banner 728x90

Truyện ngắn: Bạn cựu chiến binh

10/07/2024 Lượt xem: 2431

 

Nắng trưa chiếu qua ngọn cây mít, thả xuống mảnh sân những chiếc bóng, sáng lung linh. Gió từ cánh đồng lùa qua hóc ruộng trước nhà, thổi vào mát rượi. Thông thường, những buổi trưa như thế này, bà Hương nằm trên chiếc võng bên hiên nhà nghỉ ngơi. Thời gian gần đây, bà cảm thấy không yên trong lòng. Buổi tối, giấc ngủ chẳng ngon lành gì, cứ chập chờn; còn buổi trưa thì mới đặt lưng xuống đã muốn ngồi dậy.

- Chẳng lẽ, ông Hưng đã sinh tật?

Đó là câu hỏi suốt mấy tuần qua. Nó cứ lởn vởn trong đầu bà. Cũng dễ lắm chứ, nhiều người bằng tuổi ông Hưng (chồng bà) vẫn bồ bịch lung tung, phá nát cả gia đình. Ông Hưng hơn bà năm tuổi. Vợ chồng lấy nhau từ sau ngày giải phóng, khi ông chuyển từ quân đội ra làm cán bộ ngành xây dựng. Tính đến nay đã trên ba mươi năm rồi, và thực ra, suốt chặng đường dài chung sống, có hai mặt con, bà chưa lần nào ghen tuông, chưa lần nào nghĩ chồng mình có mối quan hệ “ngoài luồng”. Ông cũng chưa làm gì để bà sinh nghi. Nhưng lần này bà cảm thấy khó chịu mà chẳng biết tâm sự cùng ai. Trước kia, hai vợ chồng sống trong phố, nhưng sau khi nghỉ hưu, ông bà quyết định mua nhà ở vùng ngoại ô để có chỗ rộng rãi. Nhà cũ bán đi, mua nhà mới, còn lại chút ít cho con cái. Mọi thứ như thế, theo tính toán của bà đều ổn. Với lại, tham gia công tác lâu năm nên tiền lương hưu của hai vợ chồng nhận được hàng tháng không đến nỗi nào. Bà thương chồng, mỗi kỳ nhận lương, bao giờ cũng bỏ vào ví của chồng một ít để có cái tiêu vặt và giao du với bạn bè. Mấy đứa con đều có gia đình, đứa nào cũng làm ăn phát đạt nên thỉnh thoảng biếu cha một ít. Gần đây bà lấy làm lạ, vài ba lần đem quần áo của ông bỏ vào máy giặt, mở chiếc ví từ túi quần ra xem thử, bà thấy chỉ toàn giấy tờ. Sinh nghi, lần sau, vừa mới đưa tiền cho ông, bà đã kiểm tra. Cái ví vẫn như lần trước, không một đồng.

Hay chồng mình đánh bạc? Không, chắc chắn là không. Sống với nhau, bà biết ông Hưng rất ghét mấy trò đỏ đen này. Hay mua quà cho các cháu? Bà khéo léo kiểm tra từng đứa. Mấy đứa nhỏ đều lắc đầu. Thế thì ông tiêu vào việc gì? Bà tự hỏi nhưng không thể lý giải được. Rồi sực nghĩ, thời gian gần đây, buổi trưa và chiều nào ông cũng đi ra ngoài. Có lúc bà nhờ chở đi ra phố, ông cũng không. Bà bỗng thấy ngờ ngợ, sinh nghi.

- Ông đi đâu mà gần đây thấy đi hoài vậy? - Một bữa bà hỏi khi ông dắt xe ra cổng.

- Tôi đi chơi với bạn, chiều tối về…

Ông trả lời rồi đi thản nhiên như thể không chú ý gì đến câu hỏi của bà. Buổi tối, khi ông trở về, bà cố tỏ ra bình thường, nhưng bữa cơm thường nhật đối với bà không còn ngon miệng như trước. Đôi khi bà chỉ nói bóng, nói gió nhưng hình như ông Hưng giả vờ không chú ý, chỉ cười rồi bắt sang chuyện khác.

