banner 728x90

Vẻ đẹp thanh tịnh của di tích quốc gia kiến trúc cổ ở Thái Bình

02/08/2024 Lượt xem: 2655

Có vị trí ngay gần quốc lộ 10, di tích quốc gia ở Thái Bình mang vẻ đẹp thanh tịnh cùng nhiều hạng mục kiến trúc cổ kính.

Tọa lạc ngay gần quốc lộ 10, đền - đình Cổ Dũng (xã Đông La, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình) được bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia ngày 14.11.1989.

Cách đền Cổ Dũng khoảng 100m, đình là nơi thờ nhị vị Thánh Vương Ả Nữ Ngọc Hoàng và Chàng Kha Thiên Đế đã có công phò Vua Hùng Vương thứ 18 an dân hộ quốc.

Đình được xây dựng theo kiến trúc triều Nguyễn, kiểu chữ đinh, có 8 gian, tòa đại bái có 5 gian, tòa hậu cung có 3 gian.

Trải qua nhiều lần trùng tu, tôn tạo, đến nay, kết cấu hệ thống cột kèo làm bằng gỗ lim chạm khắc tinh xảo vẫn còn được giữ gìn, sử dụng.

Nhiều hạng mục được làm từ đá nguyên khối.

Xung quanh đình Cổ Dũng còn có nhiều cây cổ thụ tạo nên vẻ đẹp cổ kính, thanh tịnh. Bà Nguyễn Thị Ngân (xã Đông La, huyện Đông Hưng) cho biết: "Lần tu sửa gần đây nhất của đình là vào năm 2008, nhiều hạng mục cổ vẫn được giữ gìn. Qua nhiều năm, người dân trong làng Cổ Dũng vẫn cùng chung tay bảo vệ di tích lịch sử quốc gia của địa phương, từ đó, góp phần giữ gìn những giá trị văn hóa, tiếp tục phát huy truyền thống tốt đẹp của quê hương".

Theo Báo Lao động

 

Tags:

Bài viết khác

Di tích lịch sử Dinh Độc Lập (Tp.Hồ Chí Minh)

Di tích Dinh Độc Lập tọa lạc tại số 135, đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, phường Bến Thành, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh, có tổng diện tích là 12ha, bốn mặt là 4 trục đường bao quanh - phía Đông Bắc giáp đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa; phía Tây Nam giáp đường Huyền Trân Công Chúa; phía Tây Bắc giáp đường Nguyễn Thị Minh Khai; phía Đông Nam giáp đường Nguyễn Du.

Di tích bến Vàm Lũng - đường Hồ Chí Minh trên biển

Bến tiếp nhận vũ khí Vàm Lũng (thuộc ấp Xẻo Mắm, xã Tân Ân, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau), nằm theo rạch Chùm Gộng hướng về trung tâm huyện Ngọc Hiển, được Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao xếp hạng di tích lịch sử quốc gia theo Quyết định số 3996/QĐ-BVHTTDL ngày 10/11/2010.

Thờ Tứ Bất Tử, tín ngưỡng độc đáo của người Việt

Trước khi các tôn giáo lớn định hình trên mảnh đất hình chữ S, người Việt đã phát triển tín ngưỡng của riêng mình. Ngoài thờ gia tiên, tổ nghề, các anh hùng chống ngoại xâm…, tục thờ bốn vị Thánh bất tử là Tản Viên, Thánh Gióng, Chử Đồng Tử và Bà Chúa Liễu có nhiều nét vô cùng độc đáo.

Hình tượng ‘Lưỡng long chầu nguyệt’ trong văn hóa Việt

Trong quan niệm người Việt, rồng luôn là con vật linh thiêng, biểu tượng cho quyền uy, sức mạnh. Và hình ảnh “Lưỡng long chầu nguyệt” trên các mái đình đền, chùa chiền, không chỉ biểu tượng cho sức mạnh thần thánh mà còn ẩn trong đó những giá trị nhân văn, phản chiếu trí tuệ, ước vọng của con người và nền văn minh cổ xưa.

Chùa Vĩnh Nghiêm - Ngôi chùa Phật giáo Bắc tông ngay giữa trung tâm thành phố Hồ Chí Minh

Chùa Vĩnh Nghiêm, ngôi chùa cổ sở hữu một kiến trúc Phật giáo Bắc tông nằm ngay giữa trung tâm thành phố Hồ Chí Minh. Ngôi chùa mang nhiều nét kiến trúc độc đáo, không gian thanh tịnh an yên giữa lòng Sài Gòn tấp nập.

Linh vật trong văn hóa truyền thống Việt Nam

Linh vật được sử dụng như những biểu tượng văn hóa để truyền đạt ý niệm và niềm tin tôn giáo, tín ngưỡng; góp phần quan trọng phản ánh diễn trình phát triển của nghệ thuật thuật tạo hình Việt Nam.

Chantarangsay: ngôi chùa Phật giáo Nam tông Khmer giữa lòng Thành phố Hồ Chí Minh

Chùa Chantarangsay hay còn có tên gọi khác là chùa Candaransi, tọa lạc tại Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh, là ngôi chùa Phật giáo Nam tông Khmer đầu tiên được xây dựng tại vùng Sài Gòn - Gia Định xưa.

Gò tháp An Lợi: Dấu ấn kiến trúc cổ

Ẩn mình trong khung cảnh yên bình của ấp An Lợi (xã Châu Lăng, huyện Tri Tôn), Gò tháp An Lợi là một trong những di tích đặc biệt mang đậm dấu ấn văn hóa Óc Eo, từng rực rỡ trong lịch sử Đông Nam Á.
Top