banner 728x90

Truyện ngắn: Ngày đầu lên lớp

25/12/2024 Lượt xem: 2474

Sáng, trong khu tập thể giáo viên cạnh trường, Lan thức dậy từ lúc nào. Đã thành thói quen, sáng nào cũng vào giờ này, Lan đều ngồi bên chiếc bàn nhựa cạnh cửa sổ, xem lại giáo án cho một ngày lên lớp. Cô chẳng thể lý giải vì sao mình lại yêu nghề giáo viên đến thế, và càng không hiểu vì sao từ khi được nhận về trường này dạy, cô lại tâm huyết, nhiệt tình đến vậy. Hình ảnh những cô cậu học trò vô tư, hồn nhiên với những cặp mắt xoe tròn, đôi lúc lại há hốc miệng ngạc nhiên, khi lại phá lên cười nghiêng ngả khi nghe Lan giảng bài như càng tiếp thêm niềm tin cho cô những giờ lên lớp.

Bốn năm trước, sau khi tốt nghiệp Đại học Sư phạm với tấm bằng loại khá, Lan vẫn thất nghiệp. Thấy con cái người ta có công việc ổn định, trong khi con mình vẫn rong ruổi với đủ nghề tay trái, nay làm công nhân giày da, mai làm bảo mẫu cho một trường mầm non tư thục, rồi đi bán hàng cho cô ruột, bố Lan phần vì thương con, phần vì lo lắng cho con gái đã ngoài tuổi 26. Nhiều lần gọi điện, ông vẫn thường khuyên bảo:
- Thôi con ạ, về quê cưới chồng rồi làm nông cũng được.

Nghe bố nói, Lan thấy chạnh lòng. Không hiểu sao bố lại nói vậy. Cô mất bốn năm học đại học, tiêu hết bao nhiêu tiền của bố mẹ mà lại đành phải về quê làm nông sao? Với lại, cô phải kiếm tiền để đền đáp công lao nuôi dưỡng của bố mẹ chứ? Thế nhưng, mỗi lần phân trần với bố như thế, bố Lan vẫn khăng khăng:

- Con gái có tuổi rồi, cứ lông bông mãi, biết khi nào mới ổn định mà lo chuyện chồng con? Xem bạn con đấy, chồng con cả rồi.

- Bố cứ lo xa. Thời đại bây giờ, nhiều người lấy chồng muộn đó thôi. Bố đừng lo...

Những đêm không ngủ được, Lan lại nhớ bố mẹ, lại nghĩ về công việc và về bản thân mình. Nhà có hai chị em gái. Trong khi cô em ra trường, làm việc ở Sài Gòn và đã có gia đình ổn định thì Lan vẫn chưa đâu vào đâu. Nhiều lúc cô thấy nản lòng, muốn buông xuôi về quê kiếm một anh nông dân nào đó cưới rồi sinh con, thế là coi như xong. Nhưng cứ nghĩ đến mấy đứa bạn mỗi khi gọi điện vẫn thường hay khoe trường, lớp, học trò… làm Lan không thể không hy vọng.

Thế rồi, niềm vui đến với Lan bất chợt như cơn mưa rào giữa ngày nắng hạn. Một ngày đẹp trời, chị Xuân - đồng hương của Lan gọi điện thông báo trường chị thiếu một chỉ tiêu giáo viên Địa lý. Thế là ngay lập tức cô gửi phát nhanh bộ hồ sơ đến trường chị. Lan may mắn được nhận vào dạy. Vẫn còn đó như in giây phút cô nhận được điện thoại của chị:

- Alô! Em ra nhận việc nhé! Thầy đồng ý rồi.

- Dạ! Chị nói gì cơ?

- Chị nói là em đã được thầy nhận vào dạy trong trường rồi.

Cô vui sướng, niềm vui sướng vỡ òa khiến cô chẳng thể cất nên lời.

Cất gọn những tháng ngày lăn lộn với những nghề không phải là sở trường của mình, Lan nhanh chóng có mặt tại trường như quy định. Được khoác lại trên mình bộ áo dài sau bốn năm cất giữ, Lan hồi hộp dự buổi lễ chào cờ của trường đầu năm học mới. Có cái gì đó xốn xang khiến lòng cô nao nao đến lạ. Được đồng nghiệp hỏi han, trò chuyện, được học trò gọi tiếng “cô”, chợt chạm vào tim Lan xúc cảm sóng sánh. Lan thấy mình chưa bao giờ hạnh phúc hơn thế.

