banner 728x90

Những ngôi chùa đặc biệt ở Trường Sa

02/06/2025 Lượt xem: 2573

Trên các đảo Song Tử Tây, Nam Yết, Sơn Ca, Sinh Tồn, Sinh Tồn Đông, Đá Tây A, Phan Vinh, Trường Sa Đông, Trường Sa của quần đảo Trường Sa đều có màu ngói đỏ của ngôi chùa Việt thấp thoáng trong những tán cây xanh.

Dù quỹ đất hạn hẹp nhưng những ngôi chùa trên quần đảo Trường Sa cũng có đủ tam quan, sân chùa, gác chuông. Chùa thường có bố cục chữ Đinh (丁), với nhà chính điện nối thẳng góc nhà tiền đường. Mái chùa nghiêng, lợp ngói và vút cong ở đầu đao, không lẫn với bất kỳ ngôi chùa nào của các nước châu Á khác.

Những năm qua, Đảng, Nhà nước và Giáo hội Phật giáo Việt Nam luôn chú trọng chăm lo đời sống văn hóa tinh thần cho cán bộ, chiến sĩ, nhân dân Trường Sa. Việc xây dựng, trùng tu những ngôi chùa nơi đây đã đáp ứng nguyện vọng của quân dân trên đảo.

Nhờ sự đóng góp của phật tử, nhân dân và các tổ chức đoàn thể trên cả nước, quần đảo Trường Sa hiện có 9 ngôi chùa to đẹp. Mặt chính của tất cả các chùa đều hướng về Thủ đô Hà Nội.

Chùa Trường Sa lớn

Những bức tượng bằng đá trong chùa có thể trường tồn cùng thời gian nhưng những vật liệu gỗ, ngói làm nên hình bóng ngôi chùa lại khó chống chọi với thiên nhiên khắc nghiệt ngoài biển đảo. Vậy nên, dù gặp nhiều khó khăn nhưng những ngôi chùa ngoài đảo xa vẫn luôn nhận được quan tâm, tu bổ, chống mối mọt, hư hại.

Gian nhà tổ ở chùa Trường Sa lớn

Những ngôi chùa này không chỉ là địa điểm sinh hoạt tôn giáo - tín ngưỡng truyền thống của cư dân trên quần đảo Trường Sa, mà còn thể hiện sinh động đời sống văn hóa, tinh thần của người Việt nơi biển đảo. Cốt lõi là tinh thần yêu nước và ý thức trách nhiệm, quyết tâm bảo vệ, giữ vững chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.

Cảnh quan kiến trúc thuần Việt, các công trình hài hòa với cây xanh trong chùa Trường Sa lớn

Tất cả hệ thống tên chùa, hoành phi, các bức đại tự, đôi câu đối đều sử dụng chữ tiếng Việt. 

Ngôi chùa trên đảo Đá Tây A

Chùa trên đảo Đá Tây A nằm sát cổng, cạnh cầu tàu dẫn vào đảo

Chùa Đá Tây A được xây dựng theo phong cách truyền thống Việt Nam. Tên chùa, hoành phi, các bức đại tự, câu đối đều sử dụng chữ tiếng Việt.

Cổng tam quan chùa Đá Tây A

Kiến trúc chùa được xây dựng theo phong cách truyền thống Việt với số gian lẻ (thường là 1 gian, 2 chái hoặc 3 gian, 2 chái), hệ mái cong, có đầu đao, sử dụng nhiều loại gỗ quý, chịu được độ mặn của nước biển… 

Các đoàn công tác đến đảo Đá Tây A đều dành thời gian vào chùa thắp hương

Ngoài thờ Phật, trong khuôn viên các chùa ở quần đảo Trường Sa đều có ban thờ anh hùng liệt sĩ - những người đã hi sinh anh dũng để bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc. 

Dù quỹ đất hạn hẹp nhưng chùa nào cũng đủ tam quan, sân chùa, gác chuông, nhà chính điện nối thẳng góc với nhà tiền đường, mái nghiêng, lợp ngói và vút cong ở đầu đao.

Bát hương và đồ thờ tại các chùa trên quần đảo Trường Sa đều được in Quốc huy Việt Nam. Các đoàn công tác mỗi dịp ghé thăm chùa đều làm lễ và thỉnh chuông.

Cổng tam quan chùa Sinh Tồn Đông hiên ngang với cặp câu đối ý tứ hào sảng tinh thần chủ quyền Việt: “Đức sánh càn khôn sáng tỏ trời Nam riêng một cõi/Uy trùm vũ trụ rạng ngời đất Việt khắp muôn dân” và “Biển đảo cùng nhau thề dốc lòng giữ vẹn nền đất Tổ/Giang sơn như có hẹn nắm tay quyết trọn tấm lòng son”.

