banner 728x90

Sự khác nhau giữa Nghè - Miếu - Am

07/02/2025 Lượt xem: 2398

Nghè Xuân Phả (Thanh Hoá)

Nghè là một công trình kiến trúc nhỏ, một hình thức của đền, miếu, thờ thần thánh, có mối quan hệ mật thiết với một di tích trung tâm cụ thể nào đó. Nghè có khi thờ Thành hoàng làng ở một xóm làng nhỏ, được tách ra từ làng gốc, cũng có thể là ngôi đền nhỏ của một thôn trong xã, đáp ứng nhu cầu thờ cúng thường nhật của dân sở tại, khi ngôi đền chính khó đáp ứng được.

Ở Việt Nam, ngôi nghè cổ nhất được tìm thấy từ thế kỷ 17.

Miếu Bà Thiên Hậu, quận 5, tp.Hồ Chí Minh

Miếu là một dạng di tích văn hóa trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam, được xây dựng để thờ cúng một vị thần thánh nhất định. Miếu có quy mô nhỏ hơn đền, thường được tọa lạc ở nơi xa làng, yên tĩnh, thiêng liêng và chỉ là nơi yên nghỉ của các vị thánh thần. Khi miếu phối thờ Phật cùng thì được gọi là Am.

Am thờ được coi như là một kiến trúc nhỏ trong thờ Phật. Nguồn gốc của Am là từ Trung Quốc. Nó được mô tả như là môt ngôi nhà nhỏ, lợp lá, dùng làm nơi ở của con cái khi để tang cha mẹ. Nhưng về sau, khi đổi kết cấu với mái tròn, được lợp lá, là nơi ở và nơi đọc sách của các văn nhân. Còn từ thời Đường, am là nơi tu hành và thờ Phật của các ni cô đặt trong vườn tư gia.

Am thờ Phật

Còn đối với người Việt Nam, Am là nơi thờ Phật (Hương Hải Am tức chùa Thầy, Thọ Am tức chùa Đậu, Hà Nội). Cũng có khi Am là ngôi Miếu nhỏ thờ thần linh của xóm làng. Vào những năm của thế kỷ 15 thời Lê Sơ, đây là nơi ở tĩnh mịch để đọc sách, làm thơ của các tao nhân, mặc khách. Miếu thờ các thần linh của các làng hoặc các miếu cô hồn ở bãi tha ma cũng goi là Am.

Am thờ Phật thì trong quan niệm tâm linh, có ý nghĩa vô cùng đặc biệt. Bởi nó được xem như sự kết nối giữa hai thế giới, giữa hai linh hồn, giữa người âm và người dương, giữa bầu trời và mặt đất. Hơn thế nữa, bàn thờ này là biểu tượng cầu mong cho mưa gió được thuận hòa. Cũng như cầu sự may mắn, bình an với mọi người.

Ban Nghiên cứu VHTN phía Nam

 

Tags:

Bài viết khác

Gò tháp An Lợi: Dấu ấn kiến trúc cổ

Ẩn mình trong khung cảnh yên bình của ấp An Lợi (xã Châu Lăng, huyện Tri Tôn), Gò tháp An Lợi là một trong những di tích đặc biệt mang đậm dấu ấn văn hóa Óc Eo, từng rực rỡ trong lịch sử Đông Nam Á.

Chùa Thắng Nghiêm – Dấu ấn Phật giáo Mật Tông Tây Tạng

Tọa lạc tại thôn Khúc Thủy, xã Cự Khê, huyện Thanh Oai, Hà Nội, chùa Thắng Nghiêm là một công trình đặc sắc gắn liền với dòng Phật giáo Mật tông. Với lịch sử hơn một nghìn năm, chùa không chỉ là nơi hành hương của Phật tử mà còn là điểm giao thoa giữa truyền thống và hiện đại, giữa kiến trúc cổ Việt Nam và sự ảnh hưởng mạnh mẽ của văn hóa Phật giáo Tây Tạng.

Trầm tích văn hóa ở làng cổ Hùng Lô (Phú Thọ)

Hùng Lô là một làng cổ, một vùng đất thiêng gắn với nhiều huyền tích thời Hùng Vương trên vùng Đất Tổ Phú Thọ. Nơi đây, có không gian làng cổ quần tụ bên dòng Lô Giang hiền hòa, lưu giữ kho trầm tích văn hóa, di sản đặc biệt có giá trị với những phong tục gắn với tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương, hát Xoan và mái đình Hùng Lô cổ kính từ lâu đã đi vào tâm thức của cư dân đất Việt…

Kiến Trúc độc đáo Cung An Định xứ Huế

Nằm giữa lòng thành phố Huế, Cung An Định là một trong những công trình kiến trúc độc đáo mang phong cách châu Âu kết hợp các họa tiết trang trí truyền thống cung đình. Đánh dấu thời kỳ mỹ thuật Việt Nam bắt đầu chịu ảnh hưởng của phong cách phương tây. Là một trong những công trình tiêu biểu của phong cách kiến trúc tân cổ điển ở Việt Nam.

Chiêm ngưỡng bảo vật Di tích quốc gia đặc biệt thờ Đức Vương Ngô Quyền

Từ Lương Xâm là một trong ba “linh từ” nổi tiếng thờ Đức Vương Ngô Quyền ở Hải Phòng với nhiều bảo vật, vừa được công nhận là Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt.

Ý nghĩa các tên gọi của ngôi chùa dưới góc độ ngôn ngữ văn hóa

Ngôi chùa từ lâu đã hiện hữu và gắn bó thiết thân trong mỗi chúng ta. Khắp nơi nơi trên cả nước, đâu đâu cũng có chùa, lớn có, nhỏ có, kim có, cổ có, tất cả đã trở thành một phần không thể tách rời trong cộng đồng làng xã Việt Nam.

Tây An Cổ Tự (An Giang): Chùa có kiến trúc kết hợp giữa Ấn Độ và Việt Nam

Chùa Tây An hay Tây An Cổ Tự ẩn mình dưới chân núi Sam, mang kiến trúc giao thoa giữa hai nền văn hóa Việt cổ và Ấn Độ. Cùng với khung cảnh thiên nhiên hữu tình đã tạo nên vẻ đẹp uy nghi, tráng lệ cho ngôi chùa. Ngoài ra, chùa Tây An còn là nơi lưu giữ nhiều giá trị văn hóa – tín ngưỡng tốt đẹp, gắn liền với việc khai hoang, lập ấp của người dân An Giang xưa.

Chùa Thiên Hưng Bình Định: "Cổ trấn Phật giáo" giữa lòng xứ Nẫu

Giữa lòng xứ Nẫu, Chùa Thiên Hưng nổi bật bởi vẻ đẹp "cổ trấn Phật giáo" với kiến trúc độc đáo, kết hợp hài hòa giữa nét cổ kính và hiện đại.
Top