banner 728x90

Tháp Cổ Bình Thạnh Tây Ninh – kiệt tác kiến trúc của nền văn hóa Óc Eo

28/04/2024 Lượt xem: 2566

Văn hoá Óc Eo là nền văn hoá cổ gắn liền với vùng đất Nam Bộ và khu vực châu thổ hạ lưu sông Mê Kông. Tháp Cổ Bình Thạnh là một trong những kiệt tác kiến trúc hiếm hoi còn sót lại của nền văn hoá này. Trải qua hàng thế kỷ, toà tháp cổ vẫn bảo tồn được gần như nguyên vẹn kiến trúc độc đáo, mà còn có giá trị lịch sử văn hóa sâu sắc.

Tháp Cổ Bình Thạnh được xây dựng từ thế kỷ 8 – 9, tính đến nay đã có niên đại hơn 1.000 năm. Đây là một trong 3 công trình kiến trúc tiêu biểu của nền văn hoá Óc Eo còn sót lại ở vùng Nam Bộ. Toà tháp nằm ở phía hữu ngạn sông Vàm Cỏ Đông, cách trung tâm thành phố Tây Ninh khoảng 50 km về hướng Đông Nam.

Tháp cổ Bình Thạnh (Nguồn: sưu tầm)

Tổng thể khu vực Tháp Cổ Bình Thạnh có 3 toà, nhưng duy nhất chỉ có ngôi tháp chính là còn nguyên vẹn kiến trúc nhờ được trùng tu vào năm 1998. Hai toà tháp còn lại đã bị phá huỷ, chỉ còn lại phần phế tích trên nền móng hình vuông. Đầu thế kỷ 20, Tháp Bình Thạnh và Tháp Chóp Mạt Tây Ninh được phát hiện qua tài liệu báo cáo khảo cổ học tại thư viện nghiên cứu khảo cổ Đông Dương và được công nhận là Di tích lịch sử Quốc gia vào năm 1993.

Tháp Cổ Bình Thạnh thuộc xã Bình Hòa, huyện Trảng Bàng.  Từ trung tâm thành phố Tây Ninh, đi dọc theo quốc lộ 22B hướng về trung tâm huyện Gò Dầu, tới ngã 3 ấp Voi (huyện Bến Cầu) thì rẻ phải để vào Tỉnh lộ 786. Từ đây, đi khoảng 20 km sẽ nhìn thấy một ngã rẽ dẫn vào Tháp Cổ. Tuy nhiên ở đây không có bảng chỉ dẫn, vì vậy du khách cần quan sát kỹ trên đường đi nếu thấy bảng “Di tích lịch sử văn hóa” thì tức là du khách đã đến gần khu tháp cổ.

Bia di tích lịch sử văn hóa Tháp Bình Thạnh (Nguồn: sưu tầm)

Tháp cổ Bình Thạnh là một minh chứng chứng kiến bao thăng trầm của lịch sử Việt Nam trong hơn một ngàn năm qua. Đây là ngôi tháp duy nhất có tường đá gần như còn được nguyên vẹn kể từ lần đầu tiên phát hiện vào năm 1886, cũng là di sản kiến trúc hiếm hoi thuộc nền văn hóa Óc Eo vẫn giữ được lối thiết kế xây dựng ban đầu.

Toà tháp cổ có kiến trúc độc đáo, mang đậm giá trị nghệ thuật  (Nguồn: sưu tầm)

Bên cạnh đó, tháp cổ Bình Thạnh còn chứa đựng được nhiều trị giá văn hóa truyền thống, tôn giáo, tín ngưỡng của người Phù Nam xưa. Các hoa văn và phù điêu được chạm nổi trên tháp, hầu hết là hình ảnh hoa lá cách điệu, thần linh, sinh thực khí… là những hình tượng phổ biến trong Ấn Độ giáo, đã được người dân Phù Nam thờ cúng cách đây qua nhiều thế kỷ. 

Kiến trúc, kỹ thuật xây dựng và điêu khắc được thể hiện trên Tháp cổ phần nào phản ánh sự phát triển đến tầm đỉnh cao của văn hóa Óc Eo thời bấy giờ. Đó là những tư liệu quý giá giúp các nhà nghiên cứu tìm hiểu và phát hiện thêm nhiều giá trị văn hóa, lịch sử đặc sắc tại khu di tích cổ này.

Hoa văn trang trí được chạm khắc tinh xảo và khéo léo (Nguồn: sưu tầm)

Quan trọng hơn, việc phát hiện ra toà tháp cổ còn là bằng chứng khẳng định Tây Ninh từng là đầu mối giao thương, giao lưu văn hoá quan trọng. Lịch sử của vùng đất này đã có trước khi người Việt đặt chân đến vào thế kỷ XVII.

Tháp Cổ Bình Thạnh tọa lạc trên gò đất cao giữa một cánh đồng lúa rộng lớn ở xã Bình Thạnh, huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh. Tương tự như những ngôi đền tháp Chăm ở miền Trung Việt Nam, toà tháp cổ này được xây dựng bằng cách xếp chồng các phiến đá và gạch nung, ở giữa không hề có một chất kết dính nào.

Kiến trúc tháp được thiết kế theo hình vuông và nhỏ dần lên phần đỉnh  (Nguồn: sưu tầm)

Phần nền của tháp là một mảnh đất hình vuông, mỗi cạnh dài 5m, có tổng chiều cao là 10m. Bốn mặt tháp được dựng theo hướng Đông – Tây – Nam – Bắc, cửa chính duy nhất quay về hướng Đông. Cửa chính có thiết kế nhô hẳn ra bên ngoài, cao 2m và rộng 1m. Bên dưới cửa chính là thềm tam cấp bằng đá, bên trên có một phiến đá lớn với nhiều hoa văn tinh xảo chạm nổi.

