banner 728x90

Sinh hoạt hội ở đình làng

23/06/2024 Lượt xem: 2457

Ở đình làng trong ngày hội không chỉ có tế lễ, rước và tục hèm, mà còn có nhiều sinh hoạt văn hóa, các trò diễn mang tính nghi lễ và phong tục.

Trước hết phải kể tới các trò hát, múa, sân khấu dân gian. Hát cửa đình (hát đình môn) là lối hát ào đào, khi dân làng có tế lễ thì đến góp vui. Các điệu múa bài bông là điệu múa dâng cúng thần linh, thường biểu diễn vào dịp hội lớn của làng. Rồi các điệu nhạc và múa tứ linh xung quanh đám tế thần trước cửa đình…

 Hò cửa đình

Ngoài ra, còn có rất nhiều trò diễn khác như đánh phết ở hội làng Hiền Quan, rước vua sống ở hội Trường Yên, rước voi ở đền Hai Bà Trưng, chọi trâu ở hội Đồ Sơn, đua thuyền ở hội Đăm, thổi cơm ở hội làng Lương Quy…

Các trò chơi dân gian vừa mang tính đua tài vừa mang tính giải trí, góp vui, thả diều, đốt pháo, thả chim, chọi gà, đua thuyền, vật võ, kéo co, chơi đu… tạo nên không khí náo nhiệt, tưng bừng của hội làng.

Kết luận về Thành hoàng là một hiện tượng văn hóa dân gian tổng thể:

Trong tín ngưỡng dân dã của người Việt, thờ phụng Thành hoàng giữ vai trò then chốt trong đời sống tâm linh của cộng đồng. Thành hoàng là vị thần bảo trợ, phù hộ cho cả cộng đồng, một loại hình tín ngưỡng của công xã nông thôn của xã hội thời nguyên thủy chuyển biến sang xã hội có giai cấp. Tuy Nhiên, từ lớp tín ngưỡng cổ xưa ấy, thờ cúng Thành hoàng của người Việt đã bị “phong kiến hóa”, tiếp thu những ảnh hưởng của Nho giáo và các tôn giáo khác. Hình thức gia đình tiểu nông và làng xã cổ truyền là mảnh đất nuôi dưỡng tốt cho hình thức tín ngưỡng này tồn tại lâu dài và dai dẳng. Thậm chí, sau Thành hoàng bị hạn chế, phá bỏ thì nay tế bào gia đình và dòng họ được phục hồi, thì tín ngưỡng Thành hoàng lại có cơ hội trỗi dậy và tiếp tục tồn tại, tuy mang một số hình thức biến dạng.

Điều đặc biệt chú ý là từ cái nền tín ngưỡng Thành hoàng sản sinh và tích hợp nhiều sinh hoạt văn hóa cộng đồng, tạo nên bộ mặt văn hóa tiêu biểu và độc đáo của làng xã Việt Nam cổ truyền. Đó là ngôi đình làng – trung tâm sinh hoạt cộng đồng làng xã, là các lễ nghi, phong tục, nhất là hèm, các sinh hoạt văn hóa mang tính đua tài và vui chơi giải trí. Hội đình đã thực sự là trung tâm quy tụ, sản sinh, tấm gương phản chiếu văn hóa cổ truyền của người dân Việt Nam.

Và tới lượt nó, thờ cúng Thành hoàng, hội làng trở thành biểu tượng của cấu kết cộng đồng: từ công mệnh (gắn bó vận mệnh) tới cộng cảm (đồng cảm về sinh hoạt văn hóa).

Ban Nghiên cứu Văn hóa

 

Tags:

Bài viết khác

Phong tục cúng giỗ đầu trong văn hóa của người Việt

Giỗ đầu còn gọi là Lễ tiểu tường, là ngày giỗ đầu tiên, tổ chức sau ngày người mất đúng một năm. Đây cũng chính là một nét văn hóa đặc trưng của người Việt từ xa xưa cho đến hiện nay.

Sự khác biệt trong phong tục thờ cúng giữa người Hoa với người Việt

Dù chịu ảnh hưởng bởi lối sống của người Việt nhưng người Hoa vẫn giữ được những phong tục riêng, đặc biệt là phong tục thờ cúng. Chính việc giữ gìn phong tục này đã tạo nên sự khác biệt độc đáo giữa người Việt và người Hoa, góp phần làm đa dạng bản sắc văn hóa của các dân tộc.

Hình tượng chim hạc trong đời sống tâm linh người Việt

Chim Hạc với hình ảnh nhẹ nhàng, tinh tế uyển chuyển là biểu trưng cho điềm lành, thanh cao thoát tục, trường thọ và hạnh phúc. Người dân dùng hình tượng Hạc để biểu thị mong ước ấm êm, gia đình vui vẻ.

Vai trò của bản hội trong tín ngưỡng thờ Mẫu

Bản hội chính là một loại hình cộng đồng tôn giáo, tín ngưỡng. Cộng đồng này được cố kết với nhau bởi có cùng niềm tin vào sự độ trì của các vị thần trong tín ngưỡng thờ Mẫu và có chung một đồng thầy với những năng lực đặc biệt. Những phân tích lý thuyết về mối quan hệ giữa cộng đồng và di sản văn hóa đã chỉ ra vai trò chủ thể sáng tạo, thực hành, bảo vệ và trao truyền di sản của cộng đồng. Không có cộng đồng ắt sẽ không có di sản.

Tứ Phủ Thánh Cô trong tín ngưỡng thờ Mẫu

Tứ Phủ Thánh Cô gồm Thập Nhị Thánh Cô (Mười hai cô). Trong Đạo Mẫu, Tứ Phủ Thánh Cô đứng sau Ngũ Vị Tôn Ông, Tứ Phủ Chầu bà, Tứ Phủ Quan Hoàng, đứng trên Tứ Phủ Thánh Cậu.

Tục thờ cúng bà Mụ trong tín ngưỡng người Việt

Lễ cúng Mụ thịnh hành trong một số dân tộc châu Á trong đó có dân tộc Việt, và thường được tổ chức vào những thời điểm khi đứa trẻ mới sinh được 3 ngày (ngày đầy cữ), 1 tháng (ngày đầy tháng) và 1 năm (ngày thôi nôi).

Hành lễ trong tín ngưỡng thờ Mẫu

Cũng như các tôn giáo, tín ngưỡng khác, tín ngưỡng thờ Mẫu cũng có những nguyên tắc nhất định trong việc hành lễ. Hành lễ trong tín ngưỡng thờ Mẫu là hệ thống những hành vi, động tác nhằm biểu hiện sự tôn kính của con người với thần linh, phản ánh những ước mơ chính đáng của con người trước cuộc sống mà bản thân họ chưa có khả năng thực hiện.

Tứ Phủ Thánh Cậu trong tín ngưỡng thờ Mẫu

Tứ Phủ Thánh Cậu gồm có 12 Thánh Cậu, là các hình tượng nam thiếu niên, nhanh nhẹn, xông xáo, mạnh mẽ, hiếu động và thường là hầu cận của một vị thánh quan trong Tứ Phủ Quan Hoàng.
Top