Tiết học đầu tiên trên lớp, Lan giới thiệu với học trò của mình tên, tuổi, quê quán, sở thích… Nói chung là tất cả. Mấy cô cậu trong lớp nhao nhao:

- Cô có biết hát không? Lan có chút bối rối, nhưng ngay lập tức cô lấy lại tinh thần rồi cất lên lời ca thánh thót. Cả lớp im bặt. Tràng pháo tay không ngớt của học trò khi kết thúc bài hát giúp Lan dẫn lớp vào bài học đầu tiên một cách dễ dàng. Lan say mê giảng bài. Cứ thế, thời gian qua đi thật nhanh. Trống trường từng hồi dài vang lên báo hiệu một buổi học kết thúc. Lan đáp lại học trò bằng nụ cười tươi rói thay lời chào lại rồi rảo bước về khu tập thể. Tà áo dài màu xanh nõn chuối phất phơ theo gió, đem theo niềm vui của Lan hòa tan trong tiết trời thu xanh ngắt.

Đang loay hoay nấu cơm trong phòng, giọng của chị Xuân đã lanh lảnh từ bên ngoài:

- Bữa đầu tiên đi dạy thế nào hả em? Lan nhìn chị với vẻ mặt hớn hở:

- Vui lắm chị ạ. Em rất thích mấy cô cậu học trò. Các em rất ngoan.

- Đấy mới là ngày đầu tiên thôi. Dần dà em sẽ thấy chúng sẽ khiến em đau đầu liền à. Chị Xuân vừa nói vừa đưa tận tay Lan đĩa bánh lá:

- Bánh lá chị làm sáng nay đấy. Ăn xem có giống bánh ngoài quê mẹ vẫn hay làm không?

- Dạ. Em cảm ơn chị.

Nhìn theo bóng chị khuất dần ở con ngõ dài đối diện, Lan thầm cảm ơn chị bởi những gì chị đã giúp đỡ mình.

Đã hơn một tháng gắn bó với ngôi trường, với thầy cô và học trò, Lan cảm thấy hạnh phúc đến vô bờ. Cô gọi điện về khoe với bố mẹ. Bố Lan vui vì con gái đã có việc làm đúng với ngành học.

Ngày Chủ nhật. Khu tập thể giáo viên sáng nay khá yên tĩnh. Mấy phòng kế bên vẫn đóng cửa im ỉm, dường như ai cũng muốn thưởng cho mình một giấc ngủ thoải mái ngày cuối tuần. Lan vẫn dậy sớm như thường ngày. Cô gấp trang giáo án rồi đứng dậy bước ra sân ngó nghiêng sắc trời. Gió thu bay qua vuốt nhẹ hai má, đám tóc mai trước trán cô lay lay nhè nhẹ. Khẽ hít một hơi thật sâu, Lan thấy mình như được tiếp thêm sức mạnh để tiếp tục với hành trình của một giáo viên mới chân ướt chân ráo vào nghề.

Hương Lan

 

 

 

 

 

 

Tags:

Bài viết khác

Câu chuyện gia đình: Nhiễu điều phủ lấy giá gương…

Một lần nữa tâm can anh lại xốn xang. Không phải vì cơ thể nhuốm bệnh mà anh ăn không ngon, ngủ không yên. Anh muốn một lần nữa ủng hộ lời kêu gọi. Nhưng vợ chồng anh mới góp một triệu đồng, bây giờ làm sao nói với chị? Vả lại dù rất muốn, nhưng giữa ý muốn và thực hành không phải không có sự đắn đo. Là người lao động, anh biết giá trị mồ hôi đổ ra để có được đồng tiền là thế nào.

