banner 728x90

Viếng chùa “vàng” xứ Huế

27/03/2024 Lượt xem: 2464

Giữa bao bộn bề của cuộc sống hối hả, tìm về một ngôi chùa ở xứ Huế mang lại cho ta những phút thảnh thơi, an nhiên, tự tại, chắc chắn là sự lựa chọn lý tưởng.

Cùng với sông Hương, núi Ngự, đền đài, lăng tẩm,... thì chùa chiền cũng trở thành một trong những điểm nổi bật tạo nên nét Huế thơ mộng. Đến Huế, không khó để lựa chọn cho mình những ngôi chùa để thăm viếng, thưởng cảnh, tìm lại những giây phút an nhiên.

Chùa Thiền Lâm độc đáo trên đất Huế

 

Cổng chùa nhẹ nhàng, thanh thoát

Chạy dọc đường Điện Biên Phủ, Lê Ngô Cát... có biết bao ngôi chùa để bạn tham quan. Nằm ở một con đường nhỏ dọc tuyến đường Điện Biên Phủ, chùa Thiền Lâm khá nổi tiếng lâu nay trở thành chốn tới lui của biết bao Phật tử, người dân, du khách.

Ngôi chùa này tọa lạc trên đồi Quảng Tế, thuộc địa phận của thôn Thượng 2, phường Thủy Xuân, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên - Huế.

Nhiều người viếng cảnh chùa

Trên đường di chuyển đến chùa Thiền Lâm, mọi người sẽ nhận thấy pho tượng "Thế Tôn khất thực" cao đến 8 mét trên đồi Quảng Tế.

Nếu có dịp đặt chân đến hầu hết các ngôi chùa ở Huế, khi đến chùa Thiền Lâm, du khách dễ dàng nhận ra được sự khác biệt của ngôi chùa này với khối kiến trúc độc đáo được lấy cảm hứng từ các mẫu tháp chùa ở Myanmar.

Ngôi chùa này có nhiều bức tượng với phong cách đặc trưng

Theo tìm hiểu, chùa thuộc hệ phái Theravada (Nam tông) do ngài Hộ Nhẫn lập ra vào những năm 60 của thế kỷ 20. Đây cũng là ngôi chùa hiếm hoi ở mảnh đất Cố đô Huế thuộc hệ phái này.

Quét đi những chiếc lá rơi...

Bước vào cổng chùa, du khách đã nhận ra được sự đặc biệt của ngôi chùa này. Chiếc cổng đậm phong cách của Phật giáo Nam tông toát lên nét nhẹ nhàng, thanh tao. Cổng chùa có những chi tiết đặc sắc với màu vàng chủ đạo.

Kiến trúc chùa đặc biệt đã thu hút nhiều người đến đây

Càng vào bên trong, có lẽ trong tâm trí của biết bao du khách như cứ ngỡ mình vừa lạc vào một xứ sở khác. Đó là những liên tưởng đến các ngôi chùa truyền thống dát vàng có tháp hình xoắn ốc trên đất Thái Lan, đó là Myanmar nơi xứ sở của chùa vàng hay Ấn Độ với các bia mộ có kiến trúc tinh tế.

Nổi bật và thu hút hơn cả tại ngôi chùa Thiền Lâm này chính là ngôi bảo tháp màu trắng đỉnh vàng uy nghi, thanh thoát giữa nền trời xanh bao la. Bảo tháp này có hai phần gồm chính điện ở tầng dưới, tầng trên là tôn trí Xá lợi Phật Thích Ca, chư Thánh tăng.

Tượng Phật nằm dài hơn 7 mét

Xung quanh chùa Thiền Lâm, có nhiều bức tượng tinh xảo, cuốn hút. Tượng sư tử phong cách phật giáo Myanmar, tượng Thế Tôn nhập Niết Bàn nằm dài hơn 7 mét…

Khu vườn cạnh cổng chính có bức tượng Đức Phật bằng đồng ở tư thế đứng. Tượng ở vị trí trung tâm, xung quanh có các tượng, trụ biểu, Phật tháp.

Màu vàng chủ đạo của ngôi chùa hiện diện ở khắp nơi

Không gian, kiến trúc của chùa toát lên chất thiền của Phật giáo. Đến nơi này, du khách được hòa mình vào không gian Phật giáo, tìm lại những phút an nhiên, thảnh thơi, quên đi bao phiền muộn của cuộc sống thường nhật.

Đông đảo Phật tử, du khách, nhất là các bạn trẻ thường xuyên tìm đến chùa, không chỉ bởi vẻ độc đáo, mà còn là nơi chụp ảnh, check-in với nhiều góc chụp đẹp, lung linh, rất khác biệt so với các ngôi chùa khác trên mảnh đất của chùa chiền xứ Huế.