Hoa văn điêu khắc tinh xảo được bảo tồn nguyên vẹn đến ngày nay  (Nguồn: sưu tầm)

Ba mặt tường phía Tây, Nam và Bắc đều được thiết kế thêm một cánh cửa giả, trang trí bằng những bức phù điêu họa tiết cầu kỳ. Không gian bên trong toà tháp không quá lớn, dùng làm nơi thờ phụng Linga và Yoni – biểu tượng của thần Shiva trong Ấn Độ Giáo.

Tháp Cổ Bình Thạnh mang trong mình vẻ đẹp hoang sơ và bí ẩn, khiến du khách cảm thấy như đang lạc vào một thế giới khác. Không chỉ là một công trình kiến trúc độc đáo, tháp còn được bao phủ bởi những cây cối và rừng xanh mát, tạo nên một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp.

Đây cũng là nơi thờ cúng và tâm linh quan trọng của người dân địa phương. Nhiều người đến đây để cầu may mắn, sức khỏe và bình an cho gia đình. Đặc biệt, vào những ngày lễ tết hay các ngày đặc biệt, tháp cổ luôn được đón tiếp rất nhiều du khách và người dân đến cúng dường và dâng hương. Bên cạnh đó, du khách đến đây còn có dịp tìm hiểu về những câu chuyện lịch sử và văn hoá Óc Eo xưa.

Ban Nghiên cứu Văn hóa

Tags:

Bài viết khác

Làng gốm Bàu Trúc (Ninh Thuận) – nơi lưu giữ văn hóa truyền thống của dân tộc Chăm

Làng gốm Bàu Trúc là một trong những làng gốm cổ nhất Đông Nam Á còn tồn tại cho đến ngày nay, nổi tiếng với những sản phẩm gốm thủ công và kỹ thuật nung gốm độc đáo, mang đậm nét văn hóa Chăm.

Cặp tượng voi đá lớn nhất trong nghệ thuật điêu khắc Champa

Hai tượng voi đá được Thủ tướng công nhận bảo vật quốc gia đầu năm 2023, được giới thiệu cùng 12 bảo vật khác của tỉnh Bình Định hôm 21/11 . Hiện vật gồm một đực, một cái, nằm trong không gian lịch sử, văn hóa Champa, di tích thành Đồ Bàn (còn được gọi là Chà Bàn hoặc Vijaya) - kinh đô vương quốc Champa xưa. Cặp tượng có dáng vẻ sống động, được đặt phía trước "tử cấm thành", ở hai bên đường vào cổng lăng Võ Tánh.

Chùa Núi Nổi giữa đồng bằng

Nằm giữa đồng bằng, Phù Sơn tự (chùa Núi Nổi) tọa lạc tại ấp Giồng Trà Dên (xã Tân Thạnh, TX. Tân Châu), là một trong những điểm đến tâm linh nổi bật của vùng Tây Nam Bộ. Với kiến trúc độc đáo, ngôi chùa thu hút nhiều du khách từ khắp nơi đến chiêm bái.

Khám phá các di sản văn hoá độc đáo tại núi Bà Đen, Tây Ninh

Tại núi Bà Đen, các di sản văn hoá lâu đời mỗi ngày đều được gìn giữ và phát huy, đưa Tây Ninh thành điểm đến văn hoá hấp dẫn tại Nam bộ.

Chiêm ngưỡng Bảo vật Quốc gia tại Quần thể Di tích được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới

Quần thể Di tích Cố đô Huế là nơi lưu giữ những Bảo vật Quốc gia quý giá của triều Nguyễn.

Nghi lễ Lang Ndaw của người Chăm

Nghi lễ Lang Ndaw tạm dịch là Lễ tế trâu tôn chức ông Kadhar. Trong các chức sắc người Chăm thực hành nghi lễ trên đền tháp và các nghi lễ của dòng tộc, ông Kadhar đóng vai trò rất quan trọng trong việc hướng dẫn thực hành nghi lễ và hát thánh ca. Từ khi nhập môn, ông Kadhar trải qua các giai đoạn tấn phong rồi mới được phép làm chủ lễ và được mặc tấm chăn có đính hoa văn thổ cẩm. Diễn trình nghi lễ Lang Ndaw có các nghi lễ hiến tế con vật, cúng cơm, hát lễ và múa mừng.

Lễ hội Lam Kinh năm 2024: Di sản văn hóa phi vật thể vô giá

Trong kho tàng di sản văn hóa xứ Thanh, Lễ hội Lam Kinh được ví như một viên ngọc quý với nhiều giá trị vô giá, đặc trưng. Lễ hội không chỉ lưu giữ nhiều giá trị độc đáo, mà còn là dịp để người dân đất Việt ôn lại và tự hào về truyền thống đấu tranh dựng nước, giữ nước của các bậc tiền nhân.

Lễ hội Katê lung linh sắc màu văn hóa Chăm

Trong tín ngưỡng dân gian của đồng bào dân tộc Chăm có nhiều lễ hội, với những nghi thức tín ngưỡng độc đáo, như: Lễ Cầu đảo với nghi lễ truyền thống mở cửa biển, gợi những ký ức về biển của người Chăm; hay Lễ hội Ka tê đã được Nhà nước công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia… Không gian lễ hội của cộng đồng người Chăm luôn ngập tràn sắc màu văn hóa, từ trang phục, nhạc cụ, điệu múa truyền thống… đến tín ngưỡng dân gian.
Top