banner 728x90

Những tục lệ trong ma chay của người Việt

06/10/2024 Lượt xem: 2458

Ma chay là phong tục không thể thiếu được ở tất cả các nền văn hóa, quốc gia trên thế giới. Tuy là chung cùng một mục đích là để tưởng nhớ người đã khuất song mỗi nơi lại có cách thể hiện khác nhau. Theo văn hóa ma chay người Việt, khi một người mất tuỳ quan hệ huyết thống và tình nghĩa thân sơ, mà phân ra các mức thọ tang khác nhau để khắc ghi sự thương tiếc.

Trong thời phong kiến luật lệ là cán cân đo chuẩn mực đạo đức của con người, gia đình, dòng tộc, làng xóm. Nên người Việt rất chấp hành những gia lễ của văn hóa ma chay. Nhưng trong cuộc sống bận rộn ngày nay nhiều thứ gia phong quốc pháp đã bị tinh giản và xóa bỏ trong đó có gia lễ trong văn hóa ma chay. Xã hội càng phát triển con người càng xích lại gần nhau, cuộc sống càng văn minh những nếp văn hóa không phù hợp buộc phải thay đổi hoặc xóa bỏ. Vì thế, quy định thời gian thọ tang ở Việt Nam hiện nay đã thay đổi rất nhiều. Khi văn hóa cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy bị dẹp bỏ, đồng nghĩa với việc người phụ nữ phải được giảm bớt thời gian thọ tang để còn tự tìm hạnh phúc cho riêng mình. Từ đó, những người cháu gái chưa chồng thường được giảm bớt thời gian thọ tang đối với ông bà hoặc có khi được linh hoạt xả bỏ việc thọ tang, để không vướng bận trong việc hôn nhân. Những người phụ nữ mất chồng, cũng đã được giảm bớt mức thời gian 3 năm thọ tang nặng nề để không vướng bận trong công việc cũng như tái giá.

Những tục lệ trong ma chay  

Mở cửa mả

Trong ba ngày sau khi mới chôn, gia đình tang gia trở ra mộ làm lễ mở cửa mả để cúng thổ thần. Các thầy cúng dùng lươn, cá chép, một cây mía lao cùng nhiều loại giấy tiền vàng bạc để cúng và yểm bùa và cho rằng làm như thế thì trừ được hung thần không cho quậy phá hồn người chết sau để hồn về nơi thờ cúng trong nhà. Sau khi làm lễ mở cửa mả xong thì các con cái bắt đầu dọn mộ hay xây mộ cho thân nhân tang gia có thể xây mộ mà không cần xem ngày giờ tốt xấu.

Cúng thất tuần và chung thất

Theo phong tục khi người chết đã chôn cất xong gia đình phải làm lễ thất tuần tính ngày người chết mới tắt thở. Các con cái chịu tang phải về đầy đủ mặc lại tang phục và cúng cơm cho người chết, thầy cúng hoặc nhà sư đến tụng niệm, cơm cúng cho người chết đều là những món chay nhằm cho người chết được nhẹ nhàng hồn vía, sớm siêu thăng miền cực lạc và có người còn cho rằng cúng chay là để hồn người chết sớm quy y cửa Phật, nương nhờ cửa Phật mà không về với gia đình. Khi cúng đủ 6 tuần thì đến tuần thứ 7 gọi là lễ chung thất. Thường lễ chung thất và lễ tốt khốc 100 ngày hầu như tất cả các gia đình tổ chức rất lớn, có mời họ hàng, xóm giềng đến dự. Trước là cho một số con cái cháu chắt xả tang vì cho rằng trong 49 ngày qua hồn người chết đã yên ổn ở các nơi khi xả tang có thầy cúng hay nhà sư đến làm phép cho người đó. Sau đó thì  để tỏ lòng cảm tạ với khách mời gia đình sẽ mời họ một bữa cơm thịnh soạn.

Tốt khốc

Một trăm ngày là tuần tốt khốc nghĩa là đến ngày này mới thôi khóc. Gia đình cũng mời họ hàng làng xóm đến chứng kiến và cũng có thủ tục xả tang như lễ chung thất. Và phá bỏ bàn vong và di ảnh được đưa lên bàn thờ nhưng không được cắm chung một bát nhang cùng với tổ tiên.

Đại tường và đàm tế

Sau hai năm giỗ tất gọi là đại tường nếu tính theo năm âm lịch là để tang đã đủ ba năm. Tuy nhiên ngày đại tường này cũng chưa phải đã hết tang chế cho tang gia mà sau đó còn một lễ khác có tên gọi lễ đàm tế. Lễ này còn được gọi là lễ trừ phục sau 60 ngày. Trong ngày lễ tất cả những gì còn gợi lại tang ma đều được đốt bỏ mọi người được xả tang và thôi đau buồn nữa.