 

Bảo tháp của chùa

Một chiều cuối tuần, thử đặt chân đến ngôi chùa Thiền Lâm, nhìn ngắm những bức tượng, bậc Thế Tôn... để quán chiếu tâm ý, gạt bỏ bớt những tham sân si, giữ tâm được sạch trong... 

Tags:

Bài viết khác

Di tích Lịch sử - Văn hóa là gì? Tiêu chí, phân loại di tích lịch sử văn hóa

Di tích Lịch sử - Văn hóa là công trình xây dựng, địa điểm, hiện vật, di vật, đồ vật, bảo vật quốc gia thuộc công trình, địa điểm có liên quan đến những sự kiện lịch sử, quá trình phát triển văn hoá, xã hội một dân tộc, một đất nước. Di tích lịch sử - văn hoá phải có một trong các tiêu chí sau:

Những nhạc cụ “thổi hồn” cho Di sản Văn hóa hát Then

Hát Then trong đời sống, văn hoá tín ngưỡng, tâm linh của đồng bào Tày, Nùng, Thái vùng cao phía Bắc được ví là "điệu hát thần tiên", điệu hát của “Trời”. Nghệ thuật diễn xướng dân gian này ẩn chứa và phô diễn những giá trị lịch sử, văn hóa lâu đời. Trong hát Then, đàn Tính và chùm Xóc Nhạc là hai loại nhạc cụ không thể thiếu. Hai loại nhạc cụ này vừa có chức năng giữ nhịp, đệm cho hát, vừa có khả năng diễn tấu linh hoạt, đặc biệt còn được sử dụng như đạo cụ trong những điệu múa Then.

Điều kiện di tích lịch sử văn hóa được xếp loại là di tích quốc gia

Theo quy định tại Điều 29 Luật Di sản văn hóa năm 2001, được sửa đổi bởi khoản 10 Điều 1 Luật Di sản văn hóa sửa đổi năm 2009, việc phân loại di tích lịch sử và văn hóa phải dựa trên những điều kiện về giá trị lịch sử và văn hóa. Các điều kiện này được quy định rõ ràng nhằm xác định và bảo vệ các di tích có giá trị quan trọng đối với quốc gia và dân tộc. Cụ thể, các di tích được phân loại dựa trên bốn điều kiện cơ bản:

Thủ tục xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia

Di tích lịch sử Việt Nam đã được phân thành ba cấp khác nhau, nhằm phản ánh giá trị lịch sử, văn hoá và khoa học của chúng. Đây là một dạng di sản văn hoá vật thể, bao gồm các công trình xây dựng, địa điểm và các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc công trình hoặc địa điểm đó.

Phân cấp, phân quyền trong quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa

Ở Việt Nam, vấn đề phân cấp là một nhiệm vụ chính trị quan trọng của quá trình cải cách nền hành chính nhà nước. Phân cấp quản lý có thể hiểu là vấn đề chuyển giao nhiệm vụ, quyền hạn rõ ràng giữa các cơ quan nhà nước, các bạn ngành Trung ương và địa phương. Theo Từ điển Luật học, phân cấp quản lý được định nghĩa là “Chuyển giao nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan quản lý nhà nước cấp trên cho cơ quan quản lý nhà nước cấp dưới thực hiện thường xuyên, lâu dài, ổn định trên cơ sở pháp luật…

Lễ Hội Hoa Ban: Nét đẹp văn hóa vùng núi Tây Bắc Việt Nam

Lễ hội Hoa Ban là một trong những sự kiện văn hóa đặc sắc của Việt Nam, phản ánh sự hòa quyện giữa thiên nhiên và con người, giữa các giá trị truyền thống và sự phát triển hiện đại. Với vẻ đẹp thuần khiết của hoa ban, cùng với những hoạt động văn hóa phong phú, lễ hội Hoa Ban hứa hẹn sẽ tiếp tục là một điểm đến hấp dẫn của du khách trong và ngoài nước.

Quản lý nhà nước về di sản văn hóa phi vật thể

Quản lý nhà nước với tính chất là một hoạt động quản lý xã hội. Quản lý nhà nước được thực hiện bởi tất cả các cơ quan nhà nước, là hoạt động chấp hành và điều hành có tính tổ chức chặt chẽ, được thực hiện trên cơ sở pháp luật, được bảo đảm thực hiện bởi hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước.

Mối quan hệ giữa các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể

Sự tập trung vào di sản văn hóa vật thể trong luật pháp và chính sách thường phải trả giá cho những mối quan hệ liên kết và không thể tách rời của các yếu tố vật thể và phi vật thể. Chẳng hạn, đối với việc xây dựng một ngôi nhà và bảo vệ một hiện vật nghi lễ cụ thể thì dễ dàng hơn nhiều so với việc nhận biết và nhận diện một ý tưởng, hay một hệ thống tri thức. Với di sản văn hóa vật thể, một cách dễ dàng hơn để nhận biết cái mất đi, hay sẽ bị hư hỏng.
Top