banner 728x90

Trống, chiêng trong đời sống văn hóa của đồng bào các dân tộc

30/10/2024 Lượt xem: 2361

Trống, chiêng là bộ nhạc cụ có vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống thường ngày và văn hóa tín ngưỡng truyền đời của đa phần đồng bào các dân tộc ở Sơn La. Nhạc cụ này gắn liền với mọi nghi lễ truyền thống, được coi là linh hồn trong văn hóa tinh thần.

Hầu hết đồng bào các dân tộc của Sơn La đều sử dụng trống hoặc cả trống và chiêng trong các nghi lễ truyền thống. Tùy theo từng nghi lễ mà tiếng trống, chiêng mang những ý nghĩa khác nhau. Với đồng bào Thái, trống và chiêng không thể thiếu trong các cuộc vui, lễ hội của bản làng. Hình ảnh bộ trống, chiêng được đặt tại sân nhà văn hóa với hai người chủ trì đánh trống, chiêng, động tác nhịp nhàng đã trở nên quen thuộc trong mỗi dịp lễ hội, tề tựu đông đủ bà con lối xóm chung vui trong dịp đặc biệt. Tiếng trống, chiêng làm nền cho điệu xòe đêm hội, gắn kết mọi người không phân biệt gái trai, già trẻ hay dân tộc.

Bộ nhạc cụ trống và chiêng của đồng bào dân tộc Thái

Với đồng bào Thái, trống và chiêng được sử dụng để tạo âm thanh, giữ nhịp điệu cho điệu múa xòe ngày hội hoặc cũng được dùng trong tang ma. Tùy theo nghi lễ sử dụng mà nhịp điệu trống, chiêng có sự khác nhau, chỉ cần nghe nhịp trống là biết có chuyện vui hay buồn. Kỹ thuật chế tác trống, đúc chiêng rất khó, đòi hỏi sự tỉ mỉ, khéo léo của đôi bàn tay, biết tính toán về kích thước và có khả năng thẩm âm tốt. Riêng với trống, tùy theo mục đích sử dụng trong gia đình, dòng họ hay làng bản cần kích thước lớn nhỏ khác nhau, căng bằng da bò là chủ yếu. Để có một chiếc trống âm thanh chuẩn, vang vọng núi rừng thì đường kính mặt trống phải đạt kích thước khoảng 6 nắm tay, tương đương từ 50-60 cm, chiều cao của trống bằng 10-12 nắm tay, tương đương 0,8-1 mét.

Còn với đồng bào dân tộc Dao, tiếng trống, tiếng chiêng gắn liền với những nghi lễ vòng đời từ lúc một người sinh ra, lớn lên, công nhận trưởng thành cho đến khi khuất núi. Trống của dân tộc Dao có chung một thiết kế và kích thước giống nhau, mặt trống có đường kính khoảng 40cm, cao 30-35cm, tang trống bằng nhiều miếng gỗ ghép lại với nhau, mặt trống phải căng bằng da trâu đã qua xử lý. Tiếng trống nghe giòn, vang và độ vọng không xa. Còn chiêng thường nhỏ, không có núm, đường kính chỉ khoảng 20cm, tiếng chiêng nghe trong trẻo, dễ bắt nhịp và hòa cùng vào tiếng trống.

Bộ nhạc cụ trống và chiêng của đồng bào dân tộc Thái

Còn với dân tộc La Ha, Khơ Mú, Mường... trống và chiêng cũng là nhạc cụ không thể thiếu trong đời sống tinh thần của đồng bào, xuất hiện trong ngày hội vui và các nghi lễ mang đậm phong tục tập quán truyền đời. Đặc biệt là những ngày hội lớn, tiếng trống “tùng, tùng…” vang vọng theo nhịp dẫn dắt bước chân người bước vào vòng xòe. Người người nắm tay hòa mình vào vòng xòe, nghe nhịp trống để bước chân một cách tự nhiên để cả vòng xòe cứ thế nới rộng và nhịp nhàng, uyển chuyển theo tiếng trống chiêng 2/4, 4/4 đều tăm tắp, nối dài không dứt suốt những đêm hội.

