên lãng. Song 10 năm trở lại đây, đình làng được khôi phục, theo đó tục ra gà được coi trọng và trở thành phong tục không thể thiếu trong những ngày đầu năm mới. Tục ra gà được hai làng: Làng Thượng và làng Hạ duy trì và bảo tồn.

Chiếc gùi, một nét đẹp trong đời sống của người K’Ho

Trong đời sống của người K’Ho nói riêng và đồng bào các dân tộc thiểu số (DTTS) ở dãy Trường Sơn Tây Nguyên nói chung, từ bao đời nay chiếc gùi đã trở thành một vật dụng rất gần gũi, gắn bó và không thể thiếu trong đời sống, sinh hoạt hàng ngày và trở thành một nét đẹp văn hóa của người K’Ho. Trong bài viết này, tôi chỉ đề cập về những chiếc gùi của đồng bào K’Ho ở cao nguyên Di Linh.

Tục nhảy lửa của người Pà Thẻn

Lễ hội nhảy lửa hay tục nhảy lửa của người Pà Thẻn ở Hà Giang là một hoạt động văn hoá mang tính tâm linh, với mục đích là thể hiện sức mạnh cùng ý chí phi thường, dám đương đầu với nguy hiểm, xua đuổi được tà ma và bệnh tật. Lễ hội này thường diễn ra vào cuối năm, khi mà mùa đông đang ở giai đoạn khắc nghiệt nhất.

Ngủ thăm - Phong tục độc đáo của người Thái, Mông, Dao, Mường

Đồng bào thuộc các dân tộc thiểu số ở Thanh Hoá như Thái, Mông, Dao Mường có một phong tục rất đặc trưng và thú vị là tục ngủ thăm, nhằm để cưới được vợ. Lệ này cho phép các chàng trai đến "ngủ thăm" nhà cô gái mà họ ưng ý.

Tục hèm của người chết giờ thiêng và trở thành Thành hoàng

Một số làng người Việt ở đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có thờ các Thành hoàng vốn xưa là người ăn mày, hốt phân, ăn trộm, ăn cướp… chết vào giờ thiêng, linh ứng và được thờ làm Thành hoàng. Bởi vậy, trong nghi lễ hội làng thường phải thực hiện các hèm tục này, mà thường làm vào ban đêm, người ngoài làng không được tham dự.

“Tục hèm” đậm nét tín ngưỡng phồn thực

Hèm - phồn thực là loại hèm – nghi lễ khá phổ biến trong thờ Thành hoàng, nhất là vào dịp lễ hội mùa xuân. Điều này hoàn toàn dễ hiểu, bởi vì nguồn cội lễ hội Việt Nam là lễ hội nông nghiệp các vị thần ít nhiều có gốc gác từ thần nông. Hơn thế nữa vũ trụ luận Việt Nam và phương Đông là âm – dương tương khắc tương sinh.

Độc đáo điệu múa chuông của dân tộc Dao

Múa chuông là vũ điệu độc đáo trong các nghi lễ của người Dao Đỏ ở vùng cao, là làn điệu linh thiêng được gìn giữ qua nhiều thế hệ. Đây là nét đẹp văn hóa nghệ thuật truyền thống không thể thiếu trong đời sống tinh thần của đồng bào dân tộc Dao.

Đặc sắc Lễ hội cầu ngư Lộ Diêu (Bình Định)

Từ ngày 20 - 23/6, thôn Lộ Diêu (xã Hoài Mỹ, huyện Hoài Nhơn, Bình Định) tưng bừng tổ chức Lễ hội cầu ngư Vạn Lộ Diêu. Đây là lễ hội văn hóa truyền thống đặc sắc của cộng đồng cư dân miền biển, nhằm cầu mong mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, tàu thuyền ra khơi đánh bắt được nhiều tôm cá.

Văn hóa đình làng ở xã cù lao Bình Thủy

Từ giữa tháng 3 đến tháng 5 (âm lịch) hàng năm, các đình thần đồng loạt tổ chức lễ kỳ yên để gửi gắm niềm tin, mong cầu cuộc sống bình an, no ấm, mùa màng bội thu. Hòa cùng nét văn hóa lâu đời ấy, vào ngày 9 - 11/5 (âm lịch) hàng năm, tại xã cù lao Bình Thủy (huyện Châu Phú, tỉnh An Giang) sôi nổi diễn ra các hoạt động mừng lễ kỳ yên, thu hút đông đảo người dân tham gia.

Các nghi lễ ở đình

Một trong những chức năng quan trọng của ngôi đình là nơi cúng lễ hằng năm. Ngoài ngày mồng một (lễ sóc) và ngày rằm (lễ vọng), người ta cúng lễ các Thành hoàng ở đình vào ngày đầu tháng của tháng 2, tức ngày Xuân tế, ngày đầu của tháng 8, tức Thu tế, ngày lễ Hạ điền và Thượng điền, ngày lễ Thường tân, tức ngày cơm mới vào tháng chín, ngày Thượng nguyên, tức lễ Kỳ yên và ngày Trung nguyên

Nét độc đáo trong nghi lễ mừng thọ của người Tày – Hà Giang

Nếu có dịp đến với mảnh đất Hà Giang, bạn sẽ được khám phá nét độc đáo trong lễ mừng thọ của người Tày. Lễ mừng thọ đầu xuân, một điểm nhấn đẹp góp phần làm phong phú nét văn hóa nơi đây.

Độc đáo Lễ cúng trỉa lúa của người Brâu

Lễ cúng trỉa lúa là một nét đẹp văn hóa của dân tộc Brâu ở Kon Tum mang đậm tín ngưỡng đa thần, vạn vật hữu linh. Người Brâu tin rằng, sau lễ cúng trỉa lúa, các Yàng đã nhận lời khẩn cầu và sẽ phù trợ cho hạt giống gieo xuống nảy mầm, cây trồng tươi tốt, nhà nhà no đủ.

Nghề đan võng của người Cadong

Với sự kỳ công, khéo léo của đôi bàn tay, nghề đan võng từ cây sa ri được xem như một nghề thủ công truyền thống đặc sắc mang dấu ấn văn hóa của người Cadong (thuộc dân tộc Xơ-đăng) trên vùng Trường Sơn-Tây Nguyên.

Lễ kết nghĩa anh em: Nét đẹp văn hóa của đồng bào Ê Đê

Lễ kết nghĩa anh em được người Ê đê trân trọng, gìn giữ và lưu truyền qua nhiều thế hệ cũng đồng nghĩa với việc tình đoàn kết cộng đồng ngày càng được củng cố.

Làng nghề sơn mài nổi tiếng đất Hà Thành

Sản phẩm làng nghề sơn son thếp vàng và sơn mài Hạ Thái (xã Duyên Thái, huyện Thường Tín, Hà Nội) chứa đựng vẻ đẹp tài hoa của người thợ, sự óng ánh của màu sắc và sự tinh tế, duyên dáng của các họa tiết đến lộng lẫy, kiêu sang.
banner 160x600
Top