Tài liệu học tập, sinh hoạt trên bàn làm việc của Đại đức Thích Chúc Thành

Đại đức Thích Chúc Thành là trụ trì chùa Sinh Tồn Đông. Dù tuổi đời mới ngoài 30 nhưng vị trụ trì đã nhiều năm làm công việc Phật sự trên đảo, tự xác định tâm thế một chiến sĩ trên biển đảo quê hương và giữ tâm nguyện được tiếp tục gắn bó với nơi này. 

Đại đức Thích Chúc Thành nói: “Chùa không chỉ là nơi thờ Phật mà còn là ngọn đèn sáng giữa biển khơi, là điểm tựa tinh thần cho những người lính và ngư dân trên đảo tiền tiêu. Chúng tôi gìn giữ không chỉ niềm tin mà còn là tình yêu với biển cả, với quê hương, đất nước. Dưới mái chùa này, dù cách xa đất liền nhưng lòng người vẫn luôn ấm áp, bình yên. Và chúng tôi nguyện tiếp thêm sức mạnh cho cán bộ, chiến sĩ và nhân dân trên đảo”.

Nguồn: vietnamnet.vn

 

 

Tags:

Bài viết khác

Nhà thờ Cái Bè – Di sản kiến trúc độc đáo và tráng lệ của miền Tây Nam Bộ

Miền Tây Nam Bộ nổi tiếng với những dòng sông hiền hòa, cảnh vật yên bình và nền văn hóa đặc sắc. Trong bức tranh sông nước đó, những công trình kiến trúc cổ kính như nhà thờ Cái Bè không chỉ là điểm nhấn về mặt thẩm mỹ mà còn mang trong mình giá trị lịch sử, văn hóa sâu sắc.

Chùa Mèo và sự tích ‘miêu thần' cứu thủ lĩnh nghĩa quân Lam Sơn

Chùa Mèo ở huyện Lang Chánh (tỉnh Thanh Hóa) có lịch sử lâu đời với sự tích “miêu thần cứu chúa” đầy ý nghĩa.

Dinh Cô Long Hải (Bà Rịa Vũng Tàu) – Dấu ấn kiến trúc và tín ngưỡng dân gian vùng biển

Nằm nép mình dưới chân núi Thùy Vân, hướng mặt ra biển khơi, Dinh Cô không chỉ là một địa điểm tâm linh linh thiêng của ngư dân Long Hải (Bà Rịa – Vũng Tàu) mà còn là công trình kiến trúc tiêu biểu mang đậm bản sắc văn hóa tín ngưỡng dân gian Nam Bộ.

Linh Sơn Cổ Tự – Trầm mặc lịch sử và tinh thần Phật giáo giữa lòng Vũng Tàu

Linh Sơn Cổ Tự, tọa lạc tại số 104 Hoàng Hoa Thám, phường 2, thành phố Vũng Tàu, không chỉ là ngôi chùa cổ nhất của vùng đất này mà còn là biểu tượng văn hóa – tâm linh mang đậm dấu ấn lịch sử lâu đời. Với gần một thế kỷ hình thành và phát triển, Linh Sơn Cổ Tự ghi dấu ấn sâu sắc trong lòng người dân và du khách bởi sự kết tinh tinh thần Phật pháp cùng kiến trúc truyền thống độc đáo.

Hành trình tâm linh qua ba ngôi chùa cổ trăm tuổi tại Cần Thơ

Cần Thơ không chỉ nổi tiếng với cảnh sắc sông nước hữu tình mà còn lưu giữ những giá trị văn hóa, lịch sử sâu sắc qua các ngôi chùa cổ.

Truyền thuyết ly kỳ ở ngôi chùa cổ có mái xanh nổi bật TP.Hồ Chí Minh

Không chỉ là một trong những ngôi chùa cổ nhất TP.Hồ Chí Minh, chùa Huê Nghiêm còn lưu truyền truyền thuyết ly kỳ về người phụ nữ giàu có, sau khi chết tái sinh thành công chúa.

Ngôi chùa hơn 300 tuổi ở Bình Định

Thập Tháp Di Đà là ngôi chùa cổ nhất thuộc phái Lâm Tế, được trùng tu bốn lần nhưng vẫn giữ được tổng thể hài hòa, tôn nghiêm và cổ kính.

Khu di tích Nhà Bạch Công Tử – TP Mỹ Tho – Tiền Giang

Nhà Bạch công tử Lê Công Phước được xây dựng vào năm 1925 – 1926 với tổng diện tích 322 m2 trên một khu đất rộng hơn 4.000 m2, tọa lạc tại làng Mỹ Chánh, quận Kiến Hưng, tỉnh Định Tường nay là số 62, đường Đinh Bộ Lĩnh, phường 3, TP. Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang.
Top