Truyện ngắn: Những người lính ngoài biển khơi

Bão tràn vào thành phố. Trời tối đen như mực. Một số khu vực đã mất điện từ mấy ngày qua. Mưa như trút nước. Tiếng người phát thanh viên trên truyền hình thảng thốt “…lũ tràn chưa rút hết thì cơn siêu bão số 7 tiếp tục tràn vào Biển Đông, uy hiếp các tỉnh miền Trung. Chính phủ đang huy động mọi lực lượng để cứu dân, tránh tình trạng cô lập từ các huyện như hiện nay…”.

Truyện ngắn: Lầm lỡ

“Công ty phá sản, tôi chạy khắp nơi mà không kiếm được việc làm khác. Cuối cùng, với vốn tiếng Anh kha khá, tôi trở thành nhân viên buồng phòng trong một khách sạn nằm sát bên bờ biển. Tại đây, tôi quen Kha khi anh từ Mỹ đến đây triển khai một dự án về môi trường. Hôm đó, khi trở về phòng lấy bản đề án để quên trên bàn, Kha thấy tôi đang chăm chú đọc những trang bản thảo một cách say mê.

Truyện ngắn: Lỡ hẹn một chuyến bay

Từ khi thành phố bắt đầu thực hiện quy định giao thông một chiều ở một số con đường, hàng ngày lộ trình đi về của anh có thay đổi. Vòng đi vẫn qua đường Ngô Gia Tự, nhưng vòng về buộc anh phải đi đường Nguyễn Trãi. Lâu nay anh hầu như tránh con đường này. Bởi lẽ, đó là con đường ngang qua nhà nàng. Lòng anh không bình lặng mỗi khi nhìn thấy cánh cổng có giàn hoa giấy tím. Đã nhiều năm rồi từ lúc không còn bóng nàng bên khung cửa nhỏ đó.

Truyện ngắn: Lòng vị tha

Nhà Sơn và Thơm cạnh nhau, trong xóm bãi rác. Gọi là nhà nhưng thực ra đó chỉ là những túp lều lợp tôn rỉ, tường là những mảnh bìa carton, thùng thiếc, thùng sơn… chắp. Cả 2 đều không có cha, đều lớn lên từ những thứ lượm lặt trong bãi rác. Cũng như mọi người dân nơi này, hai đứa biết theo mẹ bới rác từ khi chập chững biết đi.

Truyện ngắn: Bài học và tình bạn

Vừa hết giờ làm, Hùng vội phóng xe khỏi cơ quan. Chạy rì rì giữa dòng xe cộ đông đúc, lòng Hùng bồn chồn, chỉ muốn tăng ga vọt lên để mau về nhà. May mà cu Tuấn đã được cô giáo ở cùng tổ hứa chở giúp về chứ không lại chờ bố, rồi khóc. Còn vợ anh, mới mổ ruột thừa xuất viện ngày hôm kia, không biết ở nhà có chịu nằm yên hay lại tham công tiếc việc...

Truyện ngắn: Mình đã thuộc về nhau

Trong buổi lễ trao giải cuộc thi viết về môi trường hôm đó, em tưởng tác giả đạt giải nhất là người trong ngành, nhưng hóa ra không phải. Anh tự giới thiệu cái nghề khảo sát của mình là “nghề đi lang thang”. Trước đây, nhiều lần đọc những bài báo rất hay ký tên anh, em tưởng tác giả là một cô gái bởi lối viết sâu sắc mà đằm thắm đến thế. Hóa ra không phải, mà là anh - chàng trai ngăm ngăm cao lớn, chắc đậm, mái tóc đen lòa xòa trước trán, nụ cười luôn nở trên môi.

Truyện ngắn: Xóm núi múa lân

Xóm nghèo, lọt thỏm giữa ba bề núi, lơ thơ dăm chục nóc nhà. Một con đường duy nhất nối ra ngoài. Khỏi bìa xóm là rừng, còn nguyên cỏ cây hoang dại. Dân trong xóm đa phần sống bám rừng rú. Trẻ trong xóm cũng hoang dại, hồn nhiên như cây cỏ, học một buổi, buổi còn lại lên rẫy cùng ba mẹ hoặc tha thẩn chơi nhông. Ký ức Trung thu của lũ nhỏ chỉ có bịch bánh kẹo rẻ tiền Hội Phụ nữ xã mang về thôn phát cho từng đứa mỗi dịp rằm tháng Tám hàng năm.
Top