Đồng bào các dân tộc ở Sơn La có nhiều loại nhạc cụ, mỗi nhạc cụ mang những ý nghĩa riêng, giúp truyền tải những tâm tư, tình cảm, khát vọng và lời muốn nói từ trong tâm khảm. Nhưng trống và chiêng vẫn luôn là bộ nhạc cụ giữ hồn cho âm nhạc dân gian, giữ nhịp cho những điệu dân vũ truyền thống và chứa đựng trong đó cả câu chuyện về văn hóa ngàn đời của đồng bào trong kỹ thuật chế tác, quy tắc sử dụng và cách gìn giữ đầy trách nhiệm của các thế hệ nối tiếp nhau, để tiếng trống, tiếng chiêng vang vọng mãi trong văn hóa tinh thần của đồng bào các dân tộc Sơn La.

Theo Báo Sơn La

 

 

 

Tags:

Bài viết khác

Phong tục kết bạn “tồng” của người Tày

Phong tục kết bạn “tồng” của người Tày ở Cao Bằng là một phong tục có từ lâu đời, gắn kết những người có sự đồng điệu về tâm hồn, tính cách, muốn chia sẻ buồn vui với nhau trong cuộc sống.

Cúng việc lề – Nét văn hóa đặc trưng của người Việt vùng Tây Nam Bộ

Cúng Việc lề là nghi thức cúng truyền thống theo việc đã thành lề thói, thành lệ, được hình thành trong quá trình khai phá, khẩn hoang vùng đất Nam bộ của người Việt. Tín ngưỡng này không có ở miền Bắc và không rõ ràng ở miền Trung.

Những tục lệ trong ma chay của người Việt

Ma chay là phong tục không thể thiếu được ở tất cả các nền văn hóa, quốc gia trên thế giới. Tuy là chung cùng một mục đích là để tưởng nhớ người đã khuất song mỗi nơi lại có cách thể hiện khác nhau. Theo văn hóa ma chay người Việt, khi một người mất tuỳ quan hệ huyết thống và tình nghĩa thân sơ, mà phân ra các mức thọ tang khác nhau để khắc ghi sự thương tiếc.

Lễ hội Cha Kchiah của người Giẻ Triêng

Đồng bào Giẻ Triêng ở huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum có một lễ hội truyền thống rất độc đáo là lễ hội Cha Kchiah (hay còn gọi là lễ hội ăn than). Tiếng dân tộc Giẻ Triêng, từ Cha là ăn, còn Kchiah là than, vừa là tên gọi của một loài cây mà người Giẻ Triêng dùng để đốt lấy than, phục vụ cho lò rèn truyền thống.

Cưới hỏi – Lễ tục xưa và nay

Hôn nhân là nguồn gốc của sinh tồn, là cội rễ của hạnh phúc. Do vậy, từ xưa đến nay, ở bất cứ xã hội nào, tầng lớp, giai cấp nào, cưới hỏi cũng luôn được coi trọng, nhất là ở các lễ nghi, lễ tục.

Lễ bốc Mó của dân tộc Thổ

Từ xa xưa, trong tâm thức và tín ngưỡng của dân tộc Thổ (Nghệ An), Lễ bốc Mó hay còn gọi là Lễ cúng đền Mó, khai Mó nước đầu năm là lễ tục đặc biệt quan trọng được tổ chức hàng năm. Nghi lễ này mang ý nghĩa khai thông mó nước, cầu cho mưa thuận gió hòa, nguồn nước dồi dào để phục vụ cuộc sống sinh hoạt và việc tưới tiêu của nông dân.

Chiếc địu văn hóa đẹp của đồng bào vùng cao

Chiếc địu đã trở thành phong tục, thành nét văn hóa đẹp của đa số đồng bào các dân tộc vùng cao ở Việt Nam. Phong tục này đặc biệt thể hiện rõ nét ở đồng bào Tày, Thái…

Nét văn hóa trong nông cụ truyền thống của người Tày, Nùng

Trước đây, khi khoa học kỹ thuật chưa phát triển, mọi dụng cụ lao động truyền thống phục vụ sản xuất, sinh hoạt được người Tày, Nùng khéo léo làm ra từ những nguyên liệu mộc mạc, có sẵn. Đến nay, nhiều vật dụng vẫn tồn tại và được lưu giữ, tạo nên nét đặc sắc văn hóa của địa phương.
Top