Với những hủ tục trong ma chay chúng ta thấy quá nhiều rườm rà và bi thiết. Ở các nước có nền văn minh tiên tiến họ không quàng xác tại nhà quá 48 giờ và không có cảnh đưa ma nào là hình tượng phước thần. Còn ở Việt Nam trong một gia đình nếu như mê tín thì người ta có tục đi tìm đất để chôn, đất phải kết phát tài lộc mới gọi là đắc địa rồi xem ngày chọn giờ mới động quan có khi quàng xác tại nhà đến năm bảy ngày như thế thì hàng xóm láng giềng phiền lòng mà người trong cuộc cũng mệt mỏi và tốn kém. Chúng ta thấy như vậy rất tốn kém vì thế cần bỏ bớt những lễ tục không đáng phải phô trương để cho người chết được yên ổn mà về với cát bụi.

Ban Nghiên cứu VHTN Việt Nam

 

 

Tags:

Bài viết khác

Phong tục kết bạn “tồng” của người Tày

Phong tục kết bạn “tồng” của người Tày ở Cao Bằng là một phong tục có từ lâu đời, gắn kết những người có sự đồng điệu về tâm hồn, tính cách, muốn chia sẻ buồn vui với nhau trong cuộc sống.

Trống, chiêng trong đời sống văn hóa của đồng bào các dân tộc

Trống, chiêng là bộ nhạc cụ có vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống thường ngày và văn hóa tín ngưỡng truyền đời của đa phần đồng bào các dân tộc ở Sơn La. Nhạc cụ này gắn liền với mọi nghi lễ truyền thống, được coi là linh hồn trong văn hóa tinh thần.

Cúng việc lề – Nét văn hóa đặc trưng của người Việt vùng Tây Nam Bộ

Cúng Việc lề là nghi thức cúng truyền thống theo việc đã thành lề thói, thành lệ, được hình thành trong quá trình khai phá, khẩn hoang vùng đất Nam bộ của người Việt. Tín ngưỡng này không có ở miền Bắc và không rõ ràng ở miền Trung.

Lễ hội Cha Kchiah của người Giẻ Triêng

Đồng bào Giẻ Triêng ở huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum có một lễ hội truyền thống rất độc đáo là lễ hội Cha Kchiah (hay còn gọi là lễ hội ăn than). Tiếng dân tộc Giẻ Triêng, từ Cha là ăn, còn Kchiah là than, vừa là tên gọi của một loài cây mà người Giẻ Triêng dùng để đốt lấy than, phục vụ cho lò rèn truyền thống.

Cưới hỏi – Lễ tục xưa và nay

Hôn nhân là nguồn gốc của sinh tồn, là cội rễ của hạnh phúc. Do vậy, từ xưa đến nay, ở bất cứ xã hội nào, tầng lớp, giai cấp nào, cưới hỏi cũng luôn được coi trọng, nhất là ở các lễ nghi, lễ tục.

Lễ bốc Mó của dân tộc Thổ

Từ xa xưa, trong tâm thức và tín ngưỡng của dân tộc Thổ (Nghệ An), Lễ bốc Mó hay còn gọi là Lễ cúng đền Mó, khai Mó nước đầu năm là lễ tục đặc biệt quan trọng được tổ chức hàng năm. Nghi lễ này mang ý nghĩa khai thông mó nước, cầu cho mưa thuận gió hòa, nguồn nước dồi dào để phục vụ cuộc sống sinh hoạt và việc tưới tiêu của nông dân.

Chiếc địu văn hóa đẹp của đồng bào vùng cao

Chiếc địu đã trở thành phong tục, thành nét văn hóa đẹp của đa số đồng bào các dân tộc vùng cao ở Việt Nam. Phong tục này đặc biệt thể hiện rõ nét ở đồng bào Tày, Thái…

Nét văn hóa trong nông cụ truyền thống của người Tày, Nùng

Trước đây, khi khoa học kỹ thuật chưa phát triển, mọi dụng cụ lao động truyền thống phục vụ sản xuất, sinh hoạt được người Tày, Nùng khéo léo làm ra từ những nguyên liệu mộc mạc, có sẵn. Đến nay, nhiều vật dụng vẫn tồn tại và được lưu giữ, tạo nên nét đặc sắc văn hóa của địa phương.
Top