- Gần đây, mẹ thấy cha đi đâu mà đi suốt, con có biết không? - Có lần đứa con gái về chơi, bà hỏi.

- Không sao đâu mẹ, cha già rồi, để ổng đi chơi với bạn cho thoải mái.

- Ừ, để đó rồi xem - Bà khó chịu trả lời con nhưng lại thấy tạm yên lòng, tuy nhiên, sau khi con gái về, lòng bà lại ngổn ngang.

Trưa nay, thằng con trai đi làm về ghé qua nhà, ông kêu riêng ra sân. Nhìn hai cha con thậm thò, thậm thụt, bà biết hết, song giả vờ chẳng quan tâm, cũng chẳng hỏi con trai.

Lấy tiền của con để làm gì? Con cái giúp cho chúng nó không hết lại đi bòn rút của nó để làm chuyện đó hay sao? Không, mình không thể để yên chuyện này. Bà nghĩ và bắt đầu lập kế hoạch theo dõi.

Đúng như dự kiến của bà Hương, chưa đến một giờ chiều, ông Hưng đã rục rịch dắt chiếc xe đạp ra sân. Đợi ông rời khỏi nhà, bà liền vội vàng lấy chiếc xe máy của mình bám theo. Quanh co, hết đường nọ lại quẹo đường kia, cuối cùng bà thấy ông dắt xe vào dựng trước một ngôi nhà trong con hẻm. Máu trong người xông lên, mặt bà nóng ran. Bà đoán chắc trong kia sẽ có nhỏ ranh nào đó làm chồng mình mê muội, lấy tiền nhà mang đến cho nó. Bà phải xem cho ra nhẽ. Đợi thêm một lát, bà liền lặng lẽ khóa xe và bước thẳng vào nhà.

Bà Hương ngạc nhiên vô cùng, vì trong nhà không có cô gái nào cả, chỉ có chồng và ông Hạnh, người bạn hưu trí đang sinh hoạt trong nhóm cựu chiến binh của chồng mình cùng một người đàn ông ốm đau, thân hình gầy gò đang nằm trên chiếc giường gỗ.

- Trời ơi, chị, chị cũng đến đây hả? - Thấy bà, ông Hạnh (bạn ông Hưng) tròn mắt, tỏ ra vui vẻ - Anh Thạch đây bị bệnh nặng quá chị à, mà con cháu đều nghèo khó cả. Mấy anh em tụi tui phải vận động nhau góp tiền lại giúp anh ấy…

- Ơ, sao mẹ mấy đứa … - ông Hưng bỏ lửng câu nói, rồi tiếp: Bà chẳng khác gì cơn gió, thoáng cái đã thấy ở đây.

- Thì mấy ngày nay, thấy ông lúc nào cũng lo lo lắng lắng, tôi nghĩ có chuyện nên đi theo coi có giúp được gì cho ông không?

Ra về, bà không ngờ cuộc gặp gỡ bất ngờ này lại mang đến sự bình an trong tâm hồn mình như vậy. Bà thầm trách sự nghi kỵ của mình thời gian qua đối với chồng…

Bước vào hiên nhà, gió từ cánh đồng vẫn thổi vào mát rượi. Ngọn gió đã làm bạn cùng bà những trưa hè không có ông ở nhà. Bà cảm ơn thiên nhiên và cuộc đời đã ban tặng cho mình sự ngọt ngào ấy.

Thu Hương

 

 

 

 

 

 

 

 

Tags:

Bài viết khác

Phóng sự: Tôi đi hớt tóc… đêm (Tác giả Đào Quốc Thịnh)

Hớt tóc là một dịch vụ không thể thiếu trong đời sống xã hội. Bất kể bạn là ai, bạn làm nghề gì, giàu hay nghèo, tóc bạn ngắn hay dài, thưa hay mau, mọc nhanh hay mọc chậm… Nhưng nếu bạn là đàn ông thì một tháng ít nhất một lần, bạn phải tìm đến tiệm hớt tóc. Đó là chưa kể những lần bạn đến chỉ để cạo mặt, lấy ráy tai, mát xa mặt, nhuộm tóc hay gội đầu.

Truyện ngắn: Về quê

Thằng Lộc khóc như đứa trẻ lên 3, nhất quyết không theo mẹ về thành phố. Ở quê thích quá với đủ thứ trò vui chơi, khám phá mà đám trẻ thành phố tìm đâu cho ra! - Con chơi với nội cả tháng rồi, giờ phải về chuẩn bị đi học chứ - mẹ Lộc ra vẻ năn nỉ!

Truyện ngắn: Sắc màu qua ô cửa sổ

Lúc mới vào công ty, tôi không mấy thiện cảm với chị Thoa ở phòng kế hoạch. Chị còn trẻ nhưng lúc nào trông cũng nghiêm nghị, chẳng mấy khi cười. Lúc nào cũng thấy chị vội vã, tất bật. Nghe tôi thắc mắc, anh trưởng phòng tên Thành tỏ vẻ đăm chiêu:

Truyện ngắn: Má tôi

Nhà chỉ có một mình tôi được học cấp 3. Trường cách nhà gần 15km, tôi đi học bằng chiếc xe đạp cà tàng. Nhà nghèo nên ngoài bộ đồng phục, tôi chẳng có thứ gì, không quần jeans, áo thun, không một xu dính túi. Mỗi lần xin mẹ tiền mua một quyển sách tham khảo cũng chẳng có. Tôi hay khóc khi vừa cầm vở vừa lùa một đàn bò vào chân núi. Chăn bò, kiếm củi, cấy, cắt cỏ… nói chung những công việc nhà nông thì tôi rất rành.

Truyện ngắn: Hạnh phúc không đến nhiều lần trong đời người

Khác với chợ ở thành phố, chợ quê thường họp ven sông hay dưới bóng mát của tán đa, tán gạo đình làng. Mưa nắng gì cũng thế, nhưng mưa thì có tranh tre nứa lá che chắn, trông luộm thuộm nhưng hàng hóa bày bán cũng ngăn nắp, gọn gàng. Mùa nào thức ấy. Mùa xuân có cải ngọt, xà lách, dền… Mùa hè có rau muống, mồng tơi, sen, mướp đắng… Mùa thu có nhiều loại quả. Mùa đông có bắp cải, su hào, kiệu, bí, gừng.

Truyện ngắn: Dự án du lịch

Sáng Chủ nhật, nhà Mây có khách: Một người đàn ông trẻ mặc veston đen, sơ mi sọc xanh, đi xe Camry. Trông anh ta chững chạc và lịch sự như đi dự hội thảo - Mây nghĩ. Người đàn ông nhìn Mây với ánh mắt thân thiện: “Mây không nhớ mình sao? Sơn đây!”. “Ôi Sơn! Trời ơi! Đúng là Sơn rồi!” - Mây kêu lên, ngạc nhiên đến thảng thốt.

Truyện ngắn: Xóm lưới nơi đảo xa

Biển mùa này rực nắng. Sóng lăn tăn, lấp lánh từng lượn đuổi xô, oạp khẽ vào bờ cát trắng. Xa, ngực biển xanh thẫm, vồng cao. Trời cũng vồng cao, thẳm xanh. Xa hơn, trời thấp xuống, biển cao lên, nhập thành một lằn ngang duy nhất. Trên cái lằn ngang mong manh ấy, thi thoảng hiện ra chấm đen nhỏ xíu của một con tàu. Hiện rồi biến mất, chẳng con tàu nào có ý định đến gần đảo hơn…

Truyện ngắn: Anh sẽ chờ em

Sau khi tốt nghiệp ngành Nuôi trồng thủy sản, Vi quyết định về làm việc tại Tràm Chim ở tỉnh Đồng Tháp. Ai cũng ngạc nhiên, hỏi: “Sao Vi có thể rời bỏ Vũng Tàu để đến một nơi xa lắc xa lơ vậy?”. Vi trả lời đơn giản: “Vì nơi ấy có những buổi bình minh xôn xao tiếng chim”. Thật ra, còn một lý do khác mà Vi chưa thể